Tình hình xã hội

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN (1997 2012) (Trang 26 - 31)

6. Bố cục của Luận văn

1.2.2. Tình hình xã hội

Tính đến năm 2010, dân số trung bình của tỉnh Thái Nguyên là 1.131.278 người. So với cả nước, dân số Thái Nguyên đứng thứ 33, đứng thứ 3 sau tỉnh Bắc Giang và Phú Thọ trong vùng trung du, miền núi phía Bắc. Sau 13 năm (1997 – 2010), dân số Thái Nguyên tăng thêm 97.157 người. Mật độ

dân cư trung bình 320 người/km2 (cao hơn mức trung bình cả nước là 260

người/km2), phân bố không đều, vùng cao và vùng núi rất thưa thớt, trong khi

đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại quá đông đúc. Mật độ dân số thấp nhất

là huyện Võ Nhai: 77 người/km2, cao nhất là thành phố Thái Nguyên: 1.501

người/km2

.

Trên địa bàn hiện có 46 thành phần dân tộc sinh sống (trên tổng số 54 thành phần dân tộc tại Việt Nam) trong đó có 8 dân tộc có số dân từ 1.000 người trở lên là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa và Dao. Các dân tộc cùng sống xen kẽ trên lãnh thổ với nền văn hóa chung về tính chất nhưng đa dạng về hình thái.

Về ngôn ngữ, các dân tộc ở Thái Nguyên thuộc nhóm ngôn ngữ sau: người Kinh nhóm ngôn ngữ Việt – Mường; người Tày, Nùng, Cao Lan nhóm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngôn ngữ Tày – Thái; người Mông, Dao nhóm ngôn ngữ Mông - Dao; người Hoa, Sán Dìu nhóm ngôn ngữ Hán.

Bảng 1.1. Thành phần dân tộc và tỉ lệ so với tổng dân số tỉnh Thái Nguyên Dân tộc Dân số (ngƣời) Tỉ lệ so với tổng dân số tỉnh (%) Dân số đô thị (ngƣời) Tỉ lệ so với dân số dân tộc (%) Dân số nông thôn (ngƣời) Tỉ lệ so với dân số dân tộc (%) Kinh 821.083 73,1 249.305 30,4 571.778 69,6 Tày 123.197 11 21.319 17,3 101.878 82,7 Nùng 63.816 5,7 7.716 12,1 56.100 87,9 Sán Dìu 44.134 3,9 3.941 8,9 40.193 91,1 Sán Chay 32.483 2,9 1.101 3,4 31.382 96,6 Dao 25.360 2,3 1.186 4,7 24.174 95,3 Mông 7.230 0,6 237 0,03 6.993 99,97 Hoa 2.064 0,18 712 34,5 1.352 65,5

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2009),"Địa chí Thái Nguyên", nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội;tr20.

Trong cơ cấu thành phần dân tộc, người Kinh chiếm tỉ lệ cao nhất (73,1%), cư trú trên khắp các huyện thị của tỉnh, nhưng chủ yếu sinh sống tại các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên.

Thái Nguyên có kết cấu dân số trẻ, nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 779.261 người, chiếm 69,4% tổng dân số. Nhóm tuổi dưới 15 có 249.001 người, chiếm 22,2% tổng dân số, nhóm người trên 60 tuổi có 94.854 người, chiếm 8,4% tổng dân số. Số lao động được tạo việc làm trong năm 2010 là 16.150 người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 1.2. Tỉ lệ dân số phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn (%)

Năm Tổng

số Nam Nữ Thành thị Nông thôn

1997 100 49,60 50,40 20,70 79,30

2000 100 49,82 50,18 22,16 77,84

2005 100 50,02 49,98 24,02 75,98

2010 100 49,41 50,59 25,95 74,05

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2010 (2011), Thái Nguyên,tr 20.

Từ năm 1997 đến năm 2010, tỉ lệ dân số nam và nữ của tỉnh không biến động nhiều, dân số nữ thường cao hơn dân số nam. Năm 2010, dân số nam là 558.914 người (chiếm 49,41%); dân số nữ là 572.364 người (chiếm 50,59%). Dân số thành thị của tỉnh Thái Nguyên tại thời điểm tổng điều tra 2010 là 293.557 người, chiếm 25,95% dân số (năm 2000, dân số thành thị là 233.918 người, chiếm 22,16% dân số). Thái Nguyên là tỉnh có tỉ lệ dân số thành thị cao thứ 22 so với cả nước và đứng đầu trong số các tỉnh trung du, miền núi

phía Bắc.

Từ năm 1997 đến năm 2010, mặc dù đã đạt được một số những thành quả to lớn về kinh tế- xã hội, nhưng đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa, người nghèo, đối tượng chính sách đã được quan tâm, nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn. Tỉ lệ hộ đói, nghèo của tỉnh qua các năm vẫn còn tương đối cao. Cụ thể như sau: Năm 2001, tỉ lệ hộ

2001 - 2006 - ệ

-

i, tỉ 23,74%; 20,69%; 17,74%.

Tỉ

3,05% so vớ 2,95%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

09/2011/QĐ-TTg, ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 lại tăng lên 20,57%. Vì vậy, việc xóa đói, giảm nghèo đã trở thành một yêu cầu cấp bách, đòi hỏi phải có sự tham gia của các cấp, các ngành; trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên đóng vai trò quan trọng.

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2010 (2011), Thái Nguyên,tr 277.

2001 - 2010 (%)

Thái Nguyên là nơi tụ hội các nền văn hoá dân tộc, đầu mối của các hoạt động văn hoá, giáo dục của vùng núi phía Bắc rộng lớn. Với 6 trường đại học, trên 20 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, Thái Nguyên xứng đáng là trung tâm văn hóa, nghiên cứu khoa học và giáo dục - đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc.

Tỷ lệ hộ nghèo 14.91 12.35 9.97 7.23 4.68 23.74 20.69 17.74 13.99 10.8 0 5 10 15 20 25 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tỷ lệ hộ nghèo 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 21 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tiểu kết

Là một tỉnh miền núi - trung du, Thái Nguyên có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử - văn hóa, Thái Nguyên có điều kiện phát triển kinh tế công, nông, lâm nghiệp và dịch vụ.

Từ sau ngày tái lập tỉnh (1997), các ngành kinh tế trên địa bàn Thái Nguyên có chuyển biến theo hướng công nghiệp hóa. Tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên và giảm dần tỉ trọng nông nghiệp trong GDP. Sự phát triển các ngành kinh tế đòi hỏi phải tăng cường đầu tư vốn để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.

Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh từng bước được nâng lên. Bộ mặt xã hội tỉnh Thái Nguyên có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, nhiều vùng nông thôn, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Tỉ lệ hộ nghèo còn cao. Vấn đề xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trở thành yêu cầu cấp bách đòi hỏi phải có sự tham gia của các cấp, các ngành, trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên có vai trò rất quan trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƢƠNG 2

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN (1997 2012) (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)