Các động lực để pháttriểnphầnmềmnguồnmở

Một phần của tài liệu Đề cương các ví dụ nâng cao công nghệ phần mềm (Trang 155 - 162)

- Synchronization Proxy: Đảm bảo nhiều client cóthể truy cập vào cùng một đối tượng mà không gây ra xung đột Thực tế có rất nhiều tình huống khiến chúng ta phải nghĩ đến

Các động lực để pháttriểnphầnmềmnguồnmở

Vậy những động lực nào cần thiết cho pháttriểnphần mềm nguồn mở dùng cho

ứngdụngnói riêng, và cho sự phát triển cuả cả ngànhcôngnghiệpphầnmềm nói chung ? Liệu điều này có mâuthuẫnvới các quan niệm và giá trị thực tiễn hiện nay về mô hình phát triển phần mềm sở hữu riêng đang tồn tại trên thế giới và ở Việt nam hay không ? Ngày nay, đã và đang có nhiều chính phủ cuả nhiều quốc gia cổ vũ và dành ưu tiên để phát triển và ứng dụng phần mềm nguồn mở, thông qua các chính sách về mua sắm sản phẩm, đầu tư phát triển và sử dụng các công nghệ mở. Nhưng nếu chỉ coi việc sửdụngphầnmềmnguồnmởnhư một giải pháp thay thế phần mềm sở hữu riêng và để tránh tình trạng độc quyền nâng giá, thì cơ chế thị trường sẽ là yếu tố điều tiết giúp trào lưu “phầnmềmnguồnmở” phát triển và chính phủ Việt nam có lẽ cũng không có nhiều lý do để ưu tư về hiện trạng hiện nay. Mộtđấtnướcmớibắt đầupháttriểnCôngnghệthôngtin,vớinộilựccònkháhạnchếnhưViệtnam

khôngthểbỏquacơhộiđitiênphongtrongpháttriểnphầnmềmnguồnmởvàứng

dụngphầnmềmnguồnmởsẽgiúpmanglạilợiíchthựcsự! Đây mới chính là thách thứccuả một dân tộc luôn khát khao tìm cho mình con đường đi tắt, đón đầu, đuổi kịp và vượt một số quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới !

Sau đây là10lý do ảnh hưởng đến việc hoạch định mục tiêu và định hướng chính sách

quốc gia trong phát triển và ứng dụng phần mềm nguồn mở, giúp mang lại những giá trị địch thực cho nền công nghệ thông tin Việt nam.

Các lý d o m a n g tí n h qu ốc gia( k hông thể chậm trễ hơn ) :

1. Bảo đảm an ninh quốc gia.

2. Giúp phát triển tiềm lực CNTT trong nước. 3. Tiết giảm chi phí nhập khẩu phần mềm.

5. Cơ hội phát triển các sản phẩm nội địa và bản địa hoá.

Các lý d o m a n g tí n h k i n h doa n h (c ó đ i ề u ki ệ n và cần sự c huẩn b ị):

1. Tiết giảm tổng chi phí sở hữu phần mềm. (khôngphải mọi lúcmọi nơi) 2. An toàn và bảo mật (còn tuỳthuộc vàotrình độ tiếp nhận công nghệ) 3. Tránh sự phụ thuộc vào nhà cung cấp (đặcbiệttừ nướcngoài)

Các lý d o m a n g t ín h x ã hội (c ần sự t uy ê n truyề n , nâ n g c ao n hận t h ứ c):

1. Giúp phổ cập các sản phẩm cuả công nghệ thông tin – truyền thông. 2. Giúp giáo dục ý thức công dân tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.

Bảo đảm an ninh quốc gia:

Các sản phẩm phần mềm sở hữu riêng chỉ được phân phối với mã nhị phân, như các “hộp đen”, không cho phép chính phủ kiểm soát hoạt động bên trong cuả phần mềm. Việc phần phối mã nhị phân không kèm theo mã nguồn tuy có giúp bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ của nhà sản xuất, nhưng cũng là lý do để người sử dụng hoài nghi về tính trung thực và những cam kết của họ trong thực tế. Liệu có “cổng hậu” nào được cố ý cài đặt bên trong các phần mềm sở hữu riêng hay không ? Dù cho có cam kết gì thì câu trả lời sẽ không bao giờ làm hài lòng chính phủ, vì thực tế, việc lợi dụng các “cổng hậu” do virus tạo ra trong một số sản phẩm (của Microsoft) đã kịp gây ra một số hậu quả ...

