Dân số và quátrình đô thị hoá ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế xã hội và vấn đề đô thị hóa (Trang 28 - 39)

Bảng 5: Đô thị hoá ở Việt Nam, dự báo đến 2020

Chỉ số 1986 1990 1995 2000 2003 2010 2020 Số đô thị 480 500 550 649 656 - - Dân số đô thị (triệu) 11,87 13,77 14,94 19,47 20,87 30,4 46,0 Tỷ lệ dân số đô thị (%) 19,3 20,0 20,75 24,7 25,8 33,0 45,0

(Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, CEETIA, Đại học Xây dựng Hà Nội, 2005) Tỷ lệ dân số đô thị tăng từ 19,3% đến 25,8% năm 2003. Năm 1990 cả nước mới có khoảng 500 đô thị, đến năm 2000 con số này lên tới 649, năm 2003 là 656 đô thị. Mạng lưới đô thị hiện có 752 đô thị, trong đó có 02 đô thị đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 09 đô thị loại I, 12 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 41 đô thị loại IV và 643 đô thị loại V (chiếm 86%). Bước đầu hình thành chuỗi đô thị trung tâm quốc gia và trung tâm vùng. Các đô thị trung tâm quốc gia gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Ph.ng, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ.

Hình 16: Biểu đố Tỷ lệ tăng trưởng dân số đô thị hàng năm ở Việt Nam 1931-2008

(Nguồn: Từ 1930-1993: Gendreau và các tác giả khác, 1997: Biểu 14, trang 106. Từ 1994-2008: Số liệu TĐTDS 1989, 1999 và số liệu dân cư thành thị công bố ở website của Tổng cục Thống kê.)

Tỷ lệ tăng trưởng dân số đô thị ở Việt nam không thay đổi nhiều. Cao nhất là 9,2% giai đoạn 1995- 1997 sau đó giảm xuống 3,8% năm 2000

Sự tăng trưởng đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,thời kỳ 1989-1999 và thời kỳ 1999-2009, dân số đô hị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tăng khoảng 1,5 lần, chiếm khoảng 1/3 tổng số dân đô thị ở Việt Nam. Cần lưu ý là, mặc dù số lượng nhân khẩu đô thị của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tăng cao nhưng do có những thay đổi về địa giới trong mấy thập niên qua nên tỷ lệ dân cư đô thị của hai thành phố không tăng một cách liên tục.

Sự gia tăng dân số đô thị cả nước do 3 nguồn chính đó là: (i) Gia tăng tự nhiên ở khu vực đô thị; (ii) Di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị; (iii) Quá trình mở rộng địa giới của các đô thị. Khi các đô thị của Việt Nam ngày càng phát triển mở rộng, thì dân số càng tăng, dòng dịch cư càng lớn (nhóm di dân có 80% thời gian sống ở đô thị cũng đang tăng nhanh tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh)

Hình 17: Tỷ lệ dân số di cư và tỷ lệ dân số đô thị phân chia theo tỉnh/thành phố

(Nguồn: tổng điều tra dân số,2009) Hà Nội, Cần Thơ , TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng có tỷ lệ dân số di cư cao và tỷ lệ dân số đô thị cũng cao.

Tỷ lệ dân số di cư và tỷ lệ dân số thành thị có mối quan hệ thuận chiều rất rõ ràng và mối quan hệ này có thể biểu thị qua một đường từ dưới đi lên và cong nhẹ về phía bên phải như có thể thấy trong Hình 18. Hình 18: Đường cong thể hiện mối quan hệ giữa tỷ lệ dân số di cư và tỷ lệ dân số đô thị (Nguồn:

Tổng điều tra dân số,2009) ₋ Việc phân lại địa giới đô thị có vai trò quan trọng trong việc làm tăng tỷ lệ dân số đô thị

Theo chiến lược phát triển đô thị Việt Nam, diện tích đất đô thị sẽ tăng từ 105.000 ha hiện nay lên đến 460.000 ha vào năm 2020,nâng tỷ lệ dân cư đô thị lên. Tỷ lệ đô thị hoá dự kiến tăng từ 26% hiện nay lên đến 46% vào năm 2025.

