Nguyên nhân dẫn đến lỗi sai của sinh viên ··········································

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học những dấu ấn của kiến trúc cổ trung hoa trong xây dựng chùa cổ việt nam (Trang 75 - 103)

b, Điểm khác biệt ···································································

3.2.Nguyên nhân dẫn đến lỗi sai của sinh viên ··········································

Hán và tiếng Việt không hoàn toàn giống nhau người viết phát hiện sinh viên Lạc Hồng khi sử dụng tiếng Hoa thường mắc những lổi sai nguyên nhân là do chịu sự ảnh hưởng ngôn ngữ từ tiếng mẹ đẻ như: lỗi sai về 就/thì,再/ lại, 才/mới…. Sinh viên khi học thường bị nhầm lẫn dẫn đến lẩn lộn giữa tiếng Việt và tiếng Hoa. Bên cạnh đó về vị trí cũng gây ra lỗi sai. Vậy nguyên nhân mà sinh viên bị sai những lỗi này là do đâu? Theo người viết phân tích thì có những nguyên do sau: bị ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ, sự phân bổ không hợp lý trong giáo trình … dưới đây là một số phân tích về các nguyên nhân này.

3.2.1. Ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ.

Sự phân tích ngôn ngữ, làm ghi nhớ đồng thời tạo sự chuyển dịch qua lại giữa các ngôn ngữ. ―dịch chuyển‖ là một khái niệm thuộc về tâm lý để chỉ sự ảnh hưởng của thái độ, phương pháp học tập, những kỹ năng những tri thức vốn có đối với những kiến thức mới những kỹ năng mới. Nếu sự ảnh hưởng này mang tính tích cực thì được gọi là sự dịch chuyển đúng còn ngược lại sẽ gây nhiễu cho người học.

Hiện nay người học tiếng hoa đều là người trưởng thành nên trước khi học và tiếp cận ngôn ngữ thứ hai hệ thống ngôn ngữ của họ đã được hoàn chỉnh. Trong hệ thống các nguyên tắc của ngôn ngữ , tiếng mẹ đẻ thì sự nhận biết và khả năng ngôn ngữ của bản thân đã ổn định, vững chắc nên sau khi tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai rất nhiều người sử dụng những nguyên tắc của tiếng mẹ đẻ để đi lý giải cho những gì học được ở ngôn ngữ thứ hai, điều này làm cho khả năng nắm bắt của người học bị giới hạn từ đó khi biểu đạt suy nghĩ của bản thân gặp khó khăn và khiên cưỡng. Thường những người học ngoại ngữ khi sử dụng ngôn ngữ thứ hai đầu tiên thường nghĩ về tiếng mẹ đẻ sau đó phiên dịch chúng hiện tượng này cũng khó tránh khỏi đối với sinh viên Lạc hồng khi dùng tiếng Hoa để biểu đạt đầu tiên cũng nghĩ về tiếng Việt sau đó dịch tiếng Việt qua tiếng Hoa, thói quen này là thói quen không tốt người học rất dễ bị nhiễu khiến cho việc học không đạt hiệu quả cao.

Tuy thứ tự ngôn ngữ của tiếng Việt và tiếng Hoa tương đối giống nhau trình tự cú pháp chủ yếu là: chủ ngữ+ vị ngữ+ tân ngữ‖ nhưng giữa hai ngôn ngữ này

vẫn tồn tại những điểm khác biệt, trong tiếng Việt do cụm từ chính phụ đảm nhận thường có định ngữ đặt sau trung tâm ngữ nhưng tiếng Hoa thì định ngữ đặt trước

trung tâm ngữ. Ví dụ: trong tiếng Hoa nói 我的老师 trong tiếng Việt lại nói ―老

师的我‖ . điều này có thể thấy được trong hình thức và ý nghĩa của câu, khi gặp những điểm tương đồng người học khi sử dụng ngoại ngữ rất dễ nắm bắt và điều này thuận lợi cho việc ghi nhớ. Nhưng khi gặp những điểm không giống nhau người học đối với ngoại ngữ thường gặp nhiều khó khăn từ đó xảy ra hiện tượng nhiễu ngôn ngữ, sự nhiễu loạn này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả học ngoại ngữ . Hư từ là một trong những điểm ngữ pháp quan trọng nhất trong tiếng hoa trong đó không thể không thể không nhắc đến phó từ, sinh viên Lạc Hồng khi học phó từ tiếng Hoa gặp rất nhiều khó khăn. Theo kết quả sau khi khảo sát nguời viết phát hiện ra một trong những nguyên nhân gây ra lỗi sai khi sử dụng phó từ chính là sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đặc biệt là kết hợp sử dụng ―再 và又‖. Ví dụ như: trong tiếng Hoa khi nói về sự lặp lại cùng một động tác, tiếp tục hoặc sự duy trì thì sử dụng ―再‖ còn khi nói về sự lặp lại cùng một động tác làm nhiều lần, đã xảy ra thì dùng ―又‖ ví dụ:

(410) 明年我再去中国。

Năm sau tôi lại đi Trung Quốc. 明年 我 再 去中国

(biểu thị động tác đi Trung Quốc vẫn chưa xảy ra, kèm theo thời gian)

(411) 这个人昨天来过,今天又来了

(biểu thị động tác ―来‖đã xảy ra, hiện tại lặp lại)

Người này hôm qua đến rồi, hôm nay lại đến.