Giúp phát triển tiềm lực CNTT trong nước:

Các nước mới bắt đầu phát triển CNTT như Việt nam luôn gặp phải vấn đề thiếu hụt về tiềm lực tài chính, nhân lực và công nghệ. Việc ưu tiên phát triển phần mềm nguồn mở không phải để giúp nền công nghiệp phần mềm hầu như chưa tồn tại cuả ta có sức cạnh tranh quốc tế, mà chính là để tạo ra cú hích ban đầu, giúp hình thành và phát triển công nghệ thông tin - truyền thông trong nước tới một mức độ đủ mạnh, đủ để ta làm chủ công nghệ, đủ điều kiện tiếp nhận lợi ích thực sự mà lĩnh vực công nghệ cao này đem lại cho đất nước. Yếu tố quan trọng cuả mô hình kinh doanh phần mềm nguồn mở là các công ty nội địa sẽ thu được lợi nhuận từ việc bán dịch vụ triển khai và hỗ trợ, chứ không phải từ bán sản phẩm, điều này sẽ giúp kích thích sự định hướng cuả các công ty vào nguồn mở. Có ba lý do chính để chứng minh cho luận điểm này:

1. Phầnmềmnguồnmởlàmgiảmkhoảngcáchxuấtphátbanđầu:Với bản chất mở và cho phép người sử dụng dễ dàng chỉnh sửa, thay đổi và qua đó học hỏi được công nghệ, các trường đại học và các công ty sử dụng nguồn mở sẽ dễ dàng tiến hành nghiên cứu, nắm bắt công nghệ, nâng cao trình độ nhân lực. Phần mềm sở hữu riêng bản thân nó không

thể cung cấp sự hấp dẫn này vì lý do bí mật thương mại, vì những hạn chế pháp lý về bản quyền, mức độ đầu tư, tiếp thị và thương mại hoá lớn khiến cho các công ty nội địa không thể tiếp cận công nghệ hay cạnh tranh.

2.Phầnmềmnguồnmởlàmôitrườnglýtưởngchođàotạovànghiêncứu:Tính mở và tính cộng đồng cuả nguồn mở là đảm bảo tốt cho việc tạo lập môi trường này. Các công cụ phát triển ứng dụng phong phú, các tài liệu công nghệ có thể tự do tải về từ mạng Internet, các kho mã nguồn do cộng đồng nguồn mở trên thế giới phát triển và cung cấp miễn phí là những tài sản to lớn, trị giá nghìn, hàng triệu đô la, hoàn toàn có thể thay thế các sản phẩm thương mại mà ta không phải bỏ tiền để mua.

3. Phần mềm nguồn mở là nguồn xây dựng các hệ thống mở và các chuẩn mở: Mỗi quốc gia, mỗi tổ chức khi lưu trữ, xử lý và trao đổi thông tin rất cần các chuẩn mực chung. Nếu phải sử dụng phần mềm sở hữu riêng để là chuẩn xử lý và lưu trữ dữ liệu thì quả là bất cập. Trên thực tế, Việt nam và một số quốc gia khác đã không sử dụng phiên bản địa phương hoá và cách thức xử lý ngôn ngữ bản địa cuả hệ điều hành cuả Microsoft. Chúng ta cũng đã trải qua kinh nghiệm không mấy tốt lành, khi bắt buộc phải thay đổi chuẩn quốc gia TCVN-3 sang TCVN-

6909, chỉ vì một số mã định dạng tiếng Việt (như ký tự ư) không thể hiển thị được trong các phiên bản tiếp theo cuả trình duyệt Internet Explorer trên hệ điều hành

Microsoft.

Tiết giảm chi phí nhập khẩu phần mềm

Một phần rất lớn lợi nhuận cuả nền công nghiệp phần mềm nằm tại một vài quốc gia và một vài công ty lớn: các hệ điều hành máy tính thương mại cuả IBM, HP, Sun Microsystems, Microsoft, các phần mềm ứng dụng kinh doanh và cơ sở dữ liệu cuả Oracle, SAP, PeopleSoft, Microsoft ..., các phần mềm phục vụ kỹ thuật cuả Adobe, Intergraph, Autodesk.... Phần đông các quốc gia đang phát triển phải mua các sản phẩm phần mềm cuả các quốc gia phát triển với chi phí khá cao, là gánh năng đáng kể cho nền kinh tế còn non yếu. Phần mềm nguồn mở, nếu được ứng dụng tốt, sẽ là giải pháp thay thế khá hiệu quả, hoặc cho dù không làm giảm đáng kế chi phí thì quốc gia đó cũng không phải bỏ nhiều ngoại tệ để nhập khẩu phần mềm: Mô hình kinh doanh phần mềm nguồn mở chủ yếu dựa trên dịch vụ, chứ không phải sản phẩm, sẽ giúp giải quyết vấn đề lao động trong nước, giúp các công ty nội địa tăng trưởng và nhà nước có thể tăng thu các khoản thuế từ dịch vụ (hiện nay, thuế xuất nhập khẩu phần mềm của Việt nam là 0%, thuế dịch vụ từ 5 - 10 %).

