Hình 3.15. Cấu tạo của máy đánh vỏ cám

Một phần của tài liệu NHÀ MÁY BỘT MỲ MÊ KOONG (Trang 32 - 47)

động thì motor điện truyền chuyển động quay tới trục chủ động và trục bị động quay theo

hướng ngược lại, cùng lúc đó thì cặp trục rải liệu đưa lúa xuống trải đều trên bề mặt làm việc của cặp trục nghiền. Khi lúa mì đi vào khe hở giữa hai bề mặt làm việc của cặp trục nghiền thì lúa mì sẽ chịu tác động của lực va đập, lực cắt (do các rãnh trên trục nghiền gậy ra), lực xé (do vận tốc hai trục nghiền khác nhau) và lực ép. Đối với các trục nghiền có rãnh thì máy nghiền phải gắn chổi bên dưới trục để làm sạch bề mặt trục trong lúc nghiền, và cặp trục nghiền qua quá trình làm việc sẽ phát sinh nhiệt làm ảnh hưởng đến chất lượng nghiền, do đó người ta lắp thêm bộ phận làm mát bằng nước vào một trong các trục nghiền để giảm nhiệt cho trục. Lượng lúa mì vào nghiền còn được điều chỉnh bằng cách thay đổi vận tốc cặp trục rải liệu và bằng tay điều chỉnh lưỡi gạt liệu.

3.3.3.2.2. Máy sàng.

Thiết bị sàng được sử dụng là thiết bị sàng vuông hình hộp và có cấu tạo gồm 4 buồng, mỗi buồng sàng lại được lắp các khung lưới chồng lên nhau theo trật tự công nghệ yêu cầu (từ 23-28 hộp lưới sàng, kích thước lưới sàng khoảng 100 – 130 m), các khung lưới đặt trong hộp lưới được giữ chặt trong buồng sàng thông qua bộ phận ép và dưới mỗi lưới sàng đều có các miếng làm sạch bằng mũ. Sàng được treo bốn góc bằng hệ thống dây mây và được kết hợp với một motor rung lắc phía dưới.

Nguyên tắc hoạt động của máy sàng: khi motor điện truyền chuyển động quay cho trục lệch tâm, trục này quay gây ra lực ly tâm làm toàn bộ sàng lắc tròn. Nguyên liệu vào sàng và qua các miệng nạp liệu sẽ xuống từng lớp lưới sàng, tại đây nguyên liệu được phân ra thành những sản phẩm khác nhau do sự sắp xếp các lớp lưới sàng có kích thước khác nhau. Các sản phẩm này đi xuống dưới đáy buồng sàng qua các cửa được thiết kế sẵn trong hộp lưới và

các đường đi bên vách buồng sàng ra ngoài. Và trong quá trình sàng hoạt động thì các miếng làm sạch sẽ xoa lên bề mặt dưới của lưới sàng làm cho bề mặt lưới sàng luôn được làm sạch.

3.3.3.2.3. Máy rây.

Máy rây phân loại cấu tạo gồm 3 lớp lưới chồng lên nhau, trên cùng một lớp lưới sàng được thiết kế các loại lưới sàng có kích thước lỗ sàng khác nhau từ số lớn đến số nhỏ theo hướng chuyển động của luồng nguyên liệu và lưới được gắn trên các khung sàng rời. Máy rây còn kết hợp với motor rung và một thiết bị làm sạch được lắp trên khung lưới sàng bên dưới mặt lưới.

Hình 3.14 . Máy rây phân loại.

Nguyên tắc hoạt động: khung gắn lưới sàng được lắp trong thân máy sàng và được truyền chuyển động lắc thông qua motor rung. Nguyên liệu vào sàng qua cửa nạp liệu rồi xuống lớp lưới thứ nhất và sau đó rơi tuần tự xuống lớp lưới thứ hai và thứ ba, luồng khí hút đi xuyên qua các lớp lưới sàng để tách các vật liệu nhẹ ra khỏi hỗn hợp rồi đưa ra ngoài thông qua cửa hút gió. Trong khi phần nguyên liệu có tỷ trọng nặng hơn không lọt qua lỗ nằm ở lại trên lưới sàng và đi dần xuống cuối lưới sàng ra ngoài. Trong quá trình hoạt động thì lưới sàng được tự động làm sạch nhờ thiết bị làm sạch (thiết bị này chạy dọc tới, dọc lui theo bề mặt lưới nhờ chuyển động lắc của sàng) và luồng gió hút trên mặt lưới sàng được điều chỉnh thích hợp qua cửa điều chỉnh gió.

