Tăng hàng cho TTCKViệt Nam.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển quy mô thị trường hàng hóa trên TTCK. (Trang 27 - 32)

1.1. Đẩy nhanh công tác CPH các doanh nghiệp.

Tích cực tham gia vào tiến trình CPH các DNNN thông qua các hoạt động đấu giá CPH, bán bớt phần sở hữu vốn nhà nước tại DN, đưa các DN có quy mô lớn vào niêm yết và đăng ký giao dịch.

Khi gắn kết cổ phần hoá các DNNN qui mô lớn với phát triển TTCK trong bối cảnh tự do hoá cần chủ động kiện toàn thể chế giám sát, kiểm toán nội bộ các định chế tài chính, các doanh nghiệp cổ phần hoá nhằm loại bỏ nguy cơ thao túng, lũng đoạn thị trường tài chính và nền kinh tế

Việc lên niêm yết của các CtyCP không thuộc quyền của Ủy ban CK Nhà nước mà thuộc quyền của Hội đồng quản trị. Không thể dùng các biện pháp hành chính ép doanh nghiệp lên sàn được vì đó là quyền của đại hội đồng cổ đông. Người ta chưa muốn thì chưa tham gia.

Ban hành các cơ chế, chính sách tài chính về sắp xếp đổi mới DNNN (DNNN) đã được ban hành nhằm nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý doanh nghiệp, tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi để đẩy nhanh quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN, gắn CPH với việc phát triển TTCK. Trong quá trình này, việc Chính phủ ban hành cơ chế định giá DNNN thông qua tổ chức tư vấn định giá độc lập thay vì thông qua cơ chế Hội đồng định giá là một trong những bước đột phá quan trọng. Có thể đánh giá đây là một quy trình mang tính chuyên nghiệp, phù hợp với yêu cầu của thị trường và là động thái tích cực góp phần đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả công tác CPH DNNN.

1.2. Tăng cường sự tham gia của Việt kiều.

CPH các DNNN (nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa) hiện rất phù hợp với các doanh nghiệp Việt kiều. Bởi vì các doanh nghiệp Việt kiều luôn quan tâm tới các doanh nghiệp cùng ngành nghề kinh doanh của mình để đầu tư. Đối với các doang nhiệp nhỏ và vừa vốn đầu tư ít, phù hợp, khi đó có thể đầu tư để nắm quyền điều hành công ty sau này. Việc mua lại các công ty cùng ngành nghề giúp các doanh nghiệp Việt kiều phát huy được lợi thế sau cổ phần hoá. Các lợi thế đó là có thị trường tiêu thụ sẵn có tại nước sở tại, thương hiệu đang kinh doanh, kinh nghiệm tổ chức quản lý, phát triển thương hiệu, tiếp thị, tận dụng nguyên liệu, vật tư, kỹ thuật từ cả hai phía, cũng như sử dụng lao động từ họ hàng, địa phương tại Việt Nam. Mặt khác khi tham gia quá trình CPH, các doanh nhân Việt kiều cũng có lợi thế xây dựng liên kết với công ty trong nước như đại lý, đại diện của công ty ở nước ngoài.

Đối với quá trình tham gia mua CP của các công ty mới niêm yết hay trên sàn giao dịch, Chính phủ nên có chính sách và biện pháp cụ thể để Việt kiều có thể hiểu biết về TTCK Việt Nam và tìm kiếm các cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Do vậy việc tổ chức hệ thống pháp luật nhằm công khai, minh bạch thông tin, cải tiến kỹ thuật giao dịch, tổ chức cung cấp thông tin kịp thời và xây dựng hệ thống dịch vụ giao dịch sẽ là điều kiện ban đầu để Việt kiều hiểu biết và tham gia vào TTCK Việt Nam.

Trong thời gian tới để góp phần cho quá trình cổ phần hoá, xây dựng và phát triển TTCK VN có thể thu hút 2 nhóm nhà đầu tư Việt kiều bao gồm:

Nhóm I: Người đầu tư là các cá nhân, mua bán CP và TP trên TTTGDCK. Đối với nhóm này phải có những biện pháp tuyên truyền, cố vấn, cung cấp thông tin đầy đủ và thường xuyên. Sau khi thu hút được người đầu tư, cần khuyến khích họ trở thành nhà đầu tư lâu dài, không những chỉ là người tham gia TTCK trong thời gian tư nhân hóa. Hiện nay có rất ít Việt kiều tham gia TTCK VN với tư cách nhà đầu tư cá nhân Tuy họ phần lớn là những người có kiến thức và sự hiểu biết cao, xong vì thiếu những tổ chức đại lý của TTCK VN tại nơi sinh sống, họ thường đầu tư qua những người họ hàng, bạn bè tại VN. Phương thức đầu tư như vậy không có thể phổ biến trong cộng đồng Việt kiều.

