Quy định chung.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập nhà máy thủy điện nậm công và nậm sọi (Trang 49 - 51)

Quy trình điều tra sự cố áp dụng cho các công việc từ xác định sự cố, phân loại sự cố theo các cấp và hiện tượng bất thường xảy ra trong vận hành nhà máy điện (NMĐ) đến trình tự khai báo, tổ chức điều tra, thống kê báo cáo sự cố và hiện tượng bất thường.

Các quy trình này phải được thường xuyên phổ biến học tập đến cán bộ, Công nhân viên trong đơn vị để mọi người chấp hành nghiêm túc theo chức năng nhiệm vụ của mình và có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho cấp trên biết về các sự cố, hiện tượng bất thường của thiết bị, máy móc hoặc các phạm vi về kỹ thuật, an toàn nguy hiểm gây ra cho người và thiết bị mà mình đã phát hiện.

Những vi phạm chế độ hoạt động bình thường của thiết bị cũng như những trường hợp hư hỏng thiết bị tuỳ theo tắnh chất cơ bản, mức độ hư hỏng và hậu quả do chúng gây ra mà được đánh giá là sự cố hay hiên tượng bất thường.

* Mục đắch của công tác khai báo và điều tra sự cố, hiện tượng bất thường:

a. Tìm nguyên nhân kỹ thuật và người gây lên sự cố cũng như những hiện tượng bất thường.

b. Chuẩn bị các phương án tổ chức kỹ thuật nhằm ngăn ngừa sự cố, các hiện tượng bất thường và các vi phạm đến chế độ hoạt động của thiết bị.

c. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, Công nhân viên trong đơn vị sản xuất nhằm đảm bảo vận hành liên tục thiết bị nhằm đạt hiệu quả cao và an toàn

d.Trên cơ sở phân tắch các dữ liệu thu được trong điều tra, tổng hợp các số liệu thống kê sự cố để đưa ra nghiên cứu khoa học, thiết kế chế tạo hiệu chỉnh sửa chữa nhằm khắc phục khiếm khuyết của thiết bị.

+ Việc xác nhận sự cố hoặc hiện tượng bất thường ảnh hưởng tới vận hành máy chỉ được tắnh khi tiếp nhận thiết bị vào vận hành và được quy định như sau:

Các thiết bị dự phòng nóng hoặc nguội khi cần thiết huy động mà không thể huy động được vì hư hỏng bởi bản thân thiết bị (Trong thời gian trước khi huy động không kiểm tra phát hiện ra) hoặc do chủ quan của nhân viên vận hành vi phạm quy trình gây nên cũng được tắnh là sự cố.

+ Không xác định là sự cố đối với các trường hợp sau:

- Những thiết bị chắnh của nhà máy điện như tua bin, máy phát máy biến áp, đường dây bị hư hỏng đã tách ra khỏi lưới để sửa chữa hoặc đang vận hành nhưng được phép ngừng vận hành để sửa chữa định kỳ mà trong quá trình này do chủ quan làm hỏng thêm.

- Hư hỏng các thiết bị đang bảo quản trong kho, trong quá trình vận chuyển lắp ráp. - Hư hỏng các thiết bị mới lắp ráp song đang hiệu chỉnh, thử nghiệm, chạy thử nhưng chưa bàn giao cho bên quản lý vận hành.

Các dạng sự cố của Nhà máy:

a. Sự cố có mạch bảo vệ:

- Là các dạng sự cố được lắp đặt bảo vệ. Khi xảy ra sự cố, hệ thống bảo vệ Nhà máy sẽ thực hiện theo chương trình tự động đã được định trước đồng thời có tắn hiệu báo động trên tủ điều khiển và trên máy vi tắnh của chương trình SCADA.

- Tại các Tủ điều khiển đèn báo tắn hiệu sự cố sáng, còi kêu.

- Tại Máy vi tắnh điều khiển SCADA hiện nội dung sự cố, in sự cố để lưu trữ. - Dựa trên mức độ và tắnh chất sự cố có thể chia thành 2 cấp sự cố như sau: * Sự cố cấp 1: là những sự cố chỉ được báo tắn hiệu ở bảng điều khiển.

* Sự cố cấp 2: là những sự cố được báo tắn hiệu đi cắt Máy cắt hoặc đi dừng máy. + Khi xảy ra sự cố nhân viên vận hành cần phải tiến hành theo các bước sau: - Nhấn nút để giải trừ âm thanh tại bảng đèn tắn hiệu.

- Ghi chép các tắn hiệu đèn sự cố.

- Ghi chép toàn bộ các thông số lúc xảy ra sự cố trên bộ ghi sự cố của Rơle. - Giải trừ tác động của các Rơle bảo vệ.

- Theo dõi sự làm việc của các thiết bị theo sơ đồ Logic sự cố. - Theo dõi quá trình làm việc của các thiết bị tự động.

- Phải thao tác hỗ trợ bằng tay khi các mạch tự động không làm việc. - Ghi toàn bộ sự việc xảy ra vào sổ nhật ký vận hành.

- Nhân viên vận hành phải nhanh chóng xác minh và xử lý sự cố đồng thời trưởng ca vận hành phải báo cáo ngay cho lãnh đạo Nhà máy để có hướng giải quyết.

b.Sự cố không có mạch bảo vệ:

Là những sự cố không có lắp mạch bảo vệ, khi xảy ra sự cố này tùy theo mức độ có thể gây ra hư hỏng thiết bị hoặc đe dọa đến tắnh mạng con người mà ca trực vận hành có những xử lý thắch hợp nhất.

- Trên cơ sở của các đồng hồ đo lường, biểu hiện khác thường mà nhanh chóng phán đoán vị trắ, mức độ và tắnh chất của sự cố.

- Áp dụng mọi biện pháp để duy trì sự làm việc ổn định của thiết bị để khỏi phải dừng máy nếu không cần thiết.Trong lúc xử lý sự cố phải thao tác chắnh xác, nhanh gọn.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập nhà máy thủy điện nậm công và nậm sọi (Trang 49 - 51)