Mạng lưới truyền tải tỉnh Bắc giang.

Một phần của tài liệu đánh giá tiềm năng sinh khối của tỉnh bắc giang (Trang 29 - 31)

V. Giá bán điện sinh hoạt:

2. Giá bán buôn điện cho khu tập thể, cụm dân cư: a) Thành phố thị xã

1.5. Mạng lưới truyền tải tỉnh Bắc giang.

Điện tham gia xoá đói giảm nghèo tại nhiều vùng sâu, vùng xa của tỉnh Bắc Giang. Địa phương phấn đấu đến năm 2005 sẽ đưa điện về 100% số xã

Năm 2000, điện lưới quốc gia đã đến được 200 trong tổng số 220 xã ở Bắc Giang, đảm bảo trên 94% hộ dân có điện sử dụng, một tỉ lệ khá cao mà nhiều tỉnh miền núi khác mơ ước.

Hệ thống lưới điện ở Bắc Giang đến nay bao gồm 2 trạm biến áp 110KV với công suất 85 MVA, 781 km lưới điện trung thế, 2.105 km đường dây hạ thế và 678 trạm biến áp.

Điện trở thành một trong những yếu tố cơ sở hạ tầng cơ bản cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là xoá đói giảm nghèo tại nhiều vùng của Bắc Giang. Tuy nhiên, do các ngành công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển mạnh, nên điện chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt nông thôn. Mức tiêu thụ điện năng bình quân đầu người còn thấp, đạt trung bình khoảng 180 Kwh/người/năm (275 triệu Kwh/1,52 triệu dân).

30

Hiện trạng lưới điện hạ thế các thôn xã đang quản lý bán điện, chất lượng còn nhiều bất cập, thiếu an toàn và tiêu hao điện năng lớn. Giá bán điện đến hộ dân sống ở vùng nông thôn còn cao do công tác quản lý điện nông thôn của chính quyền địa phương chưa được chặt chẽ, lưới điện về thôn, xã chưa bảm đảm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện.

Vì vậy, trong định hướng phát triển lưới điện, chính quyền tỉnh Bắc Giang và ngành điện sẽ hướng ưu tiên vào các công trình cải tạo, nâng cấp các đường dây trung thế, hạ thế, tiếp tục hoàn thiện các công trình chống quá tải và xây mới trong giai đoạn 2001 - 2005. Mục tiêu lớn nhất của ngành điện Bắc Giang là phấn đấu đến năm 2005 sẽ đưa điện về 100% số xã trong tỉnh. Ngành sẽ tiếp tục tư vấn giúp các xã, thôn về công tác quản lý vận hành lưới điện và kinh doanh bán điện, để đảm bảo giá bán điện sinh hoạt đến hộ dân nông thôn không quá 700đ/Kwh.

Quản lý vận hành lưới điện (đến 31/5/2012). - Đường dây trung thế 35-22-10- 6kV: 3.629,105 km. - Đường dây hạ thế 0,4kV: 4.287,071 km.

- Trạm trung gian: 18 trạm/28MBA; Tổng công suất 85.100 kVA.

- Trạm phân phối: 2.087 trạm/2.143 MBA; Tổng công suất 595.843 kVA. - Tổng số khách hàng sử dụng điện: 343.391 khách hàng.

Sau một thời gian khẩn trương thi công, ngày 16/11/2011 Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) đã tổ chức đóng điện xung kích thành công Trạm biến áp 500kV Hiệp Hòa. Đây là một trong những công trình trọng điểm đồng bộ với nhà máy Thủy điện Sơn La. Trạm biến áp 500kV Hiệp Hòa có diện tích rộng gần 17 ha nằm trên địa bàn 3 xã thuộc huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang. Công trình này được NPT giao cho Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (AMT) quản lý dự án; Công ty Cổ phần Tư vấn điện 1 thiết kế; liên doanh nhà thầu Công ty xây lắp điện 1, 4 thi công. Tổng mức đầu tư của công trình trên là 1.221 tỷ đồng, sau khi hoàn thành công trình sẽ được bàn giao cho Truyền tải điện Thái Nguyên, Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) quản lý vận hành.