人 这个 昨天 来过 今天 又 来了。

3.2.2. Ảnh hƣởng của ngoại ngữ.

3.2.2.1. Sự phức tạp của bản thân ngôn ngữ thứ hai.

Sự phức tạp này chủ yếu tồn tại ở hai vấn đề một trong số chúng là khi sử dụng chức năng ngữ pháp của phó từ thì xuất hiện hiện tượng một từ với nhiều cách dùng. Ví dụ:

Phó từ ―就‖có rất nhiều cách dùng như làm phó từ chỉ thời gian, tu sức cho

số lượng, phó từ chỉ phạm vi…. Hiện tượng này khiến cho sinh viên trong quá trình học tập và sử dụng phó từ nếu không phân biệt và nắm rõ được thì rất dễ dùng sai.

3.2.2.2. Sự thiếu hợp lý trong việc biên tập giáo trình tiếng Hoa.

Bảng 6. Liệt kê lỗi thiếu hợp lý của giáo trình tiếng Hoa

Stt Tên giáo trình Năm xuất bản Nhà xuất bản Phần giải thích ngữ pháp

1 《汉语教程, 第一册,上》

2002 Đại học ngôn ngữ văn

hóa Bắc Kinh 1, phó từ ―都‖ đặt trước động từ và tính từ làm trạng ngữ. 2 《汉语教程, 第二册,上》

2002 Đại học ngôn ngữ văn

hóa Bắc Kinh

2, phó từ ―就‖ đặt trước tính từ làm trạng ngữ.

Từ bảng trên chúng ta có thể thấy trong giáo trình 《汉语教程,第一册,

(上)》 xuất hiện phó từ ―都‖, nhưng trong phần ngữ pháp chỉ giới thiệu đơn giản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

về ý nghĩa sử dụng của ―都‖ và ―也‖( ―đều‖ ―cũng‖ của tiếng Việt và―都‖ và ―也‖ của tiếng Hán về ý nghĩa và cách sử dụng có lúc không hoàn toàn giống nhau), trong giáo trình không có sự giải thích tỉ mỉ sự khác nhau đối với ý nghĩa và cách sử dụng của hai loại này, cho nên sinh viên lúc sử dụng rất dễ sai, còn về phó từ ―都‖ cách dùng trong tiếng Hán vô cùng pho phú, nhưng trong giáo trình chỉ đưa ra giải

thích một cách dùng. Trong《汉语教程,第二册,上》 có xuất hiện phó từ ―就‖ chỉ đưa ra vị trí ―就‖ cũng không có sự giả thíc tỉ mỉ về cách dùng. Trên đây chỉ là hai điểm nhỏ trong các loại giáo trình mà người viết đưa ra để phân tích sự bất hợp lý của giáo trình.

Để học tốt một môn ngoại ngữ chúng ta thường chủ yếu dựa vào sách hỗ trợ ví dụ như: từ điển và các loại giáo trình. Từ sách ta có thể lĩnh hội được những kỹ năng kiến thức mới về ngôn ngữ đồng thời nâng cao hiểu biết về văn hóa phong tục tập quán của các quốc gia cho nên nội dung giáo trình có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc dạy và học nếu chúng không được biên tập và bố trí hợp lý sẽ gây ra hậu quả không nhỏ.

