Đánh giá chung về các mô hình quản lý dự án trên thế giới 2 5-

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả của mô hình chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án, áp dụng cho dự án nạo vét hồ tây – hà nội (Trang 30 - 33)

4. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC

2.1.5.Đánh giá chung về các mô hình quản lý dự án trên thế giới 2 5-

Qua các đánh giá, phân tích tổng quan như trên có thể thấy rằng, hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển, có kỹ thuật xây dựng tiên tiến hiện vẫn áp dụng mô hình quản lý theo hình thức thuê tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp. Mô hình này được các nước áp dụng nhiều, đặc biệt là các nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Bởi lẽ, dễ dàng nhận thấy rằng đối với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thì rất cần có một sự minh bạch, độc lập trong vấn đề sử dụng nguồn vốn. Hơn nữa, khi thực hiện theo hình thức thuê tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp sẽ làm giảm chi phí phải nuôi một bộ máy cồng kềnh trong các BQL, trong khi lại mang lại hiệu quả cao hơn nhiều. Vậy có thể nhận thấy, xu hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa trong lĩnh vực xây dựng sẽ là xu hướng tất yếu của tương lai.

ĐỀ TÀI: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng diễn biến lòng dẫn và đề xuất giải pháp công

2.1.6. Mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam

Trước đây, tùy theo quy mô và tính chất của dự án, năng lực của Chủđầu tư mà dự án sẽ được người quyết định đầu tư quyết định thực hiện theo một trong số các hình thức sau: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án; Chủ nhiệm điều hành dự án; Hình thức chìa khoá trao tay và hình thức tự thực hiện dự án.

Hiện nay, trong Nghị định số 12/NĐ-CP và quy định chỉ có hai hình thức quản lý dự án đó là: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án và Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án:

(1)Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án.

Trong trường hợp này Chủđầu tư thành lập BQLDA để giúp Chủđầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Ban quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sựđồng ý của Chủđầu tư.

Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng thì Chủ đầu tư có thể không lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án.

Hình thức Chủđầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án được áp dụng đối với các dự án mà Chủđầu tư có năng lực chuyên môn phù hợp và có cán bộ chuyên môn để tổ chức quản lý thực hiện dự án theo các trường hợp sau đây:

Trường hợp Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy hiện có của mình kiêm nhiệm và cử người phụ trách (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) để quản lý việc thực hiện dự án.

Trường hợp này áp dụng đối với dự án nhóm B,C thông thường khi Chủ đầu tư có các phòng, ban chuyên môn về quản lý kỹ thuật, tài chính phù hợp để quản lý thực hiện dự án.

Yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm đối với những người trực tiếp quản lý thực hiện dự án:

a) Người phụ trách quản lý thực hiện dự án phải có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của dự án, quản lý dự án nhóm B phải có bằng đại học trở lên, quản lý dự án nhóm C phải có bằng trung cấp trở lên, có tối thiểu hai năm làm việc chuyên môn.

b) Người quản lý về kỹ thuật của dự án phải có bằng trung cấp trở lên, chuyên môn phù hợp với yêu cầu của dự án, có tối thiểu hai năm làm việc chuyên môn.

c) Người quản lý về kinh tế - tài chính của dự án phải có chuyên môn về kinh tế, tài chính - kế toán, có bằng trung cấp trở lên, có tối thiểu hai năm làm việc chuyên môn.

d) Đối với các dự án ở vùng sâu, vùng xa thì những người trực tiếp quản lý thực hiện dự án nêu trên phải có bằng trung cấp trở lên, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của dự án và có tối thiểu một năm làm việc chuyên môn.

Chủ đầu tư phải có quyết định giao nhiệm vụ, quyền hạn cho các phòng, ban và cá nhân được cử kiêm nhiệm hoặc chuyên trách quản lý việc thực hiện dự án.

(2)Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án

Trong trường hợp này, tổ chức tư vấn phải có đủđiều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. Tư vấn quản lý dự án được thuê là tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được

ĐỀ TÀI: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng diễn biến lòng dẫn và đề xuất giải pháp công Chủđầu tư chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với Chủđầu tư. Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, Chủđầu tư vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án. Trình Hợp đồng Hợp đồng Phê duyệt Quản lý Thực hiện

Hình 2.2. Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả của mô hình chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án, áp dụng cho dự án nạo vét hồ tây – hà nội (Trang 30 - 33)