Phân tích tình hình kinh doanh tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 2011 (Trang 27 - 36)

I. Tình hình hoạt động tín dụng:

1. Phân tích về quy mô và sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng:

ĐVT: Triệu đồng.

Năm Dư nợ cho vay khách hàng ( triệu đồng ) Tốc độ tăng trưởng

2006 67,742,519 10.97% 2007 97,531,894 43.97% 2008 112,792,965 15.65% 2009 141,621,126 25.56% 2010 176,813,906 24.85% 2011 209,417,633 18.44%

Bảng: Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng từ năm 2006 đến 2011.

Đồ thị: Quy mô tăng trưởng tín dụng từ năm 2006 đến năm 2011

Đồ thị: Tốc độ tăng trưởng tín dụng từ năm 2006 đến năm 2011.

Ta thấy nếu xét về giá trị tuyệt đối cho vay khách hàng của Vietcombank có xu hướng tăng trưởng qua các năm (tăng từ mức 67,742,519 triệu đồng vào năm 2006 lên mức 209,417,633 triệu đồng vào năm 2011) một sự gia tăng đáng kể trong quy mô cho vay khách hàng.Tuy nhiên xét về giá trị tương đối thì cho vay khách hàng tăng trưởng không đều qua các năm, trong đó đặc biệt phải kể đến là sự tăng trưởng vượt bậc của khoản mục này vào năm 2007 với tốc độ tăng trưởng 43.97% là mức cao nhất trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2011).

Năm 2006 trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng diễn biến khá thuận lợi, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã gặt hái những kết quả rất khả quan trong năm 2006. Trong năm qua, Ngân hàng Ngoại thương tiếp tục thực hiện mục tiêu chiến lược là nâng cao chất lượng hoạt động, chuẩn bị tiền đề vững chắc cho việc Cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương trong năm 2007. Ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp quản trị thanh khoản, quản trị lãi suất, quản trị rủi ro và cải thiện chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong kinh doanh vốn và tăng trưởng tín dụng.

Tăng trưởng tín dụng có chọn lọc và các biện pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng được đặc biệt chú trọng để củng cố và nâng cao chất lượng danh mục cho vay của Ngân hàng. Đến 31/12/2006, tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng đạt 67,742,519 triệu đồng, tăng 11% so với cuối năm 2005.

Năm 2007 tốc độ tăng trưởng tín dụng có sự gia tăng vượt bậc là do kinh tế Viêt Nam trong năm 2007 đạt tốc độ tăng trưởng 8.44% cao nhất trong 10 năm qua.Hoạt động xuất nhập khẩu cũng tăng mạnh với giá trị xuất khẩu đạt 48.4 tỷ USD, tăng 20.5%, giá trị nhập khẩu đạt 60.8 tỷ USD tăng 33.1% so với năm 2006.Sức hút của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng.Những nhân tố trên đã tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngân hàng năm 2007 cùng với sự thuận lợi của thị trường, định hướng hoạt động tín dụng của Vietcombank là “Tăng cường công tác khách hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng và hướng tới chuẩn mực quốc tế” đã góp phần làm tăng trưởng tín dụng năm 2007 của Vietcombank tăng. Tổng dư nợ tín dụng của Vietcombank tại cuối năm 2007 đạt đến 97,531,894 triệu đồng, tăng 43.97% so với năm 2006.

Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tín dụng của Vietcombank năm 2008 có mức thấp nhất trong các năm từ giai đoạn 2006 đến năm 2011. Điều này là do trong năm 2008, để đối phó với tình hình lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà Nước đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán. Dư nợ cho vay khách hàng ở mức 112,792,965 triệu đồng tăng 15.65% so với năm 2007. Hoạt động tín dụng của Vietcombank trong năm 2008 chịu nhiều tác động bất lợi của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế.Trong 9 tháng đầu năm 2008, Vietcombank đã xác định và kiên quyết thực thi chủ trương kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng để góp phần kiềm chế lạm phát,đồng thời ưu tiên phân bổ vốn cho các lĩnh vực trọng điểm và hỗ trợ vốn tối đa, cùng chia sẽ khó khăn với khách hàng, cụ thể:

Bám sát tình hình thị trường và chỉ đạo của Chính Phủ để khống chế tăng trưởng tín dụng.Trên thực tế Vietcombank đã 2 lần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ 29.25 xuống 27.0% và xuống còn 15.0%

Trong phạm vi kiềm chế tín dụng,Vietcombank cũng đã thực hiện chính sách ưu tiên đáp ứng vốn cho sản xuất, lưu thông, xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu (nhất là các loại hàng mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được) như lương thực, xăng dầu, xi măng, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh, giấy...

