Đánh giá chung về hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty Thuốc lá Thăng Long

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty thuốc là Thăng Long.docx (Trang 27 - 31)

II. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ TRONG NƯỚC VÀ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

3. Đánh giá chung về hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty Thuốc lá Thăng Long

Công ty Thuốc lá Thăng Long

* Những thành tựu đạt được.

Công ty đã luôn chú trọng đầu tư theo chiều sâu, nên đã xây dựng được một hệ thống trang thiết bị hiện đại có thể sản xuất những mặt hàng chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu.

Công tác nghiên cứu thị trường và xu thế biến động của thị trường quốc tế cũng được công ty ngày càng coi trọng nên đã giúp công ty có thể đáp ứng tốt ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường xuất khẩu.

Nhìn chung, tuy mới quay lại thị trường xuất khẩu từ năm 2001 nhưng công ty thuốc lá Thăng Long đã đạt được thành tựu khá rực rỡ. Sản lượng xuất khẩu tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, năm 2006 chiếm tỷ trọng là 39% tổng sản lượng tiêu thụ.

* Hạn chế

Hoạt động chào hàng quảng cáo, xúc tiến bán hàng còn yếu, đặc biệt là khâu quảng cáo tìm kiếm bạn hàng. Công ty chưa tận dụng hết sự cho phép của Nhà nước về hoạt động quảng bá thương hiệu. Cụ thể là 5 lần được quảng cáo trong năm chưa được chuẩn bị cẩn thận. Các thông tin về công ty và sản phẩm của công ty chưa đưa được nhiều đến người tiêu dùng. Các hình thức khuyến mại tặng quà diễn ra còn buồn tẻ (khuyến mại thì chậm thay đổi cơ cấu, những vật dụng sử dụng làm quà tặng thì quá quen thuộc và không đặc

Báo cáo thực tập

sắc). Hoạt động hỗ trợ quảng cáo cho khách hàng mua buôn ở nước ngoài chưa có.

Mặc dù, công ty đã tích cực cải tiến sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm nhưng so với thị trường quốc tế thì còn đơn giản và kém phong phú. Các loại sản phẩm chất lượng cao dùng để xuất khẩu thì chủ yếu là do liên doanh với nước ngoài. Máy móc để sản xuất những sản phẩm này cũng chủ yếu phải nhập từ nước ngoài. Nguyên liệu để sản xuất thuốc lá cao cấp tuy đã được nội địa hoá nhưng tỷ lệ nguyên liệu nhập ngoại vẫn cao. Chính vì vậy, giá thành đội lên cao.

Giá nhiên liệu, nguyên liệu, giá dầu mở tăng, tỷ giá ngoại tệ tăng, chi phí đầu vào tăng lên giá bán cũng tăng lên và ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm.

Công ty chưa có chiến lược mở rộng, phát triển thị trường xuất khẩu rõ ràng. Nên ngân sách cho hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu không đủ. Hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài chưa được quan tâm đúng lúc. Cán bộ nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng, học hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Các nguồn thông tin chưa được khai thác hết và việc đón bắt thông tin còn chậm chạp. Nhu cầu của khách hàng chưa được phản ánh một cách trung thực, nên công ty chưa đáp ứng được nhu cầu thay đổi của khách hàng.

Việc đầu tư khoa học của công ty: tuy phương hướng lựa chọn của công ty là đầu tư theo chiều sâu, không mở rộng quy mô nhưng việc đầu tư còn gây nhiều lãng phí. Đó là việc mẫu mã mới được đưa ra ồ ạt khi chưa có sự kiểm tra, tính toán cẩn thận, dẫn đến chuyện khi chuyển đổi ngừng sản xuất sản phẩm đó để sản xuất sản phẩm khác sẽ phải thay đổi linh kiện gây tốn kém, lãng phí.

Những sản phẩm dùng để xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thuốc lá bao loại 10 điếu nên giá trị công nghiệp không cao.

* Nguyên nhân

Khó khăn và thách thức của Công ty Thuốc lá Thăng Long là những tất yếu của quá trình toàn cầu hoá, của sự cạnh tranh gay gắt trên trường quốc tế mà không thể một sớm, một chiều khắc phục được. Do vậy, cần tính toán để "chung sống với khó khăn và thách thứcô và tìm cách vượt qua, tiếp tục đưa công ty phát triển trong thời kỳ đổi mới.