Nhiều khu đô thị mới với hệ thống hạ tầng đồng bộ đó được đầu tư làm thay đổi bộ mặt đô thị. Hiện nay, trong cả nước đang triển khai trên 2.500 dự án nhà ở và khu đô thị mới, hàng năm xây dựng được từ 20-25 triệu m2 nhà ở. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2003 đến 9/2008 đã có 445 dự án nhà ở được giao đất với diện tích 3.985 ha. Thành phố Hà Nội từ năm 1999 đến nay đã và đang triển khai 164 dự án nhà ở và khu đô thị mới với tổng diện tích đất là 1.572 ha.

₋ Lối sống thành thị ngày càng phổ biến

Lối sống của dân cư nông thôn đang nhích lại gần lối sống dân cư thành thị. Nguyên nhân là do sự chuyên môn hoá lao động.Mặc dù nôngnghiệp vẫn còn là một hoạt động cơ bản của cư dân nông thôn, nhưng tỷ lệ công việc đồng áng trong cơ cấu công việc của họ nói chung giảm xuống, tỷ lệ công việc phi nông nghiệp tăng lên rõ rệt.Tỷ trọng cư dân nông thôn làm việc hàng ngày tại các thành phố mà không chuyển cư ngày càng tăng

4.3 Tác động của đô thị hoá

 Đối với quá trình phát triển dân số ₋ Đối với mức sinh

Sự chuyển đổi từ mức sinh cao sang mức sinh thấp gắn liền với đô thị hoá và công nghiệp hoá.Công nghiệp hoá dẫn đến quá trình phát triển kinh tế, tăng thu nhập, tăng năng suất lao động. Trình độ văn hoá giáo dục, y tế, dinh dưỡng được nâng lên. Chính vì vậy, mức sinh giảm xuống cùng quá trình phát triển kinh tế này. Ngoài ra giá trị kinh tế của trẻ em giảm đi do cấm sử dụng lao động trẻ em và chi phí cơ hội nuôi dưỡng một đứa trẻ đến khi trưởng thành tăng lên rõ rệt. Điều này làm cho số con của các cặp vợ chồng giảm đi.

Cùng với qua trình đô thị hoá, trình độ văn hhoá giáo dục cho người phụ nữ được nâng cao, thái độ xã hội đối với người phụ nữcũng như thái độ của người phụ nữ đối với bản thân họ cũng thay đổi, học bắt đầu tham gia vào các công việc xã hội, điều này cũng dẫn đến mức sinh giảm. Chính vì vậy, ở hầu hết các nước, mức sinh đô thị đều thấp hơn ở nông thôn.

Đô thị hoá gắn liền với tiến bộ trong y học, sự đầy đủ về lương thực thực phẩm đã làm cho sức khoẻ người dân tốt hơn. Hơn nữa điều kiện vệ sinh và cung cấp y tế ở thành thị tốt hơn, do đó mở rộng được y tế cộng đồng và công tác chăm sóc sức khoẻ cho dân cư. Điều đó đã làm cho mức chết giảm đi, đặc biệt là mức chết trẻ em. Quá trình đô thị hoá góp phần làm giảm mức chết.

 Đối với kinh tế xã hội, môi trường Tích cực:

Đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư. Các đô thị không chỉ là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động mà còn là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài.

Tiêu cực:

Hình 19: Tác động tiêu cực của quá trình đô thị hoá đối với kinh tế xã hội

Vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị dẫn đến mật độ dân số ở thành thị tăng cao: Quá trình đô thị hoá nhanh cùng với sự thay đổi điều kiện sống đã làm cho một bộ phận dân cư ở nông thôn di cư

Tác động tiêu cực Tác động tiêu cực

mạnh ra các đô thị. Số dân cư sống ở thành thị tăng đột biến với mật độ dân cư dày đặc gây mất cân đối giữa thành thị và nông thôn, đồng thời đặt ra những vấn đề nan giải về giải quyết công ăn việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn xã hội làm cho trật tự xã hội ven đô ngày càng thêm phức tạp. Theo thống kê của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), người di cư nông thôn chiếm tới 1/3 dân số của TP Hồ Chí Minh và 1/10 dân số của Hà Nội và làn sóng này vẫn đang tiếp tục không ngừng chảy. Dự kiến dân số đô thị của Hà Nội đến năm 2010 sẽ là 3,9 - 4,2 triệu người, năm 2020 là 7,9 - 8,5 triệu người; còn với TP Hồ Chí Minh năm 2010 là 10 triệu người , đến 2025 là 16-17 triệu người

Tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hoá giàu nghèo: Trong quá trình hội nhập và phát triển, người dân đô thị cần có trình độ văn hoá tay nghề cao để tiếp cận với khoa học kỹ thuật – công nghệ và đáp ứng với nhu cầu tuyển dụng lao động. Song thực tế cho thấy ở các đô thị và các vùng ven đô vẫn còn một bộ phận không nhỏ những người thất nghiệp, trình độ học vấn không cao. Đây chủ yếu là những lao động giản đơn di cư từ khu vực nông thôn lên thành thị để kiếm việc làm. Phần lớn trong số họ chỉ tìm được công việc giản đơn trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở gần thành thị, một số khác kém may mắn hơn phải lang thang tìm kiếm công việc không ổn định trong nội thị với thu nhập ít ỏi. Nhiều vấn đề phát sinh cũng bắt nguồn từ đây, khi thu nhập của người lao động không đủ tích lũy để gửi về gia đình như kỳ vọng trước đó. Điều tra gần đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong số lao động di cư, có tới 2/3 là lao động trẻ (15-19 tuổi); hơn 50% là di cư để tìm việc làm, 47% là để cải thiện điều kiện sống. Một điều tra khác của Viện Khoa học lao động và xã hội cũng cho thấy, trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ lao động ngoại tỉnh chiếm tới 70%. Tính đến tháng 12/2007 cả nước có hơn 170 khu công nghiệp, khu chế xuất phân bổ ở 55 tỉnh, thành trên cả nước với khoảng trên 1 triệu người lao động đang làm việc, trong đó có 700.000 người lao động di cư từ các tỉnh khác hoặc huyện khác đến .Do chỉ được hưởng mức lương thấp, lại phải làm việc vất vả nên số lao động di cư này dễ nảy sinh những bất đồng và có những hành động thiếu kiềm chế. Đây là sự bất ổn đối với chủ trương phát triển một xã hội đô thị công bằng ổn định và văn minh.

Vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị: Nhìn chung hầu hết ở các đô thị hiện nay đều xảy ra tình trạng thiếu nhà ở. Đặc biệt là dân nghèo đô thị và những người mới nhập cư vào thành phố. Thống kê của UNFPA cho thấy, hiện 25% cư dân thành thị Việt Nam không đủ tiền để mua nhà ở, 20% nhà ở thành thị bị xếp vào loại không đạt tiêu chuẩn, TP Hồ Chí Minh còn có 300 ngàn người đang sống trong các nhà ổ chuột, 30% dân số Hà Nội phải sống trong môi trường chật chội với diện tích ở không quá 3m2/người. Chính vì thế một số người đã bất chấp những quy định về quản lý đô thị, tự ý san lấp, lấn chiếm, sang nhượng đất để xây nhà một cách tạm bợ, tuỳ tiện không theo quy hoạch gây ảnh hưởng đến mỹ quan của các đô thị. Việc xây cất không theo quy hoạch làm xuất hiện tình trạng “nhà

