Miêu tả

Một phần của tài liệu rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong dạy học các hoạt động quân sự chiến lược của quân dân miền nam giai đoạn 1954 - 1975, sgk lớp 12 - thpt (cơ bản) (Trang 39 - 44)

Miêu tả là công việc rất quan trọng trong một giờ giảng, miêu tả nhằm giúp HS hình dung được những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, điều kiện tự nhiên,… làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt HS. Trong DHLS miêu tả nhằm giúp HS có được những hình ảnh rõ ràng để tạo biểu tượng lịch sử, tạo cơ sở cho việc nêu lên bản chất của sự kiện lịch sử.Tuy nhiên, trong một bài học lịch sử không phải đơn vị kiến thức nào cũng cần sử dụng đến miêu tả, do đó GV cần lựa chọn những sự kiện lịch sử tiêu biểu, có hình ảnh mà khi miêu tả những sự kiện lịch sử này HS có được những biểu tượng lịch sử rõ ràng nhất góp phần vào việc hình thành khái niệm và rút bài học lịch sử. Trong miêu tả, HS không chỉ cần tri giác nội dung mà còn phải hiểu chức năng từng phần riêng rẽ của đối tượng miêu tả, mối quan hệ giữa các đối tượng ấy, từ đó đánh giá được đối tượng miêu tả. Vì vậy, khi miêu tả GV phải sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với lời nói rõ ràng, mạch lạc,

đồng thời thể hiện thái độ, tình cảm của mình đối với sự vật miêu tả. Khi miêu tả những sự vật phức tạp, ngữ điệu của GV thường chậm hơn lúc tường thuật. Khi kết luận, GV nên nói chậm, nhấn mạnh, hơi xuống giọng những từ cuối để khắc sâu vào trí nhớ HS.

- Khi dạy về phần nguyên nhân dẫn đến phong trào “Đồng Khởi” (1959 - 1960), GV cho HS quan sát “bức ảnh máy chém” (phụ lục 2) và miêu tả tỉ mỉ toàn bộ:

“Máy chémlà một dụng cụ mà chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm đã sử dụng để hành hình những người cộng sản, những người dân miền Nam Việt Nam vô tội trong năm 1959. Chiếc máy chém gồm một bệ với hai thanh cứng dựng song song, giữa hai thanh cứng là một tấm hình vuông ở giữa là một lỗ hình tròn, tấm hình vuông này có thể tách ra theo chiều ngang. Ngoài ra còn có một lưỡi dao sắc có thể nâng lên hạ xuống. Khi hành hình, người ta sẽ tách tấm hình vuông nằm giữa hai thanh cứng, để người bị hành hình nằm trên bệ và để đầu họ vào cái lỗ hình tròn khoét giữa tấm hình vuông sao cho chiếc lỗ hình tròn vừa với cổ của người bị hành hình. Tiếp đó lưỡi dao sắc hạ xuống và đầu của người bị hành hình lìa khỏi cổ”.

Qua bài miêu tả trên, HS sẽ hình dung được cấu tạo của chiếc máy chém cũng như cách mà người ta hành hình bằng máy chém. Từ đó các em thấy được sự tàn bạo của chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm và hiểu được đây chính là nguyên nhân làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ngày càng gay gắt dẫn đến sự bùng nổ của phong trào “Đồng Khởi”.

- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 do ta chủ động mở sau khi nhận định: Sau thắng lợi ở Vạn Tường và hai mùa khô (1965 - 1966) và (1966 - 1967), so sánh lực lượng trên chiến trường đã thay đổi có lợi cho ta, mặt khác năm 1968 là năm Mĩ tiến hành bầu cử Tổng thống nhưng trong nước lại đang có mâu thuẫn nội bộ.

Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu chủ trương, mục tiêu và diễn biến của cuộc Tổng tiến công đợt 1, GV cho HS quan sát bức ảnh “phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ” và bức ảnh “Tướng Ngụy Nguyễn Ngọc Loan bắn cộng sản trên đường phố” (phụ lục 2) và miêu tả. Ở đây, GV sử dụng loại miêu tả khái quát có phân

đường phố Sài Gòn”:

Trong sự kiện Tết Mậu Thân, tướng Nguyễn Ngọc Loan đã cầm súng bắn thẳng vào đầu một tù binh đặc công quân giải phóng với hai tay bị trói. Người tù binh đó là tên là Nguyễn Văn Lém (biệt danh là Bảy Lốp). Theo ghi chép của tác giả Đôn Obơcđoiphơ thì “lúc Nguyễn Ngọc Loan đi về phía khu vực chùa Ấn Quang thì một Thủy quân lục chiến Việt Nam bắt một người tình nghi là Việt cộng và trói lại. Người này chỉ mặc một cái áo carô và một cái quần soóc. Tay anh ta bị trói quặt ra đằng sau lưng và bị đánh đập. Người bị bắt tiến xuống đường, tiến về phía Loan thì viên tướng này rút súng ngắn ra, vẫy tay xua lính và những người đứng gần tản ra. Người bị bắt đứng cách khoảng từ 3 đến 4 bước, mắt nhìn xuống. Viên tướng đưa cánh tay phải ra và ngón trỏ ấn vào cò. Một tiếng súng nổ, người bị bắt chân bị trói nên quỵ xuống đường và sau đó ngã sõng xoài, máu từ đầu vọt ra, Loan đút súng vào bao và bỏ đi”[ 11 ; tr. 192].

