Khả năng đáp ứngnhu cầu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng Thương mại (Trang 34 - 40)

IV. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của Ngân hàng

4. Khả năng đáp ứngnhu cầu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Ngân hàng là trung gian tài chính. Vốn của Ngân hàng trong đó vốn huy động là đầu vào chiếm tỷ trọng cao nhất và có vai trò quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng không thể được coi là có hiệu quả trong công tác huy động vốn nếu nguồn vốn huy động được lại thiếu hoặc thừa so với nhu cầu hoạt động của Ngân hàng. Mặt khác tình trạng không cân đối vốn trong hoạt động của bản thân Ngân hàng cũng như giữa các chi nhánh trong hệ thống, giữa các Ngân hàng lại thường xuyên xảy ra. Do vậy, công tác huy động vốn của Ngân hàng sẽ có hiệu quả nếu Ngân hàng

có khả năng linh hoạt trong việc điều chuyển vốn giải quyết tình trạng thừa thiếu vốn tạm thời này, hay có khả năng đưa ra các quyết định, sự lựa chọn đúng đắn có lợi nhất, đảm bảo sự chủ động trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

KẾT LUẬN

Hoạt động của hệ thống Ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng có ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Nghiệp vụ huy động vốn đóng vai trò then chốt, trong hệ thống nghiệp vụ của Ngân hàng. Ngân hàng thương mại cần sử dụng tốt các hình thức huy động vốn trong đó bao gồm công cụ huy động vốn, ở hình thức này cần sử dụng công cụ là huy động tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm, huy động qua phát hành công cụ nở của Ngân hàng trên thị trường tài chính. Tiếp theo là chính sách khuyếch trương Marketing và cần phải xác định được chi phí huy động (vấn đề quan trọng ở đây là cấu trúc kỳ hạn của lãi suất).

Ngân hàng thương mại cũng xét tới các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của mình. Trong đó, nổi lên các nhân tố chính là ở môi trường kinh doanh. Ở đây xét tới các môi trường pháp lý, chính trị, kinh tế văn hóa và một nhân tố quan trọng đó là chính bản thân Ngân hàng. Nếu như môi trường kinh doanh có ảnh hưởng lớn đối với công tác huy động vốn thì yếu tố quyết định chính vẫn là các nhân tố thuộc về bản thân Ngân hàng. Bởi môi trường kinh doanh chỉ tác động. Gây ra khó khăn, hay tạo điều kiện thuận lợi còn việc vốn có được huy động hay không phải phụ thuộc vào chủ trương đường lối chính sách, kế hoạch của Ngân hàng.

Cuối cùng hiệu quả của công tác huy động vốn ở Ngân hàng thương mại được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cụ thể. Tính ổn định của nguồn vốn, chi phí huy động vốn, các hình thức huy động vốn, và khả năng đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Tính ổn định của nguồn vốn ở đây bao gồm ổn định về khối lượng, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu, nguồn vốn.

Chi phí huy động vốn dù chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại. chi phí huy động vốn bao gồm chi phí trả lãi (lãi suất) và các chi phí có liên quan khác.

Hình thức huy động vốn là những cách thức Ngân hàng sử dụng để thu hút nguồn vốn. Hình thức huy động càng đa dạng thì vốn chảy vào Ngân hàng càng nhiều.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Frederic S.mishkim (2001) Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính - NXB Khoa học và kỹ thuật

- TS. Phạm Thị Thu Hà - TS. Nguyễn Thị Thu Thảo 2002, Ngân hàng thương mại quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê - Hà Nội.

- TS. Nguyễn Hữu Tài (chủ biên) 2002, Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ - NXB Thống kê - Hà Nội.

- Pháp lệnh Ngân hàng, HTX Tín dụng và Công ty tài chính năm 1990 - Luật các tổ chức tín dụng (Luật số 02/1997/QH10)

- Một số lý luận rút ra từ nhiều bài báo trong các tạp chí Ngân hàng và Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thời báo kinh tế Việt Nam.

MỤC LỤC

PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU...1

PHẦN II: NỘI DUNG ...2

Chương 1: NHTM và hoạt động của NHTM trong nền KTTT ...2

I. Khái quát về Ngân hàng thương mại...2

1. Thế nào là Ngân hàng thương mại...2

2. Sơ lược vè lịch sử hình thành...3

3. Vai trò, vị thế và tầm quan trọng của NHTM trong nền kinh tế ....4

4. Các loại hình Ngân hàng thương mại...6

II. Các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại...8

1. Nghiệp vụ huy động vốn ...8

2. Nghiệp vụ sử dụng vốn...9

3. Nghiệp vụ khác...10

Chương 2: Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại..12

I. Khái niệm về vốn của Ngân hàng thương mại...12

II. Phân loại nguồn vốn của Ngân hàng thương mại...12

1. Vốn tự có (vốn chủ sở hữu)...12

2. Vốn huy động...12

3. Vốn khác ...16

III. Các hình thức huy động vốn chủ yếu của NHTM trong nền kinh tế thị trường ...16

1. Căn cứ vào công cụ huy động...16

2. Chính sách khuyếch trương Marketing ...21

3. Chi phí huy động ...22

IV. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại...23

1. Môi trường kinh doanh ...23

V. Một vài chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác huy động vốn ở

Ngân hàng thương mại...29

1. Tính ổn định của nguồn vốn...29

2. Chi phí huy động vốn...30

3. Các hình thức huy động vốn...31

4. Khả năng đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 32 KẾT LUẬN...33

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng Thương mại (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w