Cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật (Trang 25 - 26)

a. Khái niệm

Phạm trù tất nhiên dùng để chỉ những cái nẩy sinh từ bản chất bên trong của sự vật, nó nhất thiết phải xẩy ra trong những điều kiện nhất định

Phạm trù ngẫu nhên dùng để chỉ những cái nẩy sinh không có quan hệ trực tiếp với bản chất bên trong của sự vật, do đó nó có thể xẩy ra hoặc không, có thể xẩy ra như thế này hoặc như thế khác.

b. Mối quan hệ biện chứng

Ngẫu nhiên và tất nhiên đều cùng tồn tại trong mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình cụ thể trong đó cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, cái tất nhiên luôn tự vạch đường đi cho mình thông qua vô số những ngẫu nhiên. Do đó khi xem xét sự vật phải quan tâm đến cả cái tất nhiên, cả cái ngẫu nhiên.

Ví dụ: sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường, thì quy luật giá trị là cá tất nhiên còn giá cả là cá ngẫu nhiên vì giá cả không chỉ phụ thuộc vào giá trị mà còn phụ thuộc vào cung cầu.

Cái tất nhiên và ngẫu nhiên có sự chuyển hoá cho nhau, đương nhiên phải xem xét trong những quan hệ khác nhau.

Ví dụ: những cuộc cách mạng xã hội diễn ra trong lịch sử với các thời điểm như: tháng 10-1917 (cách mạng nga); tháng 8-1945(cách mạng

vệt nam) có vẻ là cái ngẫu nhiên, nhưng nếu phân tích sâu sắc tình thế và thời cơ cụ thể mỗi cuộc cách mạng thì những thời điểm đó lại là tất nhiên.

Cái tất nhiên được đồng nhất vớ quy luật cho nên mọi khoa học đều có khuynh hướng thông qua cá ngẫu nhiên để truy tìm cái tất nhiên. Song sẽ là sa lầm nếu khẳng định rằng, cái ngẫu nhiên không có quy luật, mà trái lạ cái ngẫu nhiên cũng có quy luật, đó là quy lụât xác suet (khác với quy luật dinamích của khoa học khác)

c. Ý nghĩa phương pháp luận

Cái ngẫu nhiên nào cũng có cơ sở từ trong cái tất nhiên. Do đó phải phân tích cái ngẫu nhiên để thấy cái tất nhiên bên trong

Tuy cái tất nhiên tự vạch đường đi cho mình, nhưng nếu con người ý thức được mà tác động vào quá trình, gạt bớt những”vưóng mắc” trở ngại cho nó ra đời thì sự xuất hiện của nó sẽ sớm hơn, thuận lợi hơn.

Trong nghiên cứu khoa học không bao giờ được phép dừng lại ở cái ngẫu nhiên vì nó không phải là loại hện tượng quy định bản chất của sự vật. Tuy nhiên không vì thế mà coi thường cái ngẫu nhiên, chừng nào có cái tất nhiên thì cũng có cái ngẫu nhiên và chúng thường quy định lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật (Trang 25 - 26)