MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN THANH SƠN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay xóa đói giảm nghèo tại NHCSXH huyện Thanh Sơn (Trang 26 - 31)

ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN THANH SƠN

3.1 Định hướng phát triển của NHCSXH

3.1.1 Định hướng phát triển của NHCSXH Việt Nam

3.1.1.1 Đối với hoạt động huy động vốn

*Đa dạng hoá các nguồn vốn của NHCSXH

Ngoài nguồn vốn NSNN, nguồn vốn huy động trong dân cư, các nguồn vốn viện trợ… cần phát hành kỳ phiếu, trái phiếu NHCSXH. Đây sẽ là nguồn vốn lớn được huy động trong thời gian ngắn giúp giảm được chi phí hoạt động và thời gian sử dụng vốn dài. Ngoài ra có thể vay vốn của Bảo hiểm xã hội, tiết kiệm Bưu điện…

*Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn

Huy động tối đa nguồn vốn tại chỗ, đi đôi với việc tăng nguồn vốn hỗ trợ của TW và thu hút mạnh các nguồn vốn từ các vùng khác, nguồn tài trợ quốc tế để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng có hiệu quả của vùng có điều kiện khó khăn. Tập trung nguồn vốn tín dụng ưu đãi hiện đang được phân tán ở nhiều kênh, nhiều tổ chức vào một đầu mối là NHCSXH để phân bổ và cho vay một cách hợp lý, có hiệu quả.

Nhà nước bổ sung và cấp đủ vốn điều lệ cho NHCSXH. NHCSXH cần thực hiện cơ chế tự chủ theo hướng tăng nhanh năng lực tài chính, được chủ động huy động các nguồn vốn từ thị trường trong nước để cho vay.

NHCSXH có thể phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn từ 1 đến 5 năm với lãi suất trần bằng lãi suất huy động vốn cùng thời hạn của các Ngân hàng thương

mại lớn và thực hiện theo hình thức đấu thầu trên thị trường vốn; được huy động nguồn vốn tiết kiệm bưu điện và các nguồn vốn khác trên thị trường với lãi suất cao nhất bằng lãi suất huy động của các Ngân hàng Thương mại có cùng kỳ hạn tại thời điểm huy động vốn.

3.1.1.2 Đối với hoạt động tín dụng cho vay XĐGN

*Từng bước xoá bỏ chính sách cho vay theo lãi suất ưu đãi.

Tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách cũng cần được xây dựng theo lộ trình hội nhập, định hướng thị trường, đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt quan tâm đến chất lượng tín dụng để giúp cho người nghèo làm quen dần với nền kinh tế thị trường. Xác định rõ đối tượng được ưu đãi và phương thức ưu đãi sao cho Ngân sách Nhà nước giảm cấp bù chênh lệch lãi suất đối với phần vốn huy động. Mặt khác, cho vay ưu đãi dễ nảy sinh tiêu cực: những hộ không thuộc diện nghèo nhưng nhờ quen biết vẫn được vay. Cho vay với lãi suất ưu đãi dẫn đến lãi suất huy động vốn thấp làm giảm nguồn vốn huy động.

Muốn xoá bỏ chính sách cho vay theo lãi suất ưu đãi cần có một lộ trình cụ thể, không thể thực hiện ngay một lúc được.

3.3.2. Định hướng phát triển của NHCSXH Huyện Thanh Sơn

Xin tỉnh hỗ trợ giành một phần vốn ngân sách địa phương từ tăng nguồn thu trong kế hoạch hàng năm để cân đối nguồn vốn tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Đối với tỉnh có khả năng về ngân sách có kế hoạch bổ sung thêm vốn ủy thác cho NHCSXH, cho vay theo các chương trình, dự án chỉ định của địa phương.

* Thực hiện các chương trình thu hút khách hàng

Các chương trình thu hút khách hàng: các chương trình khuyến mại, gửi tiết kiệm bốc thăm trúng thưởng, tạo lòng tin cho khách hàng… khuyến khích họ gửi tiết kiệm tại ngân hàng để tăng vốn cho ngân hàng.

Căn cứ Quyết định số 2331/QĐ-TTG ngày 20 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2015 với Mục tiêu cụ thể về xóa đói giảm nghèo: Tạo cơ hội phát triển để người nghèo, hộ nghèo ổn định và đa dạng hóa sinh kế, tăng thu nhập, vượt qua nghèo đói vươn lên khá giả, giàu có; tăng cường và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân ở các vùng nghèo, giảm thiểu tình trạng gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và mức sống giữa các vùng miền và các nhóm dân cư. Với các dự án:

- Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo

- Nhân rộng mô hình giảm nghèo

- Hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện chương trình

3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo của PGDNHCSXH Huyện Đoan Hùng NHCSXH Huyện Đoan Hùng

3.2.1.Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, đảm bảo cho việc hoàn trả vốn vay đầy đủ, đúng hạn.

- Vai trò bảo lãnh của Tổ tiết kiệm và vay vốn: NHCSXH cho vay sưới sự bảo lãnh của các tổ tiết kiệm và vay vốn, không có tính ràng buộc vật chất, liên đới pháp lý đối với Ban đại diện HĐQT của NHCSXH nên phải đẩy mạnh vai trò kiểm soát, giám sát cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách của các cấp, các ngành ở TW và địa ở địa phương để phối hợp trong việc thu hồi nợ vay được dễ dàng.