Để thu hút các nhà đầu tư này, các công ty CK nên hợp tác trực tiếp với những doanh nghiệp Việt kiều tại các nước để lập ra những đại diện và đại lý. Các đại lý

sẽ có trách nhiệm cung cấp thông tin và quảng cáo thông qua các chiến dịch quảng bá, trang web, những tờ báo Việt kiều v.v. Họ sẽ là trung gian của các công ty CK trong việc lập tài khoản đầu tư và hỗ trợ khách hàng trong việc giao dịch CK. Bên cạnh việc cải tiến kỹ thuật giao dịch, các công ty CK cần tập trung xây dựng hệ thống giao dịch nhanh chóng qua internet và hệ thống trao đổi thông tin giữa các đại lý tại Việt Nam và đại lý ở nước ngoài. Hơn nữa các đại lý thường có kiến thức về thị trường nơi sinh sống, xong họ cần sự hỗ trợ của các công ty CK trong sự đào tạo và tăng hiểu biết về TTCK Việt Nam.

Nhóm II: các nhà đầu tư là các doanh nghiệp, cá nhân có khả năng tham gia quá trình CPH. Họ có thể đấu thầu trên sàn để mua những công ty nhỏ của nhà nước. Những nhà đầu tư này sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho kinh tế Việt Nam. Họ sẽ đầu tư vào các công ty tại Việt Nam đang hoạt động trong những ngành mà họ đã thành công tại các nước sở tại. Vì vậy họ sẽ đem kiến thức, vốn và sự hiểu biết đã tích luỹ được ở nước ngoài của mình về hoạt động tại Việt Nam. Để thu hút những nhà đầu tư này cần phải thiết lập hệ thống thông tin về các CtyCP hoá, điều kiện và cơ hội kinh doanh của Việt Nam cũng như những thành công của các doanh nhân Việt kiều tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt kiều có uy tín hay có tiềm năng tài chính cũng có thể lập ra những quỹ đầu tư CK có vốn của Việt kiều và của các tổ chức đầu tư nước ngoài. Khi đó Việt kiều sẽ có nhiều ưu thế cho cả hai phía Việt Nam và các tổ chức tài chính nước ngoài.

Trong việc khuyến khích và thu hút những nhà đầu tư lớn, cần phải có sự hợp tác chặt chẽ với các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài và các tổ chức doanh nghiệp Việt kiều nhằm cung cấp đầy đủ thông tin, cũng như cố vấn về những thủ tục và điều kiện pháp luật. Các cơ quan chức năng Việt Nam có thể sử dụng những phương thức tuyên truyền như VTV4 và hợp tác với các tổ chức doanh nghiệp Việt kiều xây dựng hệ thống tuyên truyền riêng (các tờ báo chung, các trang web vv.

Thêm một yếu tố khuyến khích Việt kiều đầu tư tại Việt Nam là sự hỗ trợ của Chính phủ dựa trên những quy định và điều kiện thuế dành riêng cho các nhà đầu tư, tổ chức và cá nhân Việt kiều. Từ kinh nghiệm của các nước, khi có những chính sách phù hợp sẽ góp phần tích cực để Việt kiều lập ra những tổ chức đầu tư từ các doanh nghiệp Việt kiều hay hợp tác với các đối tác nước ngoài tham gia TTCK VN. Nhờ vậy, họ không những trở thành các nhà đầu tư, mà còn đứng ra làm môi giới trong việc tìm kiếm các đối tác có khả năng tham gia công cuộc CPH và xây dựng TTCK VN.

Mặt khác để TTCK VN có sự tham gia đông đảo của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân Việt kiều, cần có các hội thảo, hội nghị, các cuộc tiếp xúc của các cơ quan chức năng Việt Nam với các nhà đầu tư, các trí thức Việt kiều trong lĩnh vực này. Các cuộc hội thảo, trao đổi giúp hai bên có thể hiểu biết hơn và tìm được các biện pháp cụ thể phát triển TTCK VN, góp phần xây dựng Tổ quốc Việt Nam.

