Ứng dụng Công nghệ Thông tin vào giảng dạy lịch sử Việt Nam cho học sinh lớp 4, 5.

Một phần của tài liệu SKKN môn sử - Ngô Mai (Trang 41 - 46)

- Nêu cao truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc * Bài học: SGK

6. Ứng dụng Công nghệ Thông tin vào giảng dạy lịch sử Việt Nam cho học sinh lớp 4, 5.

sinh lớp 4, 5.

Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam Kể năm hơn bốn ngàn năm

Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà Hồng Bàng là tổ nước ta

Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang An Dương Vương thế Hùng Vương Quốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dân Nước Tàu cậy thế đông người

Kẻ quân áp bức giống nòi Việt Nam Quân Tàu nhiều kẻ tham lam

Dân ta há dễ chịu làm tôi người Hai Bà Trưng có đại tài

Phất cờ khởi nghĩa diệt người tà gian Ra tay khôi phục giang sơn

Tiếng thơm dài tạc đá vàng nước ta

...

HỒ CHÍ MINH

Thế nhưng như nhận định của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một Diễn đàn về Sử học: ... Lớp trẻ của chúng ta không còn quan tâm tới lịch sử dân tộc. Tham dự Diễn đàn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phát biểu: “Tôi có đứa cháu “sợ” học môn lịch sử nhưng rất thích xem các bộ phim lịch sử Trung Quốc; thuộc vai vanh vách tên tuổi các nhân vật thuộc về lịch sử Trung Quốc nhưng khi nói về Trần Hưng Đạo, vị tướng đời Trần của ta thì không biết”. Đây là một trong những nguyên nhân thúc đẩy tôi thử nghiệm Ứng dụng Công Nghệ Thông tin vào giảng dạy lịch sử Việt Nam cho học sinh lớp 4. Về nội dung, sách giáo khoa lịch sử bậc phổ thông là tóm tắt lịch sử viết cho người lớn. Lấy sách viết cho người lớn tóm lược lại cho trẻ con học thì dĩ nhiên không phù hợp với lứa tuổi, không thể gây hứng thú học tập ở các em. Riêng nội dung chương trình lịch sử lớp 4 chỉ cung cấp chp học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lich sử tiêu biểu ở các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam buổi đầu dựnh nước đến 4 triệu vua đầu thời Nguyễn. Nhưng với những đứa trẻ mới lên 9 tuổi thì các sự kiện lịch sử trong chương trình sử lớp 4 khá là nhiều, các em chỉ thích xem chuyện tranh và hoạt hình nên khi học sử, các em chưa có khả năng hình dung các sự kiện lịch sử, chưa có khả năng phân tích và tông hợp các sự kiện để nhớ đầy đủ và chính xác, phân biệt rõ ràng các giai đoạn lịch sử qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần. Đồng thời, những đưa trẻ mới lên 9 tuổi cũng chưa thể nào nhớ nổi các sự kiện nào, các chiến thắng nào thuộc đời vua nào. Các em cứ học vẹt rồi quên ngay sau khi thi.

Như thế, làm thế nào các em có hứng thú trong việc học lịch sử nước nhà. Các em làm sao có được lòng tự hào dân tộc để có ý thức phấn đấu noi theo bước cha ông? Lịch sử nước nhà không chỉ trang bị vốn kiến thức cơ bản rất cần thiết cho thế hệ trẻ mà còn góp phần hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam. Mỗi công dân chúng ta khi học hết cấp phổ thông, trong đầu óc sẽ hiểu biết về quá khứ dân tộc, về các giá trị mà ông cha đã đổ máu để giành được. Các em có được lòng tự hào dân tộc để có ý thức phấn đấu noi theo bước cha ông?

Đặc biệt, nền giáo dục của chúng ta phấn đấu hết 2010 phổ cập toàn bộ bậc học trung học cơ sở, sau đó, các em sẽ có sự phân hoá, số đông đi học nghề hay vào học phân ban để lên đại học, cao đẳng, số theo nghề Sử không bao nhiêu.