Thu hẹp cho vay các lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro cao hoặc chưa thực sự thiết yếu như chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng; đồng thời tích cực thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn và nợ xấu để tạo nguồn phục vụ các lĩnh vực, khách hàng thuộc mục tiêu phát triển. Riêng trong tháng 12, thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ và NHNN, dư nợ tăng thêm tới 7,123tỷ đồng với những nguyên do: (i)nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp tăng mạnh trong tháng cuối năm; (ii) một số dự án được giải ngânvới số tiền lớn.

Năm 2009 tình hình cho vay khách hàng đã có dấu hiệu khả quan Năm 2009 đánh dấu một bước phát triển đột phá trong hoạt động của ngân hàng Vietcombank, hơn 1 năm kể từ khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế cổ phần Vietcombank đạt mức lợi nhuận kỷ lục kể tử khi thành lập đến nay.Năm 2009, Vietcombank luôn bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và tình hình thị trường để điều chỉnh hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đảm bảo an toàn hiệu quả.Trong giai đoạn nửa đầu năm 2009, thực hiện chủ trương kích cầu, mở rộng tín dụng có hiệu quả góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, Vietcombank đã xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tối thiểu 22%.Sau khi NHNN có chỉ đạo về khống chế tăng trưởng tín dụng, đưa ra mức trần là 25%, Vietcombank đã kịp thời điều chỉnh các chỉ tiêu phù hợp cho từng giai đoạn. Kết thúc năm 2009, tổng dư nợ cho vay của Vietcombank đạt 141,621,126 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 25,56%.

Năm 2010 kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá cao 6.78% nhưng đổi lại, chỉ số giá tiêu dùng đã vượt quá 2 con số (11.75%). Lạm phát, lãi suất, tỷ giá … có nhiều diễn biến phức tạp. Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng cao (29.81%). Dư nợ tín dụng của Vietcombank cũng đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận tính đến 31/12/2010 dư nợ tín dụng đạt 176,813,906 triệu đồng, tăng 24,85% so với cuối năm 2009 hoàn thành kế hoạch HĐQT đề ra (năm nay cũng thực hiện cho vay bảo lãnh của VDB: toàn hệ thống Vietcombank đã cho vay có bảo lãnh của VDB đối với 39 doanh nghiệp trên 15 địa bàn).

Năm 2011, kinh tế thế giới đối mặt với lạm phát tăng cao, khủng hoảng nợ công ở châu Âu diễn biến phức tạp, thị trường tài chính biến động với giá vàng tăng, thị trường chứng khoán suy giảm… Kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn nhất là những tháng đầu năm, lạm phát tăng cao, thâm hụt cán cân thương mại… Tuy nhiên,với việc triển khai đồng bộ các giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011của Chính phủ, nhờ vậy, từ giữa năm kinh tế vĩ mô đã có chuyển biến tích cực, lạm phát dần được kiểm soát, cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện… Trong bối cảnh chung ấy, ngành Ngân hàng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách như: Nợ xấu tăng cao, thanh khoản căng thẳng ở một số ngân hàng, lãi suất, tỷ giá và giá vàng biến động phức tạp. Trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời có các giải pháp quyết liệt nhằm ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Với vai trò là một Ngân Hàng TMCP lớn, bên cạnh việc tuân thủ thực hiện chính sách kiểm soát tăng trưởng tín dụng của NHNN, Vietcombank luôn linh hoạt theo sát tình hình thị trường để điều chỉnh hoạt động tín dụng cho phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh cùa ngân hàng. Vietcombank đã xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng ở mức phù hợp, giao và kiểm soát trần dư nợ cho từng chi nhánh, giảm chi tiêu tăng trưởng dư nợ đối với chi nhánh có nợ xấu cao, đặc biệt kiểm soát tăng trưởng dư nợ ngoại tệ an toàn theo quy định của NHNN và đảm bảo an toàn thanh khoản cho ngân hàng.Tính đến 31/12/2011 dư nợ đạt 209,418 tỷ đồng, tăng 18.4%, kiểm soát được tốc độ tăng trưởng dưới 20%.