- Ban hành cơ chế về trách nhiệm của Ban đại diện Hội đồng quản trị, Ban xoá đói giảm nghèo xã, phường ở các địa phương và việc kiểm tra, giám sát của HĐND và UBND tỉnh, thành phố đối với việc cho vay hộ nghèo.

- Không thu hồi gốc một lần vào cuối thời hạn tín dụng thay vào đó là định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi nhưng phải phù hợp với mùa vụ và thu nhập của hộ nghèo, hộ gia đình, cá nhân để tránh mất mát vốn. Đối với trường hợp hộ

nghèo, hộ gia đình, cá nhân không có khả năng trả nợ do những nguyên nhân khách quan, NHCSXH xem xét gia hạn nợ.

3.2.2. Xây dựng các dự án để hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề, tạo việc làm gắn với xóa đói giảm nghèo.

Địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn; tập trung xây dựng các dự án trợ giúp xoá đói giảm nghèo, phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, trồng rừng tập trung, phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề, chế biến nông, lâm hải sản, xây dựng mô hình liên kết doanh nghiệp với hộ dân để phát triển vùng nguyên liệu bền vững, giúp hộ dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, văn hoá, giáo dục...

3.2.3. Đào tạo đội ngũ cán bộ.

Đầu tư phát triển mạng lưới, hiện đại hóa hệ thống thanh toán và thu thập thông tin để điều hành hoạt động. Khẩn trương đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân viên, ngoài những kiến thức về ngân hàng, cần xem xét đào tạo thêm kiến thức về nông nghiệp, lâm nghiệp và văn hóa, tập quán canh tác ở các vùng có điều kiện khó khăn để hỗ trợ và giúp đỡ đồng bào sử dụng vốn vay có hiệu quả. Ban hành đồng bộ các cơ chế nghiệp vụ huy động vốn và cho vay, tổ chức bộ máy kiểm soát nội bộ và cơ chế tài chính đảm bảo việc vận hành hoạt động trôi chảy, an toàn

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

Ngày càng có thêm nhiều chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các hộ chính sách khác, nhằm thực hiện thành công chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo quốc gia. Đồng thời phân bổ kịp thời nguồn vốn để đồng vốn có thể đến tay người nghèo kịp thời.

3.3.2 Đối với Ngân hàng CSXH Tỉnh Phú Thọ

Đề nghị Ngân hàng CSXH Tỉnh giao tăng chỉ tiêu dư nợ cho PGD NHCSXH huyện Thanh Sơn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện.

3.3.3 Đối với chính quyền địa phương

Các tổ chức hội, đoàn thể cấp huyện chỉ đạo các đơn vị cơ sở của mình tăng cường hơn nữa trong việc kiểm tra, giám sát tổ tiết kiệm và vay vốn, đối chiếu đến từng hộ vay vốn, có mặt đầy đủ trong việc cho vay, thu nợ, thu lãi và việc bình xét cho vay. Coi công tác ủy thác cho Ngân hàng CSXH là một trong những nhiệm vụ chính của tổ chức hội đoàn thể.

KẾT LUẬN

Xoá đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua và cả trong giai đoạn sắp tới. Từ nhiều năm nay, Việt Nam đã đặt nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo lên vị trí quan trọng hàng đầu. Những năm 90, chúng ta thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo bằng chương trình mục tiêu quốc gia. Năm 2002, Chính phủ phê chuẩn Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, trong đó tập trung hơn vào cải thiện kết cấu hạ tầng xã hội, nhà ở; phát triển các hoạt động nâng cao dân trí; động viên các ngành, các cấp, các tầng lớp dân cư tích cực tham gia tạo việc làm; tạo cơ hội và điều kiện để giúp người nghèo tiếp cận được với các dịch vụ xã hội cơ bản, tăng thu nhập và cải thiện đời sống, vì thế, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm khá nhanh.

Chúng ta đều biết, cho vay người nghèo là một trong 3 giải pháp lớn của Chính phủ để triển khai công tác xoá đói giảm nghèo và nhiệm vụ đó được giao cho NHCSXH.

PGD Ngân hàng CSXH huyện Thanh Sơn từ ngày thành lập đến nay đã hoạt động tích cực, sáng tạo, thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, trở thành điểm tựa vững chắc giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách thoát nghèo, giải quyết việc làm, cải thiện môi trường nông thôn… và đã trở thành mô hình hoạt động có hiệu quả nhất trong việc xoá đói giảm nghèo, đưa huyện nhà thoát khỏi tình trạng lạc hậu. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu

đã đạt được trong quá trình cho vay vốn thì ngân hàng cũng bộc lộ nhiều tồn tại như: về điều kiện vay, thủ tục cho vay, vốn vay còn hạn chế…

Vì vậy trong những năm tới cần đẩy mạnh hoạt động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo và các đối tượng khác, để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp cùng phát triển và đạt hiệu quả tối ưu cho ngân hàng.

Xin chân thành cảm ơn cô giáo : THs.Phan Thị Mai Hương, Ban lãnh đạo PGD NHCSXH Thanh Sơn và các anh chị nhân viên của Phòng đã giúp em hoàn thành chuyên đề này./.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay xóa đói giảm nghèo tại NHCSXH huyện Thanh Sơn (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w