Điều đó có nghĩa là môn Lịch sử có trách nhiệm trang bị tri thức và truyền thống lịch sử cho công dân của đất nước, nên chúng ta cần coi trọng, học môn học này cho kết quả đào tạo trong nhiệm vụ chuẩn bị cho lớp trẻ vào đời.

“Để khơi gợi lòng tự hào dân tộc, Bác Hồ kính yêu ngày từ năm 1942 đã viết bài kêu gọi “Nên biết sử ta” và bài diễn ca “Lịch sử nước ta”. Bài diễn ca gồm 104 câu thơ lục bát, dễ thuộc, dễ hiểu, phù hợp với dân ta lúc đó.”

Bài diễn ca dễ nhớ ấy sao không được chúng ta vận dụng trong giảng dạy để giúp trẻ con ngày hôm nay dễ nhớ lịch sử hơn ?

Có rất nhiều trẻ con chỉ có khả năng nhớ được những gì quan sát được còn cái gì mà các em không thâấ, không quan sát được thì rất khó nhớ. Cũng vì thế, các em xem phim lịch sử Trung Quốc thì nhớ rất rõ các nhân vật lịch sử Trung Quốc, còn lịch sử Việt Nam bằng chữ nghĩa thì lẫn lộn các nhân vật các sự kiện lịch sử đến nỗi các thầy cô giáo chỉ con nước “cười trừ”. Các em mang các kiến thức lẫn lộn ấy mà lớn lên và bước vào cuộc sống mà không có niềm tự hào dân tộc anh hùng, không có cả sự ham thích học tập. Không có động cơ học tập, các em học chỉ để trả nợ. Học xong năm nào, các kiến thức không còn đọng lại tiềm thức của các em. Như thế, hiệu quả giáo dục của chúng ta thật uổng phí. Người công dân tương lai của đất nước ta đa số đều thực dụng, mong sao lớn lên

làm được nhiều tiền, bất chấp đất nước quê hương có phát triển, có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không.

Các em thích đọc truyện tranh thì chúng ta có nên chăng sử dụng truyện tranh để giảng dạy lịch sử để bước đầu tiếp xúc với lịch sử thì HS không bị chán ngắt, các em hứng thú với môn học, một môn học rất dễ dàng giáo dục lòng tự hào dân tộc.

Trong cuộc sống sôi động của đất nước và thế giới, giáo viên cần áp dụng phương pháp giảng dạy tích cự, tạo ra một phong cách giảng dạy sinh động, hấp dẫn đối với lớp trẻ mới, mong trẻ yêu thích môn học lịch sử vì “Một dân tộc mà giới trẻ còn thờ ơ, không “tường” được lịch sử nước nhà thì thật nguy hiểm”.

Phương pháp giảng dạy tích cực như thế nào mà một trẻ lên ba mới bắt đầu đặt câu hỏi để tìm hiểu thế giới xung quanh có thể hào hứng và tập trung sự chú ý vào để tìm hiểu và ghi nhớ lịch sử được thì trẻ lên chín cũng không ngừng đòi hỏi để tìm hiểu học tập lịch sử.

Giáo viên dạy môn lịch sử không chỉ nắm chắc sách giáo khoa để truyền thụ lại cho học sinh mà phải có tầm hiểu biết sâu rộng hơn thế về kiến thức cũng như phương pháp luận sử học để có thể cập nhật tri thức của mình, gắn nội dung sách giáo khoa với thời sự của sử học và cuộc sống sôi động của đất nước và thế giới, từ đó áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, tạo ra một phong cách giảng dạy sinh động, hấp dẫn đối với lớp trẻ.

Trong bài giảng, sự kiện lịch sử không chỉ là những con số cùng ngày tháng, những cái gạch đầu dòng với dày đặc chữ. Mà thể hiện sự kiện lịch sử là một số các hình ảnh, những khúc phim (khúc phim về các đồ đá giúp các em dễ dàng hình dung cuộc sống của người Việt cổ; khúc phim về Huế, giúp các em dễ hiểu và dễ nhớ kiến thức cần biết.