3.3. Kiến nghị đối với việc dạy và học phó từ tiếng Hoa cho sinh viên Lạc Hồng 3.3.1 Kiến nghị đối với việc học.

Để việc học tiếng Hoa có kết quả thì phải có cách học thích hợp trong quá trình học không thể chỉ nghe giảng bài một cách bị động mà chủ yếu là phải dựa vào khả năng vận dụng và tự chủ học tập vậy làm thế nào để sinh viên có thể nắm bắt tốt trong việc sử dụng phó từ tiếng Hoa? ở đây người viết lấy góc độ là người học để đưa ra một số kiến nghị sau: trong quá trình học tiếng Hoa công dụng ngữ pháp và ngữ nghĩa của phó từ khá phong phú và phức tạp nhất thời không thể nắm rõ những đặc điểm về ngữ nghĩa và ngữ dụng của chúng theo người viết quan sát người học khi sử dụng phó từ gặp không ít khó khăn theo kết quả khảo sát tỷ lệ người học sử dụng các phó từ ―就/thì,再/ nữa, 又/lại, 不/không, 没/ chưa…‖ tỷ lệ chính xác tương đối cao nhưng đối với những phó từ này vẫn chưa thực sự hiểu nên khi phân tích sử dụng trong từng tình huống vẫn còn lúng túng và sai sót. Để giải quyết vấn đề này người học phải chọn cho mình một phương thức học một cách chủ động. chúng ta cũng dễ dàng thấy được tần suất xuất hiện của phó từ trong các câu cú tiếng Hoa đều rất nhiều và trong mỗi câu chúng đều có một tác dụng nhất định, ví dụ như: trong bảng kết quả khảo sát,sinh viên sử dụng kết hợp các phó từ ―就/thì,

(412) 以见到老人上车,就大家马上给她让座。

Vừa thấy người gia lên xe, mọi người liền nhường chổ cho bà.

Câu đúng: 以见到老人上车,大家马上就给她让座

(413) 我再发现了一个问题。

Tôi lại phát hiện ra một vấn đề mới

Câu đúng: 我又发现了一个问题

(414) 好了,咱们明天就谈吧。

Được rồi, ngày mai chúng ta nói chuyện tiếp.

Câu đúng: 好了,咱们明天再谈吧.

Cũng có một số khác cần phải chú ý tiếp xúc, nhận biết sử dụng phó từ trong các phạm vi mới hơn từ đó từng bước đi tìm hiểu cách dùng kết cấu ý nghĩa của những phó từ mới này từ đó làm giàu vốn từ và sử dụng phong phú hơn. Bên cạnh đó ngoài việc nắm bắt những kiến thức về ngữ pháp người học cũng cần chú ý việc sử dụng trong thực tế trong giao tiếp thực tế nếu sử dụng phó từ không đúng rất dễ tạo ra những câu sai ngữ nghĩa, ngữ pháp, làm cho sinh viên dùng lúc dùng tiếng Hoa để giao tiếp gặp rất nhiều trở ngại và khó khăn cho nên thái độ của người học là rất quan trọng, cần có một thái dộ tích cực, không cần căng thẳng, có những người học tiếng Hoa không thể khắc phục thói quen xấu, vì thế không thể đạt được mục tiêu đặt ra của bản thân, làm cho lòng tự tôn và sự tự tin của bản thân có một cảm giác thất bại, trong lòng luôn có cảm giác bất an, luôn mang theo một tâm trạng bị khủng hoảng, đây đều là những trạng thái học tập không tốt, đối với những sinh viên học phó từ tiếng Hoa là một điều hoàn toàn không có lợi. Thông qua ―thực tế- mô phỏng‖, người học khi mô phỏng phó từ cần chú ý tính chính xác của mô phỏng, nếu trong thực tế sinh viên lười cọ sát thực tế thì tất nhiên không biết làm thế nào để mô phỏng, nếu như mô phỏng sai cũng sẽ tạo thành hiệu ứng sai lầm, hình thành thói quen sai sau này muốn sửa thì rất khó. Trong quá trình giao tiếp nên chủ động giao tiếp nhiều với người Trung Quốc, có gắng đem phó từ tiếng Hán ra vận dụng,

khi đã trở thành thói quen thì tất nhiên là có thể nắm vững được ý nghĩa và cách dùng của phó từ, tới lức đó sinh viên sẽ không cảm thấy phó từi tiếng Hoa là một điểm ngữ pháp khó nắm vững nữa. Như vậy mới có thể đạt sự vận dụng chính xác và có kết quả học tập tốt hơn nữa.

Sinh viên trong giờ học nỗ lực phát biểu ý kiến, cần có ý thức thức cố gắng học tập, tiến hành so sánh tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ 2, nhằm tránh sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với ngôn ngữ thứ hai. Ngoài ra, người học cần có sự tự giác đối với ý thức học tập của bản thân, nên chăm chỉ đọc sách, khi đọc sách gặp nội dung không hiểu không được bỏ qua mà phải đánh dấu lại sau đó trong thời gian sớm nhất nhờ giáo viên hoặc bạn học giải thích giúp. Tổng kết lại, từ những điều có lợi trong sách và trong thực tế cần kết hợp chúng lại, giúp bản thân ghi nhớ, cứ như vậy khẳng định mỗi sinh viên đều có thể nắm vững một cách rất chắc chắn về phó từ.