Cải thiện tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm

Vi phạm bản quyền phần mềm là vấn đề cuả khá nhiều quốc gia. Hiệp hội kinh doanh phần mềm quốc tế ước tính thiệt hại cuả ngành phần mềm năm 2002 từ vi phạm bản quyền lên tới 13.08 tỷ USD. Việt nam hiện có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất thế giới, năm 2003 khoảng 95%. Đây là một cản trở lớn đối với chúng ta khi gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) và các định chế thương mại và tài chính khác. Các hiệp định song phương và đa phương mà Việt nam ký kết cũng nêu rõ các điều kiện liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Sự kiện gần đây, các cơ quan chức năng cuả ta đã tiến hành xử phạt một số công ty bán máy tính cài đặt những phần mềm không có bản quyền là một bước đi bắt buộc. Tình trạng này nếu không có giải pháp khác phục sẽ là cản trở to lớn đến sự phát triển cuả bản thân ngành CNTT và đặc biệt ngành công nghiệp phần mềm nội địa.

Phần mềm nguồn mở là một giải pháp hữu hiệu trong cuộc chiến chống lại tình trạng vi phạm bản quyền, nhờ vào chi phí khá thấp, điều kiện sử dụng rộng rãi về quyền sở hữu trí tuệ. Chúng ta hy vọng Việt nam sẽ có những bước tiến bộ đáng kể để cải thiện tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm bằng cách mạnh dạn chuyển qua sử dụng phần mềm nguồn mở, trước mắt là trong các trưòng đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan chính quyền, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cơ hội phát triển các sản phẩm nội địa và bản địa hoá

Ở các quốc gia mà tiếng Anh không phải là phổ biến như Việt nam, rào cản ngôn ngữ là một điều đáng kể khiến cộng đồng dân cư không thể dễ dàng sử dụng máy tính và hưởng thụ trọn vẹn các thành quả mà CNTT và truyền thông mang lại. Vì lợi nhuận, không phải nhà cung cấp sản phẩm phần mềm nào cũng lưu tâm đầu tư phiên bản địa phương hoá cuả mình, điều này càng tạo thêm rào cản ứng dụng CNTT.

Bản địa hoá là một trong các lĩnh vực mà phần mềm nguồn mở có ưu thế lớn. Người sử dụng phần mềm nguồn mở hoàn toàn có thể phát triển phiên bản địa phương hoá, với chi phí không phải là quá lớn. Thực tế thời gian qua, chỉ với nội lực cuả mình, nhiều công ty và nhiều nhóm phát triển phần mềm nguồn mở Việt nam đã tiến hành Việt hoá thành công nhiều bản Linux distro, góp phần phổ cập hệ điều hành nguồn mở này cho đông đảo công đồng.

Cần chú ý rằng chương trình phổ cập tin học cho thanh niên Việt nam là một cơ hội lớn để chúng ta phát triển các phiên bản địa phương hoá (tiếng Việt) cuả các ứng dụng văn phòng, trình duyệt, thư điện tử, các sản phẩm phần mềm nguồn mở khác cho thanh niên nông thôn, vùng sâu vùng xa với trình độ ngoại ngữ khá hạn chế có thể tiếp cận được những thành tựu cuả CNTT và hưởng lợi từ những hoạt động này.

