TRÌNH XD NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Để khắc phục những khó khăn và hạn chế nêu trên Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và thực hiện các giải pháp sau: song song với việc phát triển mạnh các thành phần kinh tế phải đảm bảo cho kinh tế Nhà nước giữ vững vai trò chủ đạo và khả năng điều tiết được các thành phần kinh tế khác. Để thực hiện được điều này cần thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp sau :
Kinh tế Nhà nước phải được quan tâm đầu tư đúng mức: Hiện đại hoá quy trình công nghệ,vận dụng kịp thời những thành tựu mới nhất của khoa học, kỹ thuật hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh. Kinh tế Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo, kinh doanh có lãi. Nhà nước phải độc quyền ngoại thương vì chỉ có độc quyền ngoại thương Nhà nước mới có thể tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp phát triển và định hướng được các thành phần kinh tế khác theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cần đảm bảo thu nhập của các cán bộ công nhân trong khu vực kinh tế Nhà nước phải cao hơn ngoài khu vực kinh tế Nhà nước, để tránh tình trạng chảy máu chất xám.
Giải pháp lớn thứ hai là: phải thường xuyên cải tiến và đổi mới cơ chế quản lý, hoàn thiện quan hệ sản xuất trên các mặt sở hữu, tổ chức sản xuất - Kinh doanh và phân phối tiêu thụ sản phẩm. Phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát Doanh nghiệp Nhà nước đối với tất cả các thành phần kinh tế. Phải tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhanh chóng giao đất giao rừng cho người lao động ở nông thôn và miền núi, thực hiện phân phối lại nhiều lần để đảm bảo cho người nghèo có điều kiện phát triển.
Thứ ba là đảm bảo được niềm tin của quần chúng nhân dân lao động vào chủ nghĩa xã hội vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Xu hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển kinh tế sẽ không thể thực hiện được nếu như quần chúng nhân dân lao động mất niềm tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Do đó phải củng cố niềm tin của dân vào Đảng vào xã hội chủ nghĩa.Phải khắc phục được tệ nạn tham nhũng đang trở thành quốc nạn trong xã hội ta.
Giải pháp thứ tư là hoàn thiện hệ thống pháp luật sử phạt nghiêm minh. Hoàn thiện tổ chức của các cơ quan pháp luật để không còn hiện tượng, chồng chéo lẫn nhau. Chức năng, nhiệm vụ các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp phải rõ ràng. Cần đảm bảo tính chất công bằng, hợp lý của luật pháp ngày trong bản thân các điều luật ban hành.Phổ cập giáo dục pháp luật trong toàn dân, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho tất cả mọi người. Giữ vững quyền lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam. Để làm được điều này cần đề phòng hai nguy cơ sau:
Nguy cơ xâm lược tác động từ bên ngoài theo chiều hướng đối lập về bản chất và nguy cơ phân liệt, biến loạn từ bên trong nội bộ Đảng
Bên cạnh những giải pháp đó đồng thời phải xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp giỏi và các nhà quản lý vĩ mô có tài cần phải liên kết họ lại. Mặt khác thi hành các chính sách như : chính sách mở cửa tạo thuận lợi cho sự hợp tác, văn hoá, khoa học với nước ngoài, các chính sách về thuế quan xuất nhập khẩu hàng hoá, chính sách về luật đầu tư ngày càng được cải tiến bổ sung đã có tác dụng tích cực cho sự phát triển mạnh nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới.
Để hỗ trợ cho sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp chúng ta đã đẩy mạnh mặt trận ngoại giao, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và y tế.
Tất cả những giải pháp trên kết hợp với việc quản lý kinh tế - xã hội bằng luật pháp theo mô hình Nhà nước pháp quyền đã có sức sống và đang trở thành hiện thực. Đó là thành tựu to lớn mà chúng ta đã đạt được.
C.KẾT LUẬN
“Quan đIểm toàn diện với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” là một đề tàI nghiên cứu về nền kinh tế thị trường , tức là nền kinh tế hàng hoá phát triển ở giai đoạn cao và vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường. Khi nghiên cứu đề tàI, những vấn đề, lĩnh vực của nền kinh tế thị trường được mở dần ra và được phân tích một cách cặn kẽ. NgoàI ra, chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của nhà nước đối với việc xây dựng nền kinh tế tiến tới phát triển đất nước. Vai trò của nhà nước là không thể thiếu khi áp dụng mô hình kinh tế thị trường ở nước ta.Thực tiễn đã chứng minh những nước tư bản chủ nghĩa phát triển kinh tế hàng hoá tự do không có sự đIều tiết của nhà nước luôn dẫn tơí khủng hoảng, mất cân bằng xã hội và sự không ổn định xã hội mặc dù đất nước có phát triển khá cao.
Đảng và nhà nước ta đã rất sáng suốt khi can thiệp vào quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế của đất nước , đưa đất nước tiến lên công nghiệp hoá -hiện đạI hoá, tiến tới công bằng văn minh xã hội.
Song bên cạnh những thành tựu đã đạt được , nền kinh tế nước ta còn có những mặt chưa đạt.Đó là sự phát triển không đồng đều giữa kinh tế các vùng,giữa nông thôn và thành thị , giữa đồng bằng và miền núi…Mặt hàng công nghiệp nặng của ta chưa phát triển , những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hành công nghiệp nhẹ như : quần áo , giày dép, thực phẩm…
Đó là mặt bất cập chưa đạt của nước ta.Những năm tới nhà nước cần chú trọng đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin , xuất khẩu phần mềm,đầu tư mạnh vào giáo dục và đào tạo.Chỉ có con đường đó đất nước ta mới tiến lên bắt kịp các nước phát triển, thực hiện công bằng văn minh xã hội.
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dự thảo các văn kiện trình đạI hội IX của đảng. 2. Kinh tế chính thị Mác-Lênin tập 2
3. Kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa - Dương Bá Phượng- Nguyễn Minh Khải.
4. Kinh tế thị trường theo định hướng nào? - Việt Xuân.
5. Quá trình chuyển đổi sang cơ ché thị trường theo định hướg xã họi chủ nghĩa ở Việt Nam- Thành tựu và thách thức.-Cung thị Tuyết Mai
6. Tính đa dạng, sự liên kết và tính chất đan xen của các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường theo định hưỡng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.- Lương Minh Cừ.
7. Từ phương diện triết học suy nghĩ về đặc điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.- Nguyễn Hữu Vượng.
8. Về đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.- Mai Hữu Thực.
9. Về quá trìng phát triển nền kinh té thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam.- GS.TS Ngô Đình Giao.
10.Xu hướng và các nhân tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế nhiều thành phần- Nguyễn Chí Mỳ.