3.3.3.2.4. Máy đánh vỏ cám.

Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy: nguyên liệu được cấp vào máy qua cửa nạp liệu rồi vào khoang đánh tơi. Cánh guồng được truyền động quay từ hệ thống truyền động đai (các cánh của guồng có cấu tạo xiên nhằm hướng luồng liệu vận chuyển đi dọc theo chiều dài máy từ miệng nạp liệu đến miệng ra liệu), và khi cánh quồng quay tạo lực va đập lên nguyên liệu làm

văng những mảnh bột còn bám sót lại ở võ cám và những mảnh vỏ cám nhỏ theo lưới sàng văng ra ngoài; trong khi vỏ cám lớn còn lại được cánh guồng đẩy qua cửa xả liệu ra ngoài.

Sàng còn liên kết với đường ống hút để tách những bụi nhẹ.

Hình 3.15 . Cấu tạo của máy đánh vỏ cám. 1. Khoang đánh tơi 2. Cánh guồng 3. Khung lưới 4. Phễu hứng 5. Chân máy 6. Cửa quan sát.

3.3.3.3. Quy trình nghiền.

Nguyên liệu sau khi được chuyển sang từ bộ phận làm sạch sẽ được gàu tải vận chuyển lên cân tự động xác định khối lượng nghiền, sau đó được đưa qua nam châm để tách kim loại còn sót lại và rồi được chuyển tới máy nghiền. Khi nguyên liệu qua máy nghiền thì sẽ được nghiền ra thành nhiều mảnh có kích thước khác nhau (nội nhũ sẽ được cắt nhỏ cùng với phần vỏ cám nhưng vỏ cám bị cắt không đứt) và được vận chuyển lên rây phân loại nhờ hệ thống vận chuyển khí lực. Tại đây sẽ phân loại theo kích cỡ hạt, hạt to sẽ được đưa đi cào tách, hạt nhỏ sẽ được đưa đi nghiền mịn, hạt có kích thước lớn được tuần hoàn về hệ nghiền thô, hạt có kích thước đồng đều được đưa qua hệ sàng rung và một lượng bột được lấy ra.

Sau khi qua hệ nghiền thô phần lớn các mảnh không lọt sàng trên của máy sàng sẽ được đưa qua máy đập vỏ, tại đây một phần nội nhũ còn bám trên vỏ được lấy ra và được đưa đến hệ nghiền thô để nghiền lại cho ra bột. Và phần nội nhũ còn lại không lấy ra được sẽ đưa qua máy đánh cám để đánh ra làm cám.

Các hạt bột có kích thước gần như nhau được tách ra và đưa xuống các hệ nghiền mịn để tạo ra bột có chất lượng cao. Sản phẩm sau khi qua nghiền mịn sẽ được hệ thống vận chuyển khí lực đưa lên sàng phân loại, và các phần tử không lọt sàng được quay trở lại tiếp tục nghiền mịn để thu hồi tỷ lệ bột cao.

Bột tiếp tục được đưa vào sàng rung để phân chia ra thành những hạt kích cỡ khác nhau để tăng hiệu quả cho quá trình nghiền. Nếu bột đạt tiêu chuẩn về kích thước theo yêu cầu thì sẽ được đưa qua vít tải để trộn, tại đây có thể bổ sung phụ gia hay gluten tùy theo yêu cầu chất lượng của từng dòng

sản phẩm. Cuối cùng bột được chuyển qua bin chứa xả trực tiếp xuống xe bồn hoặc chuyển sang bin đóng bao.

3.4. CÔNG ĐOẠN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÀ BẢO QUẢN SẢN PHẨM.

3.4.1. Công Đoạn Kiểm Tra Chất Lượng. 3.4.1.1. Mục đích.

• Kiểm tra chất lượng nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng đặt ra.

• Kiểm tra để biết được sản phẩm bột có đạt tiêu chuẩn hay không, từ đó biết được quá trình hoạt động của máy móc có gặp vấn đề hay không.

3.4.1.2. Hình thức kiểm tra.

Kiểm tra chất lượng của bột bằng các biện pháp kiểm tra như: kiểm tra cảm quan, kiểm tra độ ẩm, độ dai, khả năng hấp thụ nước, hàm lượng protein, hàm lượng gluten, hàm lượng tro. Mỗi thao tác kiểm tra đều sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại và tự động.

3.4.2. Bảo Quản Sản Phẩm Bột. 3.4.2.1. Mục đích.

Do nhà máy sản xuất bột với công suất lớn nên sản phẩm của nhà máy sản xuất ra không phải khi nào cũng tiêu thụ hết ngay, vì vậy cần có biện pháp bảo quản bột chưa tiêu thụ nhằm đảm bảo chất lượng của bột không thay đổi.