2. Phân tích về dư nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản:

ĐVT: Triệu đồng.

Năm Dư nợ cho vay khách hàng Tổng tài sản Tỷ lệ dư nợ TD/ TTS

2006 67,742,519 167,127,832 40.53% 2007 97,531,894 197,363,405 49.42% 2008 112,792,965 222,089,520 50.79% 2009 141,621,126 255,495,883 55.43% 2010 176,813,906 307,621,338 57.50% 2011 209,147,633 366,722,279 57.11%

Bảng: Dư nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản.

Vietcombank có tỷ lệ cho vay khá an toàn và ổn định trong những năm qua.Tỷ lệ dư nợ tín dụng/ tổng tài sản đạt mức từ 40% đến 57%, nên tổng tài sản vẩn đảm bảo cao cho các khoản vay.Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản năm 2006 đạt mức thấp nhất 40.53% và các năm còn lại tỷ lệ này duy trì ở mức bình quân nhau là mưc thấp hơn mức trung bình nghành khá nhiều (Một sô ngân hàng có tỷ lệ vay trên tổng tài sản lên đến gần 100%).

3. Phân tích về dư nợ cho vay khách hàng trên tổng vốn huy động:

ĐVT: Triệu đồng.

Năm Dư nợ cho vay khách hàng Tổng vốn huy động Tỷ lệ dư nợTD/ TVHD

2006 67,742,519 120,695,120 56.13% 2007 97,531,894 144,810,151 67.42% 2008 112,792,965 159,989,034 70.50% 2009 141,621,126 169,457,620 83.57% 2010 176,813,906 208,319,934 84.88% 2011 209,147,633 241,700,070 86.53%

Bảng: Dư nợ cho vay khách hàng trên tổng vốn huy động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ta thấy tỷ lệ này thấp nhất vào năm 2006 và cao nhất vào năm 2011, tỷ lệ này tăng lên qua các năm cho thấy hoạt động cho vay khách hàng có hiệu quả (sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được) . Mặc dù tăng nhưng tỷ lệ này vẫn khá an toàn do luôn duy trì cơ cấu cho vay hợp lý.

4. Phân tích cơ cấu theo đối tượng khách hàng và loại hình pháp nhân:

ĐVT: Triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

DN Nhà Nước 26,346,515 47,123,489 52,919,287 56,228,609 61,249,054 55,775,069 Cty TNHH 14,402,055 14,132,512 15,780,959 21,992,871 32,851,968 38,452,780 DN có vốn đầu tư

nước ngoài 2,235,136 2,715,917 9,640,296 11,495,821 9,744,238 12,892,737 HTX & Cty tư nhân 9,380,333 11,675,679 3,673,869 6,190,863 6,510,681 4,411,825 Cá nhân 5,785,046 9,246,674 10,859,365 13,676,950 18,709,093 20,782,890 Khác 9,593,434 12,637,623 19,919,189 32,036,012 47,748,872 77,012,332

Tổng 67,742,519 97,531,894 112,792,965 141,621,126 176,813,906 209,327,633

Tỷ trọng của từng nhóm:

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

DN Nhà Nước 39% 48% 47% 40% 35% 27% Cty TNHH 21% 14% 14% 16% 19% 18% DN có vốn đầu tư nước ngoài 3% 3% 9% 8% 6% 6% Hợp tác xã & Cty tư nhân 14% 12% 3% 4% 4% 2% Cá nhân 9% 9% 10% 10% 11% 10% Khác 14% 13% 18% 23% 27% 37%

Từ một ngân hàng chuyên doanh đầu tiên tại Việt Nam chuyên phục vụ cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh tế đối ngoại, Vietcombank đã phát triển thành một ngân hàng đa năng cung cấp nhiều loại dịch vụ đa dạng cho các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong mọi lĩnh vực, ngành nghề phù hợp với chiến lược phát triển của nhà nước, của ngành ngân hàng và của Vietcombank.

Vốn tín dụng của Vietcombank luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhiều ngành trong nền kinh tế, góp phần nhất định trong việc phát triển của nhiều vùng, địa phương trên cả nước. Vietcombank cũng được biết đến là ngân hàng tài trợ vốn hàng đầu cho các dự án lớn của đất nước thuộc các ngành quan trọng như dầu khí, điện lực, sắt thép, xăng dầu, thủy điện và nông nghiệp v.v…Tỷ trọng cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ phần cao trong tổng dư nợ của Vietcombank từ 2006 đến 2011.

