Phân tích Cross tabulation hai biến

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHÂN TỐ,PHÂN TÍCH KẾT HỢP VÀ PHÂN BIỆT (Trang 31 - 32)

IV. CROSS TABULATION 1 Ðịnh nghĩa

2. Phân tích Cross tabulation hai biến

Bảng phân tích Cross- tabulation 2 biến còn được gọi là bảng tiếp liên (Contigency table), mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai biến. Chẳng hạn như xem xét mức độ gần gũi hay không gần gũi của khách hàng đối với cửa hàng của công ty dựa vào độ tuổi. Tuổi của khách được phân loại làm 3 trường hợp: nhỏ hơn 15 tuổi, từ 15 đến 30 tuổi và trên 30 tuổi. Ðiều tra ngẫu nhiên 266 khách hàng được sắp xếp như trong bảng sau:

Bảng 7.10: số lượng khách hàng theo tuổi và mức độ gần gũi với cửa hàng

Kết qủa xử lý bằng phần mềm SPSS như sau:

Bảng 7.11: Phần trăm mức độ gần gũi của khách hàng đối với cửa hàng theo cột

Bảng 7.12. Phần trăm mức độ gần gũi của khách hàng đối với cửa hàng theo hàng

Việc phân tích các biến theo cột hay theo hàng là tùy thuộc vào việc biến đó được xem xét như là biến độc lập hay biến phụ thuộc. Thông thường khi xử lý biến xếp theo cột (tuổi) là biến độ lập và biến xếp theo hàng là biến phụ thuộc (mức độ gần gũi của khách hàng đối với cửa hàng). Trong trường hợp này bảng 7.11 cho kết luận rằng: có 53.6% khách hàng trên 30 tuổi và 60.9% khách hàng từ 15 - 30 tuổi là gần gũi với cửa hàng. Trong khi đó số khách hàng dưới 15 tuổi chỉ chiếm 32.9%, điều này cũng dễ hiểu vì trẻ con thì hay thay đổi.

Ngược lại nếu xử lý tuổi của khách hàng là biến phụ thuộc và mức độ gần gũi của khách hàng là biến độc lập thì kết luận không có ý nghĩa đối với mục tiêu nghiên cứu vì kết qủa phân tích (bảng 7.12) chỉ cho biết cơ cấu (%) số khách hàng trong mỗi loại tuổi.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHÂN TỐ,PHÂN TÍCH KẾT HỢP VÀ PHÂN BIỆT (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w