II. BÀI TẬP LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN TỔNG-PHÂN-HỢP
HƯỚNG DẪN GIẢI PHÁP BÀI TẬP Bài 1.
Bài 1.
a. Đoạn văn trên:
- Câu tổng: nêu tác giả và hình ảnh ông đồ: thời tàn.
- Câu phân: cảm nhận về dáng vẻ ông đồ, bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm trạng....
- Câu hợp: Khái quát vấn đề đã trình bày bằng nhận định “Đó không chỉ là nỗi buồn thời tàn của ông đồ” và có nâng cao “mà còn là nỗi nhớ tiếc của tác giả với tầng lớp Nho học xưa”
b. Đoạn văn trên có bốn câu:
- Câu đầu (tổng): Hoàn cảnh của chị Dậu và ca ngợi phẩm chất của chị Dậu. - Hai câu giữa (phân): chứng minh khó khăn mà chị Dậu phải đối mặt để vượt qua, cứu chồng khỏi cơn hoạn nạn.
- Câu cuối (hợp): khái quát những vấn đề đã phân tích, chứng minh bằng nhận định có tính khái quát về chị Dậu.ư
c. Đoạn văn trên có bốn câu
- Câu đầu (tổng): Đánh giá tổng quát về nhân vật lòng yêu nước trong thơ Tố Hữu là lòng yêu nước của những người lao động.
- Hai câu giữa (phân): phân tích để chứng minh sự đảm đang, tháo vát của những nhân vật được biểu hiện trong thơ Tố Hữu.
- Câu cuối (hợp): khái quát những vấn đề đã phân tích, chứng minh bằng nhận định có tính tổng quát về thơ Tố Hữu.
Bài 2. Viết đoạn văn:
*Nội dung: Trình bày được những ý cơ bản về khổ thơ:
- Cảnh mùa xuân tươi đẹp với không gian cao rộng, đầy sắc xuân: trời xanh, cỏ non - Cánh chim én, đồng cỏ xanh, cành lê điểm hoa trắng...
*Đoạn tham khảo:
Bốn câu thơ đầu của đoạn trích Cảnh ngày xuân trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là bức tranh mùa xuân tươi đẹp, đầy sức sống. Bằng cách kết hợp
giữa gợi và tả, hai câu đầu vừa gợi không gian vừa gợi thời gian qua đôi nét chấm phá. Đó là ngày xuân vào tháng ba, ánh sáng trong veo, trên nền trời xanh, những cánh én liệng rộng rộn ràng như thoi đưa:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Hai câu thơ tiếp theo mới thực là một bức tranh xuân tuyệt mĩ. Trên nội cỏ xanh mênh mông, điếm sắc trắng của những bông hoa lê thanh tao mà đầy sức xuân:
Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Khung cảnh mùa xuân được Nguyễn Du miêu tả bằng bút pháp ước lệ cổ điển, bút pháp nghệ thuật chấm phá. Nghệ thuật pha màu ở đây cũng hết sức hài hòa, tươi sáng. Cách nói xanh tận chân trời, và chữ điểm khiến cho bức tranh mùa xuân trở nên sinh động có hồn. Quả thật, chỉ với bốn câu thơ, bằng nghệ thuật miêu tả tài tình, Nguyễn Du đã vẽ lên một bức tranh mùa xuân khoáng đạt trong trẻo, bức
tranh xuân ấy đã thắp lên tình yêu thiên nhiên của biết bao thế hệ đọc thơ ông.
Bài 3.
a. Chép chính xác 12 câu thơ tiếp theo:
Người đồng mình thương lắm con ơi ... Còn quê hương thì làm phong tục
b. Trích trong bài thơ: Nói với con của Y Phương
c. Viết đoạn văn:
- Tâm hồn phong phú, vừa mộc mạc, chất phác, vừa sâu sắc, lãng mạn; lặng lẽ, bình dị mà phóng khoáng….của những người dân miền núi.
- Tư thế, tầm vóc hiên ngang, giàu nghị lực, sức sống mãnh liệt; không nhỏ bé, không chịu cúi đầu trước mọi thử thách, gian nan trên con đường đời gập ghềnh…. - Cần cù, sáng tạo, tự lực tự cường xây dựng cuộc sống và tạo lập, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc mình…
- Nghệ thuật: giọng thơ, hình ảnh. *Hình thức:
- Đoạn văn tổng-phân-hợp
- Đủ 10-12 câu, có thành phần biệt lập tình thái (gạch chân TPBLTT). - Viết rõ ràng, mạch lạc, không sai chính tả.
Bài 4.
a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa ………. Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
b. Đoạn tham khảo:
“Đoạn thơ là sự suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa của nhà thơ:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa ………. ÔI kì là và thiêng liêng - bếp lửa!
Người cháu đã suy ngẫm về cuộc đời của bà với một tấm lòng biết ơn vô hạn, bà là một người vất vả, chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Hình ảnh bà và bếp lửa ở đây đã hòa làm một. Điệp từ “nhóm” được nhắc lại bốn lần mang những nghĩa khác nhau: tác giả, người cháu đã nhận ra một điều sâu xa rằng bếp lửa được bà nhóm lên không chỉ bằng nhiên liệu từ bên ngoài mà còn được nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà – ngọn lửa của sự sống, lòng yêu thương, niềm tin…..Vì thế khi bà nhóm bếp cũng là lúc nhóm niềm yêu thương, bà truyền cho cháu tình cảm ruột thịt nồng ấm và bà mở rộng tấm lòng đoàn kết gắn bó với làng xóm, quê hương. Cuối cùng người bà kì diệu ấy “Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”- giáo dục, thức tỉnh tâm hồn tuổi thơ cháu khôn lớn nên người. Từ đó, nhà thơ đi đến một khái quát: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!” Hình ảnh bếp lửa thật giản dị, bình thường nhưng cũng vô cùng cao quý, thiêng liêng vì nó gắn với bà, người nhóm lửa, người truyền lửa, giữ lửa tạo nên tuổi thơ của cháu.
Có thể nói hình ảnh bếp lửa và người bà trong khổ thơ đã trở thành biểu tượng của sự sống, niềm yêu thương nghĩa tình, nguồn cội gia đinh và đất nước, sức sống bền bỉ của con người”.
Bài 5.
a. Chép chính xác:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
- Hoàn cảnh sáng tác: viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ thắng lợi, lúc tác giả ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác
- Chủ đề: thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mỗi người đối với Bác Hồ khi vào viếng lăng Bác.
b. Viết đoạn văn:
*Nội dung:
- Những suy nghĩ về tâm trạng lưu luyến của nhà thơ: + Muốn được ở mãi bên lăng Bác
+ Muốn hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên lăng
+ Đặc biệt muốn làm cây tre trung hiếu nhập vào hàng tre xanh xanh Việt Nam nghĩa là nguyện sống đẹp, trung thành với lí tưởng của Bác, của dân tộc. - Nói về cảm xúc bản thân khi đọc bài thơ, tình cảm của nhà thơ, của nhân dân với Bác.
*Hình thức:
- Đủ 8 câu, kết cấu tổng phân hợp - Có phép nối, phép thế (gạch chân)
NHÓM 2