Đối với bột thường có 3 phương pháp bảo quản: bảo quản trong bao, đóng gói và bảo quản rời (trong bin chứa). Nhưng đối với công ty thì bảo quản bột mì bằng phương pháp đóng bao, bột mì sẽ được đóng bao và chuyển vào kho thành phẩm rồi được xếp lên kệ phân thành từng dãy theo ca sản xuất.

3.4.2.2. Quy trình đóng bột.

Bột sau khi được lấy ra ở các sàng phân loại được vít tải đưa đến máy tiệt trùng (máy hoạt động quay với tốc độ cực lớn khoảng 2950 vòng/phút và va đập mạnh làm cho sâu mọt, ấu trùng,… bị văng ra rất mạnh rồi va đập vào lớp lưới xung quanh) để loại bỏ hoàn toàn các mầm bệnh như sâu mọt, ấu trùng hay trứng… mà sàng không thể loại bỏ được. Bột đạt yêu cầu sẽ được đưa đến 12 bin chứa bột (4 bin đổ trực tiếp lên xe bồn và 8 bin chứa cho bộ phận đóng bao) và nhờ hệ thống vận chuyển khí lực đưa đến cân định lượng để đóng bao (cứ 2 bin chứa bột sẽ có một máy đóng bao).

Bột được lấy ra từ bin chứa bột bằng motor rung vít tải sàng kiểm soát với kích thước lỗ sàng là 34 – 36 cân định lượng máy đóng bao vít tải

xếp palet

Các bao được đóng với khối lượng là 25kg hoặc 40kg và được vận chuyển vào kho thành phẩm để bảo quản. Trong khi các tạp chất có thể sử dụng để sản xuất phụ phẩm tập trung lại trong bin chứa tạp chất, sau đó được đưa đến máy nghiền búa để nghiền thành cám. Lượng cám này được hệ thống vận chuyển khí lực đưa đến hòa chung với cám được tách ra trong quá trình nghiền và được đưa về bin chứa cám, sau đó được đưa đi đóng bao và chuyển vào kho cám.

CHƯƠNG 4. CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ 4.1. CÂN TỰ ĐỘNG.

Cân để xác định khối lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất và lượng tạp chất chứa trong nguyên liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xác định hao hụt cũng như xem xét khả năng thu hồi sản phẩm của nhà máy trong sản xuất có đạt hiệu quả theo yêu cầu hay không.

Hình 4.1. Cấu tạo của cân tự động.

Hoạt động của cân: thùng cân được treo trên các thiết bị cảm biến tải trọng và bộ cảm biến này được liên kết mạch điều khiển với cửa nạp liệu, khi cửa nạp liệu mở thì nguyên liệu vào thùng cân. Khi lượng nguyên liệu vào đủ tải trọng theo yêu cầu thì bộ cảm biến báo ngắt mạch rồi đóng cửa nạp liệu và mở cửa xả liệu thùng cân xuống phễu để hứng ra đi đóng bao hoặc đi vào một thiết bị khác trong dây chuyền.

4.2. MÁY HÚT BỤI.

Máy hút bụi có nhiệm vụ hút để loại bỏ các tạp chất nhẹ và bụi có trong nguyên liệu.

Phần trên của máy hút bụi được liên kết với quạt hệ thống hút và van điều chỉnh gió cùng vách ngăn được điều chỉnh thích hợp để làm sạch hết tạp chất nhẹ trong nguyên liệu. Nguyên liệu được đưa vào làm sạch qua cửa nạp và được rơi xuống một tấm rung (tấm rung này được liên kết với một bộ tạo rung). Tấm rung có nhiệm vụ làm cho luồng nguyên liệu trải đều trên toàn bộ chiều dài làm việc của thiết bị trước khi rớt vào buồng hút. Lúc đó, các tạp chất nhẹ như bụi, vỏ trấu, mảnh vỏ được hút lên

phía trên và nguyên liệu sạch sẽ rớt xuống dưới rồi đi ra ngoài.

4.3. MÁY GIA ẨM.

Nguyên liệu đưa vào sản xuất cần phải được làm ẩm nhằm tăng khả năng làm sạch tạp chất, đồng thời giúp một lượng nước ngấm vào nguyên liệu làm cho vỏ nguyên liệu trở nên dai hơn, nội nhũ cũng trở nên mềm hơn thuận lợi cho quá trình nghiền và loại bỏ vỏ sau này.

Máy gia ẩm được chia làm hai bộ phận: bộ phận cung cấp nước và bộ phận vít tải trộn (cánh vít tải là loại cánh rời để tăng khả năng đảo trộn làm cho nước tiếp xúc đều với bề mặt hạt lúa).

Hình 4.3. Thiết bị gia ẩm.

