0
Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Chương5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 29 -30 )

5.1Kết luận

Để củng cố lại kiến thức đã học tại trường, nắm bắt, tiếp cận thực tế chuẩn bị hành trang để bước vào nghề nghiệp sau này thì quá trình thực tập là quan trọng và cần thiết đối với mỗi sinh viên. Sau hai tháng thực tập tại trung tâm, được sự quan tâm của nhà trường các thầy cô hướng dẫn, đặc biệt là sự nhiệt tình của các cán bộ ở Trung tâm kĩ thuật môi trường Đà Nẵng tôi đã bước đầu nắm vững được quy trình phân tích các chỉ tiêu hữu cơ trong nước sông, nước thải, cũng như nước biển…như NH4+, COD, BOD, NO3-. Sử dụng được một số máy móc phục vụ cho nhu cầu phân tích, học hỏi được nhiều kinh nghiệm ngoài những kiến thức đã học trên giảng đường, hay làm quen và rèn luyện tính kỉ luật và cẩn thận trong công việc. Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn khi mà một tháng thực tập là tương đối ngắn để có thể hiểu sâu và tiếp cận thực tế chuyên môn tại cơ sở thực tập.

5.2 Kiến nghị

- Với định hướng phát triển trung tâm nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung thì cơ sở phải được đầu tư thêm về cơ sở vật chất hiện đại như máy phá mẫu COD Hanna Hi 839800, máy đo DO (HI 9143), tủ ấm BOD (FOC 120E).

- Số buổi thực tập trong một tuần còn bị hạn chế, sinh viên vẫn chưa được thực hiện quan trắc hiện trường nhiều. Vì vậy kính mong cơ sở thực tập tạo điều kiện cho sinh viên thực tập được quan trắc hiện trường nhiều hơn nữa để hiểu biết thêm kinh nghiệm lấy mẫu thực tế: mẫu nước, đất và khí.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 29 -30 )

×