* Trong chương trình lịch sử lớp 4, HS học các cuộc kháng chiến: 1 – Hai Bà Trưng chống quân Hán

2 – Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo. 3 – Lê Hoàn chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất

5 – Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mong vào thời Trần 6 - Chiến thắng Chi Lăng thời Hậu Lê

7 – Quang Trung đại phá quân Thanh ...

Mỗi cuộc kháng chiến đều có điểm khác và giống nhau, nhưng nếu HS có sức học trung bình thì các em lẫn lộn các sự kiện, thời gian và nhân vật lịch sử. Nên các trận đánh trên bộ cần có các hình ảnh tương đối rõ nét để học sinh dễ phân biệt với thuỷ chiến, các nhân vật cần có hình vẽ chân dung để HS dễ khắc sâu các kiến thức cần nhớ.

Trẻ được học sử bằng hình ảnh nên dễ nhớ các kiến thức lịch sử, đồng thời phân biệt được các nhân vật lịch sử gắn với các sự kiện lịch sử. Các em không hề lẫn lộn các chi tiết trong các sự kiện lịch sử.

Dạy lịch sử GV hãy chỉ cho các em thấy đằng sau những chiến thắng, không chỉ là những mất mát đau thương mà còn cả lòng nhân ái, tình yêu thương chân thành và niềm tin vào giá trị của tình người. (Lý Thường Kiệt chủ động giảng hoà để mở lối thoát cho giặc).

Trên trang giáo án điện tử, GV rất dễ dàng lập các bảng thống kê giúp HS nắm vững thời gian, nhân vật, sự kiện, ý nghĩa lịch sử của từng sự kiện. Việc này giúp trẻ học hành nhẹ nhàng, nhớ lâu, không cần ngồi ê a học từng trang chỉ toàn là chữ.

Tạo ra một phong cách giảng dạy sinh động, hấp dẫn đối với trẻ mới mong trẻ yêu thích môn học lịch sử.

Qua các lược đồ có các mũi tên xuất hiện chỉ đường tiến quân của ta, đường rút quân của địch, giúp học sinh thuật lại diễn biến các cuộc chiến dễ dàng hơn.

Các yêu cầu tường thuật diễn biến trận đánh không còn khó khăn đối với học sinh nữa, các em hào hứng tham gia vào hoạt đông học tập. Các em tranh nhau nói chứ không còn chịu ngồi nghe. Có dạy mới thấy trẻ con cần tranh ảnh biết bao!

Tên các trận đánh lớn trở lên dễ nhớ và còn là niềm tự hào khi học sinh đề cập đến, các em chịu khó sưu tầm qua sách báo, qua Internet các thông tin liên quan đến bài học và mang vào nói cho bạn bè nghe.

Các sơ đồ về thời gian cũng giúp HS hiểu được khái niệm về thời gian trước Công nguyên dễ dàng.

- Âm thanh, hình ảnh, phim minh hoạ, văn bản... được kết hợp với nhằm thu hút HS. Đặc biệt kênh hình được khai thác giúp việc đọc hiểu văn bản trở nên dễ dàng hơn nhiều. Mỗi hình ảnh mà GV đã lựa chọn không chỉ chứa đựng thông tin mà còn gợi hứng thú cho HS. HS xem hình ảnh vài lần trong bài giảng và nhớ luôn kiến thức cần hiểu biết.

Giảng dạy lịch sử với bài giảng điện tử sẽ giúp cho GV lẫn HS thích tìm tòi, nghiên cứu lịch sử nước nhà hơn. HS ham thích học lịch sử, nhớ lịch sử nước nhà một cách chính xác, nhớ lâu và tự hào về lịch sử đấu tranh chống quân xâm lược của ông cha ta.

Một phần của tài liệu SKKN môn sử - Ngô Mai (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w