3.3.2. Kiến nghị đối với giáo viên trong quá trình dạy học. 3.3.2.1 Kiến nghị đối với giáo viên

Từ những phân tích lỗi sai của sinh viên Lạc hồng khi sử dụng phó từ ta có thể thấy được lỗi sai do bị ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ rất nhiều nên ngoài những yêu cầu về khả năng ngôn ngữ cơ bản của giảng viên ra mà còn cần phải bổ sung những lư luận về việc giảng dạy ngôn ngữ thứ hai nắm bắt phương pháp giảng dạy và quan trọng hơn là phải hiểu phải rõ những quy tắc của tiếng mẹ đẻ đồng thời trong quá trình giảng dạy sử dụng phương pháp so sánh thích hợp điều này khiến cho việc dạy học đạt kết quả tốt hơn. Ngoài ra khi giảng dạy cũng cần phát huy hoàn toàn vai trò chủ đạo của bản thân không thể nhất nhất dựa vào nội dung của giáo trình. Vì tính định hướng của giáo trình rất khó nắm bắt người giảng viên phải linh hoạt dựa theo khả năng tiếp thu của người học, những lỗi sai thường phát sinh mà có cách dạy phù hợp. hy vọng rằng những phân tích lỗi sai trên có thể có ích cho việc giảng dạy và đồng thời giải thích rõ hơn cho những điểm ngữ pháp mà một số giáo trình không chính thống sử dụng chưa hợp lý và những lỗi sai ngữ pháp mà người học thường mắc phải.

3.3.2.2 Cải tiến hoàn thiện phƣơng pháp giảng dạy

không phải những cách học thuộc về lý luận cần chú ý đối tượng học là ai họ không phải là học tiếng mẹ đẻ mà là học tiếng nước ngoài nên nhất định phải chú ý mục đích không phải là truyền đạt tốt những kiến thức về ngữ pháp mà làm thế nào để người học cảm thấy dễ hiểu nhất làm thế nào để khiến cho các quy luật của ngôn ngữ ấy có thể tiếp cận với người học cũng như là người học làm thế nào để vận dụng chúng vào thực tế. khi chúng ta sử dụng ngôn ngữ cái quan trọng là sử dụng ngôn ngữ có tính quy định chứ không phải là sử dụng ngôn ngữ có tính miêu tả, đem những quy tắc rơ ràng nhất truyền đạt cho người học, cái gì có thể dùng, cái gì không thể dùng. Chúng ta nên hạn chế tối đa việc sử dụng các thuật ngữ ngữ pháp không rõ ràng yêu cầu của việc giảng dạy chính là khiến cho người học nắm bắt được những quy tắc của ngữ pháp chứ không phải là những kiến thức về ngữ pháp bởi vậy phải nói rõ nói cụ thể về những cách dùng trong từng tình huống trên thực tế như vậy thì người học mới có thể vận dụng và nói những câu chính xác. Người dạy có thể sử dụng hình thức quy nạp và hình thức diễn dịch là phương pháp dạy chủ yếu. quy nạp là đầu tiên đưa ra những ví dụ với số lượng lớn sử dụng những ví dụ này để minh họa giúp cho người học phát hiện những quy luật của ngôn ngữ. còn diễn dịch là đi giải thích những quy tắc sau đó cho ví dụ khiến người học có thể từ đó mà thấu hiểu. ngoài ra, còn có thể dùng phương pháp so sánh, so sánh những hình thức sai và đúng trong tiếng Hoa, giải thích kỹ để người học hiểu được rằng những lỗi này xuất hiện có liên quan như thế nào đối với việc dùng sai quy tắc ngữ pháp cho những ví dụ điển hình nhất, từ đó giúp cho người học xây dựng được hệ thống logic đối ứng về quy tắc giữa hai ngôn ngữ.

Tóm lại người dạy phải không ngừng nghiên cứu để tìm ra phương pháp giảng dạy thích hợp đồng thời không ngừng cải tiến và hoàn thiện chúng.

KỀT LUẬN

Ngôn ngữ là công cụ quan trọng để dẫn truyền tin tức giao lưu tư tưởng và c ̣n là biểu tượng văn hóa của các dân tộc trên thế giới. Học ngoại ngữ là việc cần thiết của mọi người ở thế hệ này mới mong theo kịp xu hướng giao lưu quốc tế hiện nay, ―Việt Nam- Trung Quốc núi liền núi sông liền sông, từ xưa đến nay vẫn luôn là láng giềng hữu nghị, việc giao lưu trên các phương diện như kinh tế, chính trị vẫn luôn được đôi bên chú trọng phát triển. Vì vậy điều này càng cho thấy tầm quan trọng của nghiên cứu so sánh hai ngôn ngữ Hoa Việt.

Phó từ bản thân vốn là một loại từ khá phức tạp, trong lịch sử nghiên cứu ngữ pháp Hoa Việt trong hơn một trăm năm qua, vẫn luôn là vấn đề đưa ra nhiều tranh luận nhất, một số lư luận cơ bản về phó từ không có quan điểm nào giống quan điểm

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học những dấu ấn của kiến trúc cổ trung hoa trong xây dựng chùa cổ việt nam (Trang 75 - 103)