Với doanh nghiệp quy mô vửa và nhỏ, từ năm 2001 Vietcombank đã định hướng tới nhóm doanh nghiệp SME, với khách hàng bán lẻ, tuy còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn, song bán lẻ đã được Vietcombank chú trọng, định hướng mở rộng thị phần từ năm 2006 và thực tế tổng dư nơ cho vay đối tượng này đã cho sư tăng trưởng.

Dư nợ cá nhân chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ của Vietcombank chỉ dao động từ 9% đến 11%.

5. Phân tích cơ cấu theo thời gian đáo hạn:

ĐVT: Triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Ngắn hạn 37,887,368 51,678,370 59,343,948 73,706,171 94,715,390 123,311,798 Trung và dài hạn 29,855,151 45,853,524 53,449,017 67,914,955 82,098,516 86,105,835

Tổng 67,742,519 97,531,894 112,792,965 141,621,126 176,813,906 209,417,633

Bảng: Cơ cấu cho vay khách hàng theo thời gian-Quy mô tăng trưởng theo từng nhóm nợ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Ngắn hạn 9.3% 36.4% 14.8% 24.2% 28.5% 30.2%

Bảng: Tốc độ tăng trưởng theo từng nhóm nợ

Nhìn vào bảng số liệu trên thì ta thấy tình hình dư nợ ngắn hạn và trung hạn của vietcombank tăng trưởng không đều qua các năm, năm 2007 có sự tăng trưởng vượt bậc trong dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn của Vietcombank, dư nợ ngắn hạn tăng 36.4%, dư nợ trung và dài hạn tăng 53.6%. Do tỷ trọng sử dụng vốn cho tín dụng tăng từ 39% vào cuối năm 2006 lên đến 49% tại 31/12/2007.

Năm 2008 tốc độ tăng trưởng tín dụng của Vietcombank khá thấp năm 2008 dư nợ ngắn hạn chỉ tăng 14.8%, dư nợ trung dài hạn chỉ tăng 16.6% điều này là do Năm 2008, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN về kiểm soát tín dụng để góp phần kiềm chế lạm phát Vietcombank đã có sự điều chỉnh về chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện thị trường đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.

Năm 2010 dư nợ ngắn hạn có sự bức phá mạnh mẽ tăng 28.5% so với cuối năm 2009, trong khi dư nợ tín dụng trung dài hạn chỉ tăng 20.9%.Vì vậy Vietcombank đã kiễm soát được tốc độ tăng trường tín dụng trung dài hạn theo đúng hướng nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định về tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn.

Năm 2011, dư nơ ngắn hạn có sự bứt phá mạnh mẽ, tăng 30.2% so với cuối năm 2010 trong khi dư nợ trung dài hạn chỉ tăng 4.9%.Do hoạt động tín dụng trong năm chủ yếu là dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn và cho vay hỗ trợ xuất khẩu và Vietcombank đã thực hiện được mục tiêu đáp ứng đúng tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn.

II. Chất lượng tín dụng: 1. Đánh giá tỷ lệ nợ xấu:

ĐVT: Triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ đủ tiêu chuẩn 62,688,007 92,309,211 104,529,600 130,088,700 155,563,351 174,350,730 Nợ cần chú ý 5,475,925 1,991,561 3,061,320 8,033,742 16,103,003 30,808,944 Nợ dưới tiêu chuẩn 546,512 901,417 921,191 440,649 1,164,353 1,257,457 Nợ nghi ngờ 437,093 669,911 813,087 394,977 390,534 653,072 Nợ có khả năng mất vốn 877,095 1,640,301 3,467,767 2,663,058 3,592,665 2,347,430 Tổng nợ 70,024,632 97,512,401 112,792,965 141,621,126 176,813,906 209,417,633 Nợ xấu 1,860,700 3,211,629 5,202,045 3,498,684 5,147,552 4,257,959 Tỷ lệ nợ xấu 2.66% 3.87% 4.61% 2.47% 2.83% 2.03% Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn 1.25% 1.68% 3.07% 1.88% 2.03% 1.12%

Bảng: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ.

Với chiến lược tăng trưởng tín dụng thận trọng, chất lượng tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương tiếp tục được cải thiện tỷ lệ nợ xấu năm 2006 giảm xuống còn 2,66%.Trong năm 2007 tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 3,87% tổng dư nợ.So với

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 2011 (Trang 27 - 36)