NGHIÊN CỨU
3.3.2.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát mối quan hệ giữa thời gian trích ly và hàm lượng dầu còn lại trong nguyên liệu
dầu còn lại trong nguyên liệu
a) Mục đích
Tìm ra mối quan hệ giữa thời gian trích ly và hàm lượng dầu trong nguyên liệu với loại dung môi tối ưu nhất (vừa khảo sát ở thí nghiệm 1) và nhiệt độ tối ưu nhất (vừa khảo sát ở thí nghiệm 2), để từ đó tìm ra thời điểm thích hợp để dừng quá trình trích ly sao cho hiệu suất trích ly là cao nhất và lượng dung môi hao hụt thích hợp.
b) Phương pháp bố trí thí nghiệm
Ở thí nghiệm này, khảo sát mối quan hệ giữa hàm lượng dầu còn lại trong nguyên liệu với thời gian trích ly ở các mức thời gian khác nhau đó là : 60 phút; 90 phút; 120 phút; 150 phút; 180 phút; 210 phút; 240 phút; 270 phút; 300 phút để tìm ra thời điểm thích hợp nhất để dừng quá trình trích ly. Dựa trên cơ sở đó thí nghiệm 3 được bố trí như sau:
Nghiệm thức Yếu tố thay đổi
(Thời gian: phút) Yếu tố cố định
1 60
• Loại dung môi: vừa khảo sát ở thí nghiệm 1 • Nhiệt độ: vừa khảo sát ở thí nghiệm 2
• Kích thước phân tử bột Gấc: Φ = 0,5 – 1mm • Tỉ lệ giữa nguyên liệu : dung môi = 1 : 14
2 90 3 120 4 150 5 180 6 210 7 240 8 270 9 300
Thí nghiệm 3 gồm 9 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần để đảm bảo độ tin cậy.
Sau khi thực hiện thí nghiệm này ta tìm ra được thời điểm thích hợp để dừng quá trình trích ly.
c) Các chỉ tiêu theo dõi
Để đánh giá hiệu quả của các nghiệm thức khác nhau, chúng tôi dựa vào: •Lượng dầu còn lại trong nguyên liệu theo thời gian (%)
•Lượng dung môi hao hụt (%)
Cách tính toán các chỉ tiêu (xem phụ lục 22 và 23, trang 69)
d) Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả thí nghiệm được xử lý bằng phương trình hồi quy trên phần mềm Microsoft Excel để tìm ra mối quan hệ giữa thời gian trích ly và hàm lượng dầu còn lại trong nguyên liệu.
CHƯƠNG 4