Đây là công trình có quy mô lớn, được khởi công ngày 03/3/2010. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về huy động vốn, giải phóng mặt bằng cùng với điều kiện thời tiết không thuận lợi, mưa lạnh kéo dài, tập thể CBCNV Ban AMT, các đơn vị thi công và PTC1 ngày đêm bám sát công trường hoàn thiện các hạng mục công trình từ bốc dỡ phần lớp đất thực vật, san ủi mặt bằng, thi công hàng nghìn móng trụ, lặp đặt trụ, thiết bị... So với những trạm biến áp 500kV đã được thi công trước đây thì Trạm biến áp 500kV Hiệp Hòa được lắp đặt 02 máy biến áp 500kV có tổng dung lượng 1.800 MVA và các thiết bị phân phối 500kV, 220kV, 35kV. Trước mắt, Ban AMT triển khai lắp đặt 03/09 ngăn đường dây 500kV (Sơn La 1, 2, Quảng Ninh 1) và 02 ngăn MBA. Phía 220kV có sơ đồ 2 hệ thống thanh cái có thanh cái vòng với 16 ngăn và lắp đặt thiết bị cho 10 ngăn đường dây: Sóc Sơn 1, 2, 3, 4, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Phả Lại, Long Biên 1, 2 và 02 ngăn MBA, 01 ngăn liên lạc, 01 ngăn mạch vòng. Xây dựng 3 nhánh đường dây 220kV đấu nối vào trạm: nhánh 1 đường dây 220kV Sóc Sơn - Thái Nguyên (2 mạch: 2,053 km; 08 vị trí và 4 mạch: 3,489 km; 12 vị trí); nhánh 2: Đấu nối vào ĐZ 220kV Phả Lại - Sóc Sơn (2 mạch đến Sóc Sơn: 3,73 km; 11 vị trí);

31

nhánh 3: Đấu nối vào ĐZ 220kV Phả Lại - Sóc Sơn (4 mạch đến Phả Lại: 3,845 km; 12 vị trí). Cho đến thời điểm này TBA 500kV Hiệp Hòa là trạm lớn nhất Việt Nam về công suất và quy mô.

Theo kế hoạch, Dự án được triển khai và hoàn thành trước ngày 30/12/2013, do Tổng công ty Điện lực miền Bắc làm chủ đầu tư, sẽ thực hiện xây dựng 413,85 km đường dây trung thế, 664 trạm biến áp phân phối; xây dựng mới và cải tạo 9.961.4 km đường dây hạ áp trên địa bàn 607 xã thuộc 50 huyện của 4 tỉnh gồm: Bắc Giang, Nghệ An, Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

Tại Bắc Giang, Dự án được chia làm 27 gói thầu, triển khai tại 138 xã của 09 huyện, 01 thành phố. Thực hiện xây mới 158,46 km đường dây trung áp và 35 KV; 224 trạm biến áp phân phối với tổng công suất 33.710 KVA; xây mới 418 km đường dây 0,4 KV; cải tạo 729 km đường dây 0,4 KV, với khoảng 47.015 hộ dân được hưởng lợi từ Dự án. Tổng mức đầu tư của Dự án trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là 455 tỷ đồng, trong đó, vốn vay của KFW là 334,6 tỷ đồng còn lại là vốn đối ứng. Dự án trên nhằm cải tạo và mở rộng lưới điện phân phối ở các khu vực nông thôn mới tiếp nhận, đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải và đảm bảo chất lượng điện năng, khắc phục tình trạng quá tải, giảm tổn thất điện năng

Một phần của tài liệu đánh giá tiềm năng sinh khối của tỉnh bắc giang (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)