- TP công trình: có thể thực hiện quy động vốn trong dân chúng chứ không trông chờ vào ngân sách Nhà nước.

Đối với các dự án, các công trình trọng điểm của Nhà nước cần triển khai phương án phát hành TP vào TTCK. Đối với các dự án thuộc thẩm quyền của các bộ và các địa phương, cho phép chủ đầu tư trực tiếp phát hành trên TTCK.

- TP đầu tư: Cần cho phép các Quỹ đầu tư và Quỹ hỗ trợ phát triển phát hành TP trên TTCK để huy động vốn trung và dài hạn.

- TP doanh nghiệp: Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp phát hành TP trên TTCK để huy động vốn trung và dài hạn, nhằm giảm nhẹ gánh nặng ngân sách quốc gia.

- TP Chính phủ: cần bãi bỏ lãi suất chỉ đạo trong đấu thầu, mà nên thực hiện theo lãi suất thị trường, có như vậy, TP Chính phủ mới thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

- Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền nên ủng hộ việc ra đời các quỹ mới và mở rộng quy mô vốn của các quỹ hiện hữu vì hiện nay nguồn vốn nhàn rỗi trong nước còn rất lớn. Việc ra đời các quỹ mới sẽ tạo ra các công cụ hữu hiệu giúp khai thông nguồn vốn nhàn rỗi này.

Về phương thức phát hành TP kho bạc nhà nước sẽ thay đổi: không bán lẻ ra thị trường như trước. Đối với tín phiếu kho bạc ngắn hạn sẽ phát hành qua thị trường mở, thông qua đó điều hành chính sách lãi suất của Nhà nước. Đối với TP dài hạn của Kho bạc Nhà nước phải đảm bảo trở thành mục tiêu chuẩn lãi suất trên thị trường vốn theo thông lệ quốc tế. Các loại TP này được đăng kí giao dịch và niêm yết trên TTCK và phát hành thông qua các tổ chức trung gian tài chính để tăng tính thanh khoản.

Liên quan đến hàng hóa là CP: Thông tư 126 hướng dẫn Nghị định 187/CP sẽ được sửa đổi so với thực tế. Việc xác định giá trị doanh nghiệp sẽ được cho phép áp dụng nhiều hình thức, linh hoạt đối với các loại hình doanh nghiệp, để đảm bảo việc xác định giá trị doanh nghiệp sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin chính xác về giá trị CP của các doanh nghiệp một cách minh bạch rõ ràng, đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư và đem lại lợi thế tốt nhất cho các doanh nghiệp CP hóa.

Thực hiện các giải pháp tăng cung hàng hoá có uy tín, chất lượng cao, lựa chọn một số doanh nghiệp lớn, ngân hàng thương mại cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên TTCK. Ban hành cơ chế thích hợp để phần lớn TP Chính phủ và TP doanh nghiệp, TP công trình được niêm yết để phát hành trên TTCK.

1.4. Phát triển mạnh thị trường giao dịch CP:

1.4.1. Khuyến khích những CtyCP đủ điều kiện niêm yết:

Sau khi cổ phần hoá và sau khi tham gia niêm yết giá, các doanh nghiệp đều được hưởng một số chính sách ưu đãi. Tuy nhiên, thời gian ưu đãi không được cộng dồn hoặc được tính lũy kế nếu thực hiện cả hai. Do đó, sau khi cổ phần hoá, các doanh nghiệp không muốn tham gia ngay mà họ chần chừ để lần lượt hưởng các chính sách

ưu đãi của Nhà nước. Chính vì vậy, Nhà nước cần điều chỉnh lại chính sách khuyến khích các DNNN cổ phần hoá và niêm yết.

Trong Nghị định 48/NĐ-CP ngày 11/07/1998 có quy định điều kiện phát hành CP, TP lần đầu ra công chúng cũng được xem như điều kiện để niêm yết trên TTCK. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng, TP, CP lần đầu phát hành ra công chúng với những tiêu chuẩn thấp hơn tiêu chuẩn được niêm yết trên TTGDCK. Vì nếu không giao dịch qua sàn giao dịch của các CK đủ tiêu chuẩn niêm yết, thì những CK đó cũng có thể được mua bán thông qua mạng của thị trường OTC (khi thị trường OTC ra đời). Do đó, chúng ta cần phân biệt rạch ròi hai điều kiện này để tạo thuận lợi cho quá trình tham gia vào thị trường CK của các công ty, đặc biệt là khi thị trường OTC ra đời.

