bản và nhập/xuất trong C/C++
Bài thực hành về các thành phần cơ bản và nhập/xuấttrong C/C++ trong C/C++
Bài 1
Những tên gọi nào sau đây là hợp lệ:
? x ? 123variabe ? tin_hoc ? toan tin ? so-dem ? RADIUS ? one.0 ? number# ? Radius ? nam2000
Bài 2:
Bạn hãy thử viết một chương trình ngắn nhất có thể được.
Bài 3:
Tìm các lỗi cú pháp trong chương trình sau: #include (iostream.h)
void main(); / Giải phương trình bậc 1 {
cout << 'Day la chương trình: Gptb1.\nXin chao cac ban'; getch();
}
Bài 4:
Bài 5:
Viết chương trình in ra 4 dòng, 2 cột gồm các số sau và gióng cột: ? thẳng theo lề trái 0.63 64.1
? thẳng theo lề phải 12.78 -11.678 ? thẳng theo dấu chấm thập phân -124. 6 59.002
65.7 -1200.654
Bài 6:
Hãy viết và chạy các chương trình trong các ví dụ 3, 5.
Bài 7:
Chương trình sau khai báo 5 biến kí tự a, b, c, d, e và một biến số nam. Hãy điền thêm các câu lệnh vào các dòng … để chương trình thực hiện nhiệm vụ sau:
• Nhập giá trị cho biến nam
• Nhập giá trị cho các biến kí tự a, b, c, d, e.
• In ra màn hình dòng chữ được ghép bởi 5 kí tự đã nhập và chữ "năm" sau đó in số đã nhập (nam). Ví dụ nếu 5 chữ cái đã nhập là 'H', 'A', 'N', 'O', 'I' và nam được nhap là 2000, thì màn hình in ra dòng chữ: HANOI năm 2000.
• Nhập chương trình đã sửa vào máy và chạy để kiểm tra kết quả. #include <iostream.h> #include <conio.h> main() { int nam; char a, b, c, d, e; clrscr(); cin >> nam ;
… ;
cin.get(a); cin.get(b); cin.get(c);… ; … ;
// in kết quả
cout << a <<…<<…<<…<<…<< " nam " <<…; getch();
}
Bài 8:
Viết câu lệnh khai báo biến để lưu các giá trị sau:
• Tuổi của một người ? Số lượng cây trong thành phố
• Độ dài cạnh một tam giác ? Khoảng cách giữa các hành tinh • Một chữ số ? Nghiệm x của phương trình bậc 1
• Một chữ cái ? Biệt thức Δ của phương trình bậc 2
Bài 9:
Viết câu lệnh nhập vào 4 giá trị lần lượt là số thực, nguyên, nguyên dài và kí tự. In ra màn hình các giá trị này để kiểm tra.
Bài 10:
Viết câu lệnh in ra màn hình các dòng sau (không kể các số thứ tự và dấu: ở đầu mỗi dòng)
1:Bộ Giáo dục và Đào tạo 2:Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 3:Sở Giáo dục Hà Nội Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Chú ý:khoảng trống giữa chữ Đào tạo và Cộng hoà (dòng 1) là 2 tab. Dòng 2: để trống.
Bài 11:
Bài 12:
Viết chương trình nhập vào hai số thực. In ra hai số thực đó với 2 số lẻ và cách nhau 5 cột.
Bài 13:
Nhập, chạy và giải thích kết quả đạt được của đoạn chương trình sau: #include <iostream.h>
void main() {
char c1 = 200; unsigned char c2 = 200 ;
cout << "c1 = " << c1 << ", c2 = " << c2 << "\n" ;
cout << "c1+100 = " << c1+100 << ", c2+100 = " << c2+100 ; }
Bài 14:
Nhập a, b, c. In ra màn hình dòng chữ phương trình có dạng ax^2 + bx + c = 0, trong đó các giá trị a, b, c chỉ in 2 số lẻ (ví dụ với a = 5.141, b = ?2, c = 0.8 in ra 5.14 x^2 ?2.00 x + 0.80).
Bài 15:
Viết chương trình tính và in ra giá trị các biểu thức sau với 2 số lẻ: 1. √3 +√3 +√3b. 1
2 + 12 +12 2 +12
Bài 16:
Nhập a, b, c là các số thực. In ra giá trị của các biểu thức sau với 3 số lẻ: 1. a2? 2b + ab/c c. 3a ? b3? 2 √c
Bài 17:
In ra tổng, tích, hiệu và thương của 2 số được nhập vào từ bàn phím.
Bài 18:
In ra trung bình cộng, trung bình nhân của 3 số được nhập vào từ bàn phím.
Bài 19:
Viết chương trình nhập cạnh, bán kính và in ra diện tích, chu vi của các hình: vuông, chữ nhật, tròn.
Bài 20:
Nhập a, b, c là độ dài 3 cạnh của tam giác (chú ý đảm bảo tổng 2 cạnh phải lớn hơn cạnh còn lại). Tính chu vi, diện tích, độ dài 3 đường cao, 3 đường trung tuyến, 3 đường phân giác, bán kính đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp lần lượt theo các công thức sau:
C = 2p = a + b + c ; S = √p(p−a)(p−b)(p−c);
ha= 2Sa ; ma = 12√2b2+ 2c2−a2; ga = b2+c√bcp(p−a);
r= Sp ;R= abc4S ;
Bài 21:
Tính diện tích và thể tích của hình cầu bán kính R theo công thức: S = 4πR2; V = RS/3
Bài 22:
Nhập vào 4 chữ số. In ra tổng của 4 chữ số này và chữ số hàng chục, hàng đơn vị của tổng (ví dụ 4 chữ số 3, 1, 8, 5 có tổng là 17 và chữ số hàng chục là 1 và hàng đơn vị là 7, cần in ra 17, 1, 7).
Bài 23:
Nhập vào một số nguyên (có 4 chữ số). In ra tổng của 4 chữ số này và chữ số đầu, chữ số cuối (ví dụ số 3185 có tổng các chữ số là 17, đầu và cuối là 3 và 5, kết quả in ra là: 17, 3, 5).
Bài 24:
Hãy nhập 2 số a và b. Viết chương trình đổi giá trị của a và b theo 2 cách: • dùng biến phụ t: t = a; a = b; b = t;
• không dùng biến phụ: a = a + b; b = a - b; a = a - b; In kết quả ra màn hình để kiểm tra.
Bài 25:
Viết chương trình đoán số của người chơi đang nghĩ, bằng cách yêu cầu người chơi nghĩ một số, sau đó thực hiện một loạt các tính toán trên số đã nghĩ rồi cho biết kết quả. Máy sẽ in ra số mà người chơi đã nghĩ. (ví dụ yêu cầu người chơi lấy số đã nghĩ nhân đôi, trừ 4, bình phương, chia 2 và trừ 7 rồi cho biết kết quả, máy sẽ in ra số người chơi đã nghĩ).
Bài 26:
Một sinh viên gồm có các thông tin: họ tên, tuổi, điểm toán (hệ số 2), điểm tin (hệ số 1). Hãy nhập các thông tin trên cho 2 sinh viên. In ra bảng điểm gồm các chi tiết nêu trên và điểm trung bình của mỗi sinh viên.
Bài 27:
Một nhân viên gồm có các thông tin: họ tên, hệ số lương, phần trăm phụ cấp (theo lưong) và phần trăm phải đóng BHXH. Hãy nhập các thông tin trên cho 2 nhân viên. In ra bảng lương gồm các chi tiết nêu trên và tổng số tiền cuối cùng mỗi nhân viên được nhận.