II. Vai trò điều tiết thị trường của ngân sách nhà nước thông qua
2. VẤN ĐỀ LẠM PHÁT DƯỚI GÓC ĐỘ CHI NSNN
NSNN
Hiện nay nền kinh tế đang đứng trong cơn bão về giá – biểu hiện của thực trạng lạm phát. Lạm phát tác động xấu đến tình hình kinh tế - xã hội, gây ra những hậu quả nặng nề: suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tác động xấu đến cả nhà sản xuất và người tiêu dung, gia tăng tình trạng thất nghiệp trong trung và dài hạn.
Chính vì thế, kiềm chế lạm phát là mục tiêu trọng yếu trong điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội của quốc gia. Giữa lạm phát và hoạt động thu – chi của NSNN luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, có thể khẳng định các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát đều lien quan đến hoạt động của NSNN.
Dưới góc độ chi NSNN hiện nay có một số tiền không nhỏ đã bị lãng phí, thất thoát thông qua việc đầu tư công, thông qua việc chi tiêu của các cơ quan nhà nước, thông qua việc làm ăn kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước. Đầu tư, chi tiêu kém hiệu quả góp phần làm bội chi ngân sách, làm tăng nợ nần của Chính phủ và tạo sức ép lạm phát.
Xét về bội chi ngân sách, tỷ lệ bội chi so với GDP hàng năm vẫn còn cao, chiếm trên dưới 5%. Việc xử lý số thu vượt dự toán cần được dành cho việc trả nợ, dành cho việc giảm bội chi ngân sách, dành cho việc tăng số dự phòng, quỹ dự trữ của quốc gia; trong khi số chi thường xuyên thường vượt dự toán cao hơn cũng tạo sức ép lạm phát.
Xét về mặt quản lý, thu chi ngân sách được quản lý qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, tuy có những lợi ích nhất định, nhưng về tiền mặt, cần có sự kiểm soát tập trung của Ngân hàng Nhà nước, nếu không sẽ không thể tính toán được lượng tiền trong lưu thông và việc điều tiết mỗi khi xuất hiện tình hình lạm phát hay giảm lạm phát. Trong tổng số tiền mặt, có một lượng tiền mặt là ngoại tệ không nhỏ được thu, chi, dự trữ trong NSNN tạo sức ép đối với sự mất giá của đồng nội tệ gây ra lạm phát.