Nước sạch được lấy ra từ hệ thống cung cấp nước thông qua bộ lọc và van điện từ hoạt động đóng, mở nhờ một tiếp điểm gắn tại miệng nạp liệu. Khi có lúa vào vít tải, tiếp điểm đóng mạch, van điện từ mở để nước đi vào ống đo lưu lượng (van điều chỉnh bằng tay dùng để điều chỉnh lưu lượng nước). Lượng nước đi vào vít tải thì độ ẩm được hiển thị trên ống đo lưu lượng nước, và khi không có lúa vào vít tải làm ẩm thì van điện từ đóng không cho nước vào vít tải nữa.

4.4. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ KHÁC.

Hình 4.4. Các thiết bị phụ trợ.

CHƯƠNG 5. CÁC QUY TẮC AN TOÀN VÀ SỰ CỐ CÓ THỂ XẢY RA 5.1. CÁC SỰ CỐ CÓ THỂ XẢY RA.

5.1.1. Các Sự Cố.

Trong quá trình vận hành lâu ngày thì một số thiết bị có thể gặp các vấn đề như: rách sàng (do vận hành với công suất lớn hoặc do nhiều bụi bẩn bám vào lâu ngày), hệ thống ống dẫn bột hoạt động yếu do bột bám dính vào thành ống, hệ thống vòi khí hư và các vấn đề về ma sát làm cho hư hỏng hoặc mẻ động cơ, trục bi,…

5.1.2. Biện Pháp Khắc Phục.

• Đối với sự cố rách sàng ta có thể thay mặt sàng (nếu như rách với lỗ lớn) hoặc dán lại mặt sàng với lỗ rách nhỏ và có thể sử lý được.

• Đối với các sự cố về đường ống dẫn bột thì ta có thể cào lớp bột bám vào thành ống để bột có thể lưu thông tốt.

• Đối với sự cố về ma sát thì ta có thể thường xuyên bôi trơn động cơ bằng các loại dầu, mỡ bôi trơn.

5.2. CÁC QUY TẮC AN TOÀN.

Đối với công ty thì an toàn là nguyên tắc hàng đầu. Vì vậy, Ban Giám Đốc đã có các biện pháp cụ thể để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Đối với quá trình vận hành của nhà máy thì các thiết bị máy móc luôn có lịch bảo dưỡng và vệ sinh cụ thể để vận hành được liên tục. Nếu có sự cố ngoài ý muốn về thiết bị thì luôn có sẵn những thiết bị để thay thế trong nhà máy. Và nhà máy được tranh bị rất nhiều hệ thống chửa cháy hiện đại khi cần thiết.

Đối với các tác động từ bên ngoài thì công ty đã thành lập tổ bảo vệ với nhiều thành viên, và công ty luôn đi đầu về tuyên truyền văn hóa đúng pháp luật đối với các vấn đề về bạo động hay biểu tình.

Đối với nhân viên thì được đào tạo để mỗi người luôn có ý thức tinh thần tự giác và trách nhiệm cao với công việc cũng như trong văn hóa ứng xử.

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN

Qua thời gian được thực tập tại công ty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông thì em đã được sự giúp đỡ rất tận tình của các thầy, cô giáo bộ môn và đặc biệt là các anh, chị trong công ty. Điều này đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho em hoàn thành tốt khóa thực tập của mình.

Và thông qua khóa thực tập thì em cũng đã thấy được một cách tổng quát nhất về các hoạt động cũng như mục tiêu và chiến lược khoa học của công ty trong tương lai. Và công ty luôn được mọi người biết đến với các sản phẩm đạt chất lượng cao cũng như đa dạng về thành phần mẫu mã và chũng loại, do đó luôn chiếm được lòng tin từ phía khách hàng. Thành công to lớn này có được là do sự quan tâm và chỉ đạo đúng mức của lãnh đạo công ty kết hợp với đội ngũ nhân viên trẻ, giàu năng lực cùng với một hệ thống công nghệ hiện đại.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì em còn thấy một số mặt hạn chế đang tồn tại, vì vậy em xin được phép đưa ra một số kiến nghị như sau:

• Thêm một thiết bị để loại bỏ các kim loại không có tính từ mà nam châm không tách được ngay khi nguyên liệu được nhập vào kho chứa silo để hạn chế quá trình tạo tia lửa điện khi có sấm chớp bên ngoài.

• Tại silo theo em nên gắn thêm một con chíp đẩy hoạt động quay silo với lượng lúa còn lại khi silo không xuất đi được hết nhằm hạn chế quá trình dọn dẹp thủ công.

• Thêm một bộ phận kiểm tra chất lượng và xử lý bột mì tại chỗ đối với quá

Một phần của tài liệu NHÀ MÁY BỘT MỲ MÊ KOONG (Trang 32 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w