không số, phố không tên” chen lấn hỗn độn, tối tăm, chật chội. Điều này đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội, tội phạm lẩn trốn pháp luật, gây khó khăn cho công tác quản lý trật tự an toàn xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vấn đề ô nhiễm môi trường: Tại các đô thị việc chiếm dụng đất công, san lấp mặt bằng, sông ngòi, lấn chiếm lòng đề đường để làm nhà và xậy dựng trái phép diễn ra hàng ngày làm cản trở đến việc tiêu, thoát nước và chất thải đô thị. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng không đáp ứng đủ, đường xá giao thông tắc nghẽn, nguồn nước ngầm và các dòng sông bị đe dọa nhiễm bẩn nghiêm trọng vì chất thải, không khí ngày càng ô nhiễm nặng nề vì bụi công trường, khói xe, khói nhà máy sản xuất công nghiệp. Nghiên cứu của UNFPA cho thấy, chất lượng không khí tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thuộc vào loại tồi nhất trong khu vực. Trước năm 1980 khoảng 80-90% dân số đô thị đi lại bằng xe đạp, ngày nay khoảng 80% dân số đô thị đi lại bằng xe máy. Nếu năm 1991, số lượng xe cơ giới các loại là 167.697 chiếc thì đến năm 1996 đã lên tới 3.237.107 chiếc10. Nguồn thải từ giao thông vận tải trở thành nguồn ô nhiễm khí chủ yếu ở môi trường đô thị. Ngoài ra còn phải kể đến lượng ô tô rất lớn đi vào thành phố.

Phần lớn hệ thống nước thải không được xử lý, khối lượng chất thải rắn đang gia tăng nhanh chóng, và chỉ có một phần nhỏ lượng chất thải công nghiệp nguy hại được xử lý an toàn.

5. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ

Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số (Khoản 6 điều 3 PLDS) Các quy định về nhựng biện pháp nâng cao chất lượng dân số đã định hướng cơ bản, toàn diện từ việc bảo đảm quyền cơ bản của con người, quyền được phát triển đầy đủ, bình đẳng về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đến việc định hướng trong tuyên truyền, tư vấn và giúp đỡ nhân dân hiểu và chủ động, tự nguyện thực hiện, đa dạng hóa các loại hình cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng, giáo dục và y tế

1. Bảo đảm quyền cơ bản của con người; quyền phát triển đầy đủ, bình đẳng về cân nặng, sức bền; tăng tuổi thọ bình quân; nâng cao trình độ học vấn và tăng thun thể chất, trí tuệ, tinh thần; hỗ trợ nâng cao những chỉ số cơ bản về chiều cao, hập bình quân đầu người

2. Tuyên truyền, tư vấn và giúp đỡ nhân dân hiểu và chủ động, tự nguyện thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số

3. Đa dạng hóa các loại hình cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cộng, đặc biệt về giáo dục, y tế để cải thiện chất lượng sống và nâng cao chất lượng dân số

4. Thực hiện chính sách và biện pháp hỗ trợ đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao chất lượng dân số

(Điều 21,chương 1, PLDS 2003) Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng dân số

1. Chỉ số phát triển con người (HDI) phảnh ánh chất lượng dân số một cách tổng quát 2. Chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) phản ánh chất lượng con người vầ mặt hình thể con người 3. Chỉ số phát triển giới (GDI) phản ánh mức độ phát triển giữa nam và nữ

4. Chỉ số nghèo khổ của con người (HPI) phản ánh tuổi thọ, kiến thức, mức sống tử tế và sự tham gia hoạt động xã hội

 Quan trọng nhất là chỉ số (HDI) là số liệu tổng hợp để đánh giá mức độ phát triển con người, được xác định qua tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người

(Khoản 11 điều 3 PLDS) Việt Nam đạt nhiều thành tựu về nâng cao chất lượng dân số năm 2006 :

₋ Tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi giảm mạnh từ 32,5% năm 1999 xuống còn 27,3%

₋ Chỉ số phát triển con người tiếp tục tăng từ 0,539 điểm, xếp thứ 120/174 nước trên thế giới năm 1995 lên 0,704 điểm, xếp thứ 108/177 nước tham gia xếp hạng năm 2005

₋ Một số chỉ tiêu về sức khỏe bà mẹ, trẻ em đạt kết qủa khá tốt do phát triển kinh tế và đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tỉ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 44,4%o năm 1989 xuống còn 17,8%o năm 2005, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm nhanh từ 51,5% năm 1990 xuống còn 25,2% năm 2005.

 Những thách thức cần giải quyết:

₋ Năm 2005, tỉ suất tử vong mẹ còn ở mức cao, tới 80/100.000 trẻ sinh ra sống, cao hơn CHDCND Triều Tiên (67/100.000), gấp 2 lần so với một số nơi trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia;

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế xã hội và vấn đề đô thị hóa (Trang 28 - 39)