Tiết giảm tổng chi phí sở hữu phần mềm

Việc sử dụng các phần mềm nguồn mở mà không phải trả chi phí bản quyền phần mềm, chỉ trả tiền cho các dịch vụ cài đặt, cấu hình, chỉnh sửa và đào tạo rõ ràng là một điều hấp dẫn lớn. Trên thực tế nhiều công ty khi chuyển qua sử dụng phần mềm nguồn mở đã thông báo những khoản tiết kiệm lớn: Intel tiết kiệm đến

200 triệu USD từ việc chuyển qua dùng GNU/Linux thay cho UNIX, Công ty Amazon tiết kiệm 17 triện USD khi sử dụng các máy chủ GNU/Linux. Đó chỉ là hai trong số hàng trăm các công ty lớn khác thông báo về sự tiết giảm tổng chi phí sở hữu khi chuyên qua phần mềm nguồn mở. Trong khu vực chính phủ, chỉ tính một thành phố nhỏ cuả Hoa kỳ (Largo) khi chuyên qua nguồn mở đã tiết giảm được 1 triệu USD/năm chi phí vận hành hệ thống IT, với hạ tầng IT sử dụng nguồn mở chỉ với 40% chi phí so với các hệ thống tương tự sử dụng phần mềm thưong mại. Chính phủ Thuỵ điển thông báo tiết kiệm đến 1 tỷ USD một năm, còn chính phủ Đan mạch cho biết khoản tiết kiệm vào khoảng 480 triệu đến 730 triện USD hàng năm. Tuy nhiên, không phải bao giờ chuyển qua nguồn mở cũng dễ chịu, nhất là khi thói quen con người lại gắn chặt với nếp suy nghĩ thực dụng và đôi khi bảo thủ.

An toàn và bảo mật thông tin

Sẽ không có hệ thống máy tính nào là tuyệt đối an toàn, tuy nhiên những yếu tố như phương thức phát triển phần mềm, kiến trúc chương trình, những áp lực kinh doanh để chiếm lĩnh thị trường đôi khi ảnh hưởng khá lớn đến tính an toàn và bảo mật cuả hệ thống. Có thể liệt kê một vào yếu tổ cho thấy các hệ thống nguồn mở tương đối có nhiều ưu thế về bảo mật hơn, so với các hệ thống sở hữu riêng:

· Thời gian khắc phục lỗi cuả một số phần mềm phát triển trên nền tảng nguồn mở nhanh hơn, tuy không phải mọi lúc mọi nơi.

· Với nguồn mở và mô hình cộng đồng trong phát triển phần mềm nguồn mở, khả năng sinh lỗi cố tình hay vô tình sẽ giảm thiểu.

· Các hacker hiện nay tập trung viết virus và tấn công các hệ điều hành thương mại như cuả Microsoft nhiều hơn vào các hệ điều hành nguồn mở.

· Các công cụ an ninh và bảo mật trên nền nguồn mở là khá phong phú, ngược lại các công cụ tương tự cho các hệ điều hành thương mại khá đắt tiền.

Tránh sự phụ thuộc vào nhà cung cấp

Sau một thời gian dài sử dụng sản phẩm cuả một công ty, người sử dụng có thể phát hiện ra rằng họ đã quá bị phụ thuộc vào các sản phẩm cuả công ty độc quyền, có thể

mà họ không có nhu cầu sử dụng đến. Đã có một cuộc tranh luận liệu có nên triển khai phần mềm sở hữu riêng trong khu vực chính phủ hay không, vì điều này sẽ càng làm trầm trọng thêm tình trạng phụ thuộc tiếp tục vào những nhà cung cấp phần mềm sở hữu riêng. Một khi các chuẩn sở hữu riêng được thiết lập, thì người dùng cũng phải tuân theo các chuẩn đó. Khi mở rộng hệ thống, do yêu cầu về tính tương thích với chuẩn sở hữu riêng bắt buộc hệ thống phải có khuynh hướng ưu tiên đối với các nhà cung cấp phần mềm sở hữu riêng, từ đó xảy ra tình trạng bị phụ thuộc lâu dài.

Giúp phổ cập các sản phẩm cuả công nghệ thông tin – truyền thông

Các tư tưởng mang tính tự do và cộng đồng của phần mềm nguồn mở luôn đi kèm theo các giá trị về mặt xã hội. Phần mềm, đặc biệt là phần mềm nguồn mở, tượng trưng cho tri thức con người về các quy luật, thủ tục và cách thức thao tác, xử lý dữ liệu. Trong hệ thống các giá trị mang tính xã hội ngày nay, tri thức giúp nâng cao năng xuất lao động, làm ra các sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao luôn được nhà nước ưu tiên đầu tư để trở thành tài sản chung cuả quốc gia, cuả nhân loại, và sản phẩm trí tuệ này cần được chia sẻ một cách tự do và rộng rãi. Ý tưởng phổ biến các công cụ phát triển phần mềm theo hướng mở có đặc trưng đáng chú ý: việc khai thác hiệu quả các công cụ để tạo ra các sản phẩm có chất lượng, có tính cạnh tranh chỉ nên giới hạn bởi trình độ, kiến thức, kỹ năng và sức sáng tạo cuả nhà sản xuất, không nên bị ràng buộc bởi bản quyền sử dụng, giá cả chuyển giao công nghệ hoặc các áp đặt mang tính quyền lực cuả quốc gia hay công ty độc quyền. Yếu tố mang tính xã hội sâu sắc này trong các báo cáo gần đây, khi so sánh hai mô hình kinh doanh phần mềm nguồn mở và phần mềm sở hữu riêng, thường bị cố ý lờ đi, gây ra những ngộ nhận nơi người sử dụng.