Báo cáo thực tập

Nguyên nhân thứ hai là: do thuốc lá là mặt hàng tiêu thụ đặc biệt và do Nhà nước đã có những quy định nghiêm ngặt nên các hoạt động marketing luôn phải dè chừng. Hoạt động quảng cáo gần như bị cấm. Các quốc gia khác trên thế giới cũng có rất nhiều hành động làm thuốc lá của ta khó khăn trong việc xuất khẩu.

Nguyên nhân thứ ba: thị trường nước ngoài khó đoán biết, ở nhiều quốc gia lại khá "đỏng đảnh" trong việc quy định về hàm lượng các chất trong thuốc là và nghiêm ngặt trong các quy định khác (như việc chứng nhận về không sử dụng lao động là trẻ em...) nên việc xuất khẩu càng thêm khó khăn.

Nguyên nhân thứ tư: công tác nghiên cứu thị trường thì luôn là công tác phức tạp, khó khăn. Công ty lại chưa đủ kinh phí và con người giỏi trong lĩnh vực này. Hơn nữa, hoạt động xuất khẩu mới được quay lại từ năm 2001 nên còn non nớt, chưa có những cơ sở hậu thuẫn đủ mạnh ở nước ngoài. Môi trường marketing khác biệt hẳn với môi trường marketing trong nước bởi sự khác biệt về phát triển kinh tế, quan điểm chính trị, đặc điểm văn hoá xã hội của quốc gia mà công ty xuất khẩu hàng hoá vào đó.

Nguyên nhân thứ năm: máy móc, trang thiết bị của công ty đã quá cũ kỹ, mặc dù công ty đã nỗ lực cải tiến song vẫn chưa theo kịp trình độ khoa học của người nước ngoài. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của công ty chưa được đầu tư đủ nên trong nhiều năm chưa đưa ra được những sản phẩm mang tính đột phá để khẳng định được thương hiệu của mình.

Nguyên nhân thứ sáu: Các hoạt động liên quan đến nước ngoài đều phải được sự đồng ý của Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam, của Bộ Công nghiệp, của Thủ tướng Chính phủ. Nên các giao dịch đôi khi chậm trễ, gây lãng phí, khó khăn và là rào cản tâm lý cho cả hai bên.

Nguyên nhân thứ bảy: diễn biến phức tạp của thế giới như thiên tai, lũ lụt, chiến tranh, dịch bệnh... trong những năm gần đây làm cho các hoạt động giao thương với nước ngoài thêm khó khăn.

Báo cáo thực tập

KẾT LUẬN

Mặc dù nền kinh tế đất nước đang chuyển mình một cách mạnh mẽ trong sự vận hành của cơ chế thị trường thì Công ty thuốc lá Thăng Long vẫn phải chịu sự bao cấp hoàn toàn về vốn kinh doanh của nhà nước, chịu sự điều tiết của một số chính sách đặc thù của nhà nước đối với ngành sản xuất thuốc lá và các chỉ tiêu kế hoạch tối thiểu do nhà nước đề ra. Chính vì điều này, việc tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Công tác sản xuất, việc nghiên cứu thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm dài hạn... gặp rất nhiều trở ngại.

Nhưng Công ty Thuốc lá Thăng Long đã ngày càng đầu tư để phát triển và mở rộng công tác tiêu thụ. Và trên con đường phát triển nhà máy đã không ngừng tìm tòi nghiên cứu để làm sao đạt được kết quả cao nhất. Do đó một số biện pháp đưa ra trong đồ án hy vọng sẽ phần nào giúp nhà máy giải quyết được những tồn tại, đẩy mạnh những ưu thế sẵn có để đứng vững và phát triển không ngừng trong nền kinh tế thị trường đầy khắc nghiệt.

Quá trình thực tập tại Công ty đã tạo điều kiện cho em một mặt củng cố và áp dụng những kiến thức đã học trong nhà trường, mặt khác đạt được một số kết quả trong việc nghiên cứu điều kiện, phương pháp áp dụng lý luận vào thực tiễn.

Em xin chân thành cám ơn các Thầy Đỗ Quốc Bình đã hưỡng dẫn cặn kẽ, chỉ bảo tận tình, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập, đồng thời giúp em hiểu biết thấu đáo hơn về những kiến thức trong quá trình học trong nhà trường và quá trình vận dụng vào thực tiễn của cuộc sống.

Báo cáo thực tập

Đề tài dự kiến viết luận văn:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty thuốc là Thăng Long.docx (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w