Qua miêu tả, GV giúp HS hình dung được đây là một cảnh tượng rất ghê rợn. Bức ảnh này đã gây xôn xao dư luận thế giới, làm cho phong trào phản chiến của nhân dân tiến bộ trên thế giới và nhân dân Mĩ phát triển mạnh mẽ. Bức ảnh đã khiến cho các tầng lớp xã hội Mĩ thấy được sự trái ngược giữa thực tế xảy ra trên chiến trường Việt Nam với những “thắng lợi” mà chính quyền GiônXơn đã tuyên truyền. Qua bức ảnh này, nhân dân Mĩ nhận ra rằng “chính phủ và cá nhân Tổng thống Giôn Xơn đã và đang cố tình lừa dối họ. Vì lẽ đó giờ đây sự thay đổi thái độ đối với chiến tranh Việt Nam của đông đảo các tầng lớp xã hội Mĩ đã bước vào giai đoạn quyết định và quá trình đó là không thể đảo ngược” [11; tr. 216].

+ Miêu tả bức ảnh “Nhân dân Mĩ biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam đòi quân Mĩ rút về nước”: “Bức hình ghi lại một cuộc biểu tình của nhân dân Mĩ trước Lầu Năm Góc, phản đối chiến tranh ở Việt Nam, đòi Mĩ phải rút quân về nước. Cuộc biểu tình thu hút hàng vạn người tham gia, gồm các tầng lớp trong xã hội, cả đàn ông, đàn bà, người già, thanh niên,… Họ mang theo biểu ngữ, khẩu hiệu, nổi bật là tấm áp phích vẽ hình Tổng thống Giôn Xơn với dòng chữ “war criminal” ( có nghĩa là kẻ sát nhân)” [ 24; tr. 169].

chiến tranh mà Mĩ đang tiến hành ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh phi nghĩa bị nhân dân tiến bộ thế giới và cả nhân dân Mĩ phản đối quyết liệt. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam trong việc làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ và tay sai.

- Khi dạy về cuộc tiến công chiến lược năm 1972, trước hết GV giới thiệu cho HS biết: Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 diễn ra trong bối cảnh sau khi quân dân ta giành thắng lợi trong ba năm liên tiếp 1969, 1970 và 1971 trên tất cả các mặt trận chính trị, quân sự và chống “bình định”, phá “Ấp chiến lược”; Đồng thời, năm 1972 cũng là năm nước Mĩ tiến hành bầu cử Tổng thống, Ních Xơn tiếp tục cuộc chạy đua vào Nhà Trắng một lần nữa nên ta đã lợi dụng để tiến công. Đoán được ý đồ của ta, Mĩ - Ngụy đã cho xây dựng ba tuyến phòng thủ mạnh ở Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

Sau đó GV miêu tả khái quát có phân tích ba phòng tuyến phòng ngự của địch : +, Phòng tuyến ở Quảng Trị: Trị Thiên là địa bàn chiến lược quan trọng - nơi đã từng diễn ra các cuộc đọ sức quyết liệt giữa ta và địch nên địch bố trí ở đây những đơn vị rất thiện chiến. Ở Quảng Trị, địch bố trí sư đoàn 3 Bộ binh, 2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ , 2 thiết đoàn. Ở Thừa Thiên Huế có sư đoàn 1 bộ binh, thiết đoàn 17 và sở chỉ huy tiền phương quân đoàn 1. Lực lượng pháo binh ở Quảng Trị và Thừa Thiên có tới 17 tiểu đoàn, 120 khẩu pháo từ 105mm đến 175mm. Ngoài ra còn có 4 tiểu đoàn, 94 đại đội, 304 trung đội địa phương quân. Đến đầu năm 1971, địch đã xây dựng căn cứ vững chắc ở các điểm cao từ Động Toàn, Đầu Mầu, Bái Sơn theo Đường 9 đến Dốc Miếu, nam Sông Bến Hải hình thành tuyến phòng thủ cứng ở Bắc Quảng Trị với chiều sâu khoảng 150km (đến Đèo Hải Vân). [8; tr 420]

+, Phòng tuyến ở Bắc Tây Nguyên: Bắc Tây Nguyên có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, để đối phó với ta trong Xuân - Hè 1972, địch đã tăng cường lực lượng phòng giữ thị xã Kon Tum, lập phòng tuyến phòng thủ mới ở Tây sông Pô Cô (tây bắc thị xã Kon Tum). Đến cuối tháng 2/ 1972, địch đã bố trí lực lượng thành 3 cụm phòng ngự chủ yếu: Cụm Đắc Tô - Tân Cảnh có sở chỉ huy của sư đoàn 22 bộ binh và các Trung đoàn 42, 47, một Tiểu đoàn của Trung đoàn 41, Trung đoàn 14

