Phanh đĩa được dùng phổ biến trên ô tô con có vận tốc cao, đặc biệt hay gặp ở cầu trước.
Ngày nay phanh đĩa được dùng nhiều cho cả cầu trước và cầu sau vì có các ưu điểm chính sau :
- Momen phanh ổn định khi hệ số ma sát thay đổi hơn cơ cấu phanh kiểu tang trống. Điều này giúp cho bánh xe bị phanh làm việc ổn định, nhất là ở nhiệt độ cao.
- Khối lượng các chi tiết nhỏ gọn, nâng cao tính êm dịu và sự bám đường của xe.
- Khả năng thoát nhiệt ra môi trường dễ dàng. - Dễ dàng trong sửa chữa và thay thế tấm ma sát. - Dễ chế tạo, giá thành thấp.
- Dễ dàng bố trí cơ cấu tự điều chỉnh khe hở của bố phanh và đĩa phanh. Tuy nhiên phanh đĩa cũng có một số nhược điểm sau:
- Khó có thể tránh bụi bẩn và đất cát vì đĩa phanh không che kín hoàn toàn nên tính việt dã không cao.
- Khe hở giữa tấm ma sát và đĩa phanh rất nhỏ nên nhiệt độ tấm ma sát cao hơn nhiệt độ bố phanh của cỡ phanh bố tang trống.
Hiện nay có 2 loại là phanh đĩa có giá trị đặt xy lanh cố định và phanh đĩa có giá trị đặt xy lanh di động.
Phanh đĩa có giá đặt xylanh cố định gồm 2 xylanh công tác đặt hai bên đĩa phanh. Số lượng xylanh công tác có thể là hai hay bốn đặt đối xứng nhau.
Khi áp suất dầu phanh trong nòng xylanh chính tăng lên, tác động làm cho cả hai piston di chuyển đẩy các bố phanh ép sát vào đĩa phanh để tạo ra lực phanh.
Loại phanh này có kết cấu cứng vững vì không có các chi tiết trượt trừ piston. Tuy nhiên, phản lực từ đĩa phanh có khả năng được tác động để điều khiển phanh vì giá đỡ được gắn cố định.
Một piston đơn được đặt ở một bên của giá đỡ, giá đỡ di động tự do khi có lực tác động. Khi dầu phanh được xylanh chính đẩy đi áp suất dầu trong dẫn động phanh tăng lên, làm cho piston di chuyển đẩy bố phanh tiếp xúc với đĩa phanh, đồng thời giá đỡ di chuyển ngược chiều với piston sẽ làm cho bố phanh ở phía đối diện tiếp xúc với đĩa phanh tạo ra lực phanh.
Thiết kế theo kiểu này có ưu điểm là không tạo ra hiện tượng giật khi giá đỡ di chuyển, và không làm tăng hành trình piston.
Loại này cũng có một xylanh nhưng có hai piston lắp hướng lưng vào nhau trong xylanh. Một piston tác động trực tiếp lên bố phanh, còn piston kia tác động trực tiếp lên giá đỡ.
Khi phanh, dầu có áp lực cao được truyền từ xylanh chính theo đường ống dẫn dầu vào khoang giữa hai piston của xylanh công tác. Nó sẽ đẩy hai piston theo hai chiều ngược nhau. Piston trực tiếp sẽ tác động vào bố phanh phía bên trong còn piston gián tiếp sẽ dịch chuyển theo chiều ngược lại, làm cho giá đỡ di chuyển theo nhờ trục dẫn hướng và tác động vào bố phanh phía bên ngoài, ép sát vào đĩa phanh thực hiện quá trình phanh.
Ngày nay ở trên xe dùng chủ yếu là phanh đĩa có giá di động vì:
vào làm mát cho đĩa phanh và bố phanh tránh hiện tượng ‘sôi ‘ dầu phanh khi phanh liên tục.
- ở đây cơ cấu phanh có thể nằm sát ra phía vành bánh xe.
- Kết cấu đơn giản hơn, tạo điều kiện hạ giá thành của cụm chi tiết phanh.
Đĩa phanh là chi tiết quay cùng với bánh xe có các dạng cơ bản như ( h. 2-14)
Một số trường hợp đĩa phanh được đúc liền với moayơ của xe, nhưng thường thì chúng là hai bộ phận rời nhau để khi cần thiết có thể thay thế riêng từng bộ phận. Có 2 loại đĩa phanh : đĩa phanh đặc và đĩa phanh có rãnh gió
Tấm ma sát là dạng tấm phẳng được chế tạo từ thép lá dầy từ 2 đến 3 mm và tấm bố phanh dầy từ 9 đến 10 mm. Tấm ma sát được lắp hai bên đĩa phanh nhờ giá có rãnh hướng tâm và định vị bằng chốt dọc trục hoặc bằng các mảnh hãm.
Xy lanh công tác được chế tạo liền khối với giá đỡ hoặc chế tạo rời, piston, vòng cao su làm kín, vòng chắn bụi. Nó được bắt chặt trên mâm phanh. Nhiệm vụ của xylanh công tác là tiếp nhận áp suất thủy lực từ xylanh chính để tác dụng lên cơ cấu phanh.
Xylanh công tác được đúc bằng gang, bên trong gồm có piston nhôm, cuppen, và nhờ có lò xo nên cupen được ép chặt vào piston. Trên xylanh có vít xả gió, để giữ cho bụi bẩn không lọt vào trong nòng xylanh, ở hai đầu có nắp bảo vệ bằng cao su.