Có những chính sách ưu đãi về mặt tài chính như giảm lệ phí niêm yết, lệ phí kiểm toán, giảm chi phí phát hành, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp..

1.4.2. Thành lập thị trường giao dịch phi tập trung (OTC):

Đối với các loại CP của các CtyCP chưa đủ tiêu chuẩn niêm yết sẽ được giao dịch trên một thị trường riêng. Như ở các nước khác, thị trường này có tên là thị trường OTC. Ở Thành phố Hồ Chí Minh có thể tiến hành cho phép giao dịch các loại CK này tại TTGDCK trong những ngày nhất định, nhằm đa dạng hoá các loại CP trên TTCK thành phố.

1.5. Đưa các loại hàng hóa khác nhà nhà đất, viễn thông, ngân hàng lên giao dịch trên TTCK tập trung. Ở đây tập trung vào phân tích về thị trường nhà dất. dịch trên TTCK tập trung. Ở đây tập trung vào phân tích về thị trường nhà dất.

Có thể nói thị trường bất động sản Tp.HCM trong 5 năm gần đây là một trong những kênh thu hút vốn đầu tư mạnh của các thành phần kinh tế trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, vốn luôn là một bài toán khó cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư bất động sản.

Hiện nay, các doanh nghiệp tham gia vào thị trường nguồn vốn huy động của phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực địa ốc vẫn chủ yếu là huy động trước từ các nhà đầu tư và vay ngân hàng. Song trở ngại cho việc huy động nguồn vốn này chủ yếu là do sản phẩm bất động sản thường có giá trị lớn; trong khi đó, vốn nhàn rỗi trong dân cư, theo nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy vẫn chưa khai thác, thường nhỏ lẻ.

Toàn bộ bất động sản tham gia sẽ được chia nhỏ thành những chứng chỉ có giá trị như nhau. Điều này cũng có nghĩa là, thay vì chỉ xoay vòng việc mua bán nhà, đất đơn thuần với các thủ tục phức tạp như hiện nay, một doanh nghiệp có nguồn thu trong tương lai có thể chuyển giao quyền sở hữu nguồn thu này cho các nhà đầu tư để đổi lấy một khoản tiền mặt ngay tại thời điểm thông qua việc phát hành CK mà không cần thông qua các định chế tài chính trung gian.

Các chủ thể tham gia kinh doanh chứng chỉ bất động sản này bao gồm: đơn vị phát hành (chủ đầu tư dự án), đơn vị phân phối, ngân hàng giám sát và các nhà đầu tư. Tại thời điểm phát hành CK sẽ được phát hành rộng rãi cho mọi đối tượng quan tâm không giới hạn số lượng hay khối lượng tham gia. Trong quá trình thực hiện dự án, CK bất động sản sẽ được tự do chuyển nhượng.

sản.

Việc chia nhỏ sản phẩm bất động sản cũng là một ưu điểm của chứng chỉ đầu tư bất động sản, sẽ tăng tính thanh khoản cho bất động sản và mở rộng cho các nhà đầu tư ít vốn mặc dù không có khả năng sở hữu hoàn toàn một bất động sản, vẫn có thể tham gia đầu tư vào thị trường này, thị trường mà từ trước tới nay chỉ dành riêng cho những nhà đầu tư nhiều vốn.

Ngoài ra, việc tách nhu cầu đầu tư và nhu cầu sở hữu bất động sản cũng sẽ thu hút được sự tham gia của kiều bào, các cá nhân và các tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư vào thị trường bấtđộng sản. Như vậy, chứng chỉ bất động sản là sự gắn kết ở mức cao giữa thị trường tài chính và thị trường bất động sản.

Hơn thế nữa, nếu các chứng chỉ bất động sản có tính thanh khoản cao sẽ được niêm yết trên TTCK, khi đó sẽ làm tăng thêm sản phẩm cho thị trường và giúp hoạt động của thị trường sôi động hơn.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển quy mô thị trường hàng hóa trên TTCK. (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w