đoàn dù (thiếu), 2 Liên đoàn biệt động quân số 2 và các đơn vị binh khí kĩ thuật. Cụm thị xã Plâyku, có Sư đoàn 23 Bộ binh. [8; tr. 430]

+, Tại Đông Nam Bộ: Đầu năm 1972, phán đoán ta sẽ tăng cường hoạt động quân sự trên dọc tuyến biên giới, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã cho xây dựng tuyến phòng thủ từ xa, lấy Đường 22 là hướng phòng ngự chủ yếu. Ở đây, chúng bố trí 10 Trung đoàn bộ binh, 4 thiết đoàn xe tăng thiết giáp… Trên Đường số 13, địch bố trí hai Trung đoàn bộ binh 7 và 9 thuộc sư đoàn 5; 3 Tiểu đoàn biệt động quân biên phòng và thiết đoàn 1 xe tăng thiết giáp. Trên hướng Quốc lộ 1 và 15, địch bố trí Trung đoàn 48 thuộc Sư đoàn 18 để bảo vệ Long Khánh - Bà Rịa. Ở Sài Gòn - Biên Hòa, địch bố trí lữ đoàn 1 dù làm lực lượng dự bị thay cho Sư đoàn thủy quân lục chiến và Sư đoàn dù đang bị giam chân ở Trị Thiên và Tây Nguyên”. [8; tr.441]

- Tương tự như vậy, khi dạy về Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, GV miêu tả phòng tuyến bảo vệ Sài Gòn ( Phan rang - Xuân Lộc - Tây Ninh). Ở đây, GV cũng sử dụng loại bài miêu tả khái quát có phân tích.

“Phan Rang là thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận cách sài Gòn 351 km về phía bắc. Là địa bàn giáp ranh của ba vùng chiến lược Trung Bộ, Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Nơi đây có hai hải cảng lớn là Tân Thành và Ninh Chữ, có sân bay Thành Sơn với lực lượng một sư đoàn không quân. Trong các cụm phòng ngự bảo vệ Sài Gòn của địch thì Phan Rang là cụm phòng ngự trực tiếp và trước nhất phải đối đầu với các binh đoàn chủ lực của ta. Do đó, trong con mắt của Mĩ - ngụy thì Phan Rang là lá chắn để ngăn cản từ xa các cuộc tấn công quy mô lớn của ta vào các cơ quan chỉ huy đầu não của địch trên địa bàn Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn. Lực lượng của địch ở Phan Rang được bố trí như sau “ liên đoàn 31 biệt động quân chiếm giữ Du Long (cách Phan Rang 20km về phía Bắc). Đây là khu vực phòng ngự chủ yếu có nhiệm vụ tác chiến mở rộng tuyến phòng ngự, đồng thời bảo vệ cho Trung tâm điều nghiên của sân bay Thành Sơn thực hiện các phi vụ đánh phá hậu phương và ngăn chặn các mũi tiến quân của ta…Xung quanh phi trường Thành Sơn có Trung đoàn 5 bảo vệ,…”.

Xuân Lộc là thị xã của tỉnh Long Khánh, nơi án ngữ của hai trục đường chiến lược quan trọng: Quốc lộ số 1 và Đường 20 nối Nam Tây Nguyên với Sài Gòn được coi là khu vực phòng ngự then chốt trên tuyến phòng ngự Sài Gòn, do đó chúng bố trí ở đây một lực lượng khá mạnh trong đó có sư đoàn 18 gồm 9 Tiểu đoàn, 1 Trung

đoàn Thiết giáp, 2 Tiểu đoàn pháo, 9 Tiểu đoàn bảo an, 1 Tiểu đoàn biệt động quân, 3 Đại đội biệt lập, 4 Trung đội pháo và các lực lượng kìm kẹp khác tương đương 2 Sư đoàn bộ binh, 100 xe tăng, xe Thiết giáp, 42 khẩu pháo [ 8; tr.540]. Bên cạnh đó chúng còn bố trí một số tiểu đoàn bảo an, cảnh sát phòng ngự trong công sự. Đây là vị trí quan trọng đối với quân địch, chúng cho rằng mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn.

Vì vậy, sau khi thất thủ ở Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Nguyễn Văn Thiệu đã cho lập phòng tuyến phòng thủ từ xa từ Phan Rang trở vào, giữ chặt Tây Ninh, lấy Tây Ninh làm hướng phòng thủ chính ngăn chặn quân ta thọc sâu vào Sài Gòn”.

Qua miêu tả, HS sẽ hình dung được đây là tuyến phòng thủ rất mạnh thể hiện quyết tâm bảo vệ Sài Gòn của chính quyền Ngụy. Từ đó các em sẽ có suy nghĩ “quân dân ta sẽ chiến đấu như thế nào để chọc thủng được phòng tuyến đó?”. Qua đó, các em có hứng thú, chú ý theo dõi bài giảng để giải đáp thắc mắc.

Một phần của tài liệu rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong dạy học các hoạt động quân sự chiến lược của quân dân miền nam giai đoạn 1954 - 1975, sgk lớp 12 - thpt (cơ bản) (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w