Giúp giáo dục ý thức công dân tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ

Thông thường các hệ thống nguồn mở luôn sẵn sàng để cho bất cứ ai có nhu cầu có thể tìm hiểu và sử dụng, nên rất khó cho bất cứ công ty nào đòi hỏi quyền sở hữu riêng nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh. Một công ty khi bỏ tiền để quảng cáo cho sản phẩm Linux sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các công ty cung cấp các sản phẩm dựa trên Linux, bao gồm cả những đối thủ cạnh tranh. Do đó các nỗ lực tiếp thị, quảng bá, nâng cao nhận thức xã hội về phần mềm nguồn mở cần được nhà nước đầu tư và đẩy mạnh để phong trào nguồn mở mang tính cộng đồng. Thông qua hoạt động này, ý thức cộng đồng, ý thức công dân sẽ được nâng cao, nhất là những nhận thức đúng đắn và tôn trọng các giá trị cuả sản phẩm trí tuệ, cuả phần mềm và các lợi ích chung mà ứng dụng CNTT có thể mang lại cho xã hội. Lãnh đạo, các tổ chức và người dân sẽ có được định hướng rõ ràng hợn, mạnh dạn hơn trong các quyết định chọn mua sản phẩm phần mềm và dịch vụ kèm theo phù hợp với nhu cầu và khả năng cuả mình, giữa phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở, phần mềm trong nước sản xuất và phần mềm nhập khẩu. Đồng thời sẽ tránh được những hành vi thiếu ý thức và sự cố đáng tiếc như phát tán virus, ăn cắp mật khẩu và thông tin trên mạng cuả giới trẻ Việt nam.

Đánh giá chung về các giá trị cuả phần mềm nguồn mở đã trình bày ở trên ta thấy chỉ có ba điểm mang ý nghĩa vì kinh doanh và lợi nhuận. Do đó khi quyết định lựa chọn phương án đầu tư phát triển hay mua sắm phần mềm, các nhà hoạch định chính sách cần có cái nhìn tổng thể hơn để tìm ra giá trị đích thực mà phần mềm nguồn mở có thể đem lại, nhất là những giá trị giúp phát triển bền vững ngành CNTT trong nước, hướng tới xuất khẩu phần mềm.

Từ kinh nghiệm cuả một số quốc gia trong khu vực, chúng ta có thể tìm hiểu học tập một số mô hình sau về đào tạo nhân lực, tăng cường tiềm lực phát triển phần mềm nguồn mở:

1. Xây dựng các phòng máy tính chỉ trang bị phần mềm nguồn mở trong các cơ sở đào tạo, phổ cập tin học. Tiến tới đầu tư xây dựng những trung tâm tài năng về nguồn mở cấp thành phố, cấp quốc gia.

2. Thay đổi, điều chỉnh chương trình đào tạo về sử dụng máy tính nói riêng và công nghệ thông tin nói chung không dựa trên một môi trường cứng nhắc (hiện nay phần lớn chương trình phổ cập tin học, kể cả chương trình quốc gia đều được xây dựng dựa trên hệ điều hành và sản phẩm cuả Microsoft)

3. Mở rộng các hoạt động tuyên truyền xã hội, tổ chức các cuộc thi sản phẩm phần mềm nguồn mở. (cuộc thi Trí tuệ Việt nam năm 2004 đã có định hướng ưu tiên các sản phẩm nguồn mở hay sử dụng các thư viện nguồn mở)

4. Mở rộng các chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ, kể cả chứng chỉ quốc tế theo định hướng nguồn mở. Khuyến khích các công ty đầu tư, xây dựng chương trình và triển khai

Một phần của tài liệu Đề cương các ví dụ nâng cao công nghệ phần mềm (Trang 155 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)