Dạy học ngoại khóa

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm chuyên ngành lịch sử Sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật trong dạy học các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại, lớp 10 Thpt (chương trình chuẩn) (Trang 35 - 45)

Thời gian ở trên lớp chỉ có 45 phút trong một tiết học trong khi giáo viên phải cung cấp cho học sinh rất nhiều sự kiện lịch sử lịch sử. Do đó trong giờ học lịch sử giáo viên khó có thể cung cấp cho học sinh một cách chi tiết nhất về nhân vật lịch sử. Tiến hành hoạt động ngoại khóa có thể khắc phục được nhược điểm trên vì hoạt động ngoại khóa có lợi thế về thời gian, do đó giáo viên có thể tổ chức những hoạt động hấp dẫn cho học sinh. Sau đây là những hình thức hoạt động ngoại khóa tiêu biểu mà ở đó giáo viên có thể sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật vào trong dạy học lịch sử ở trường Thpt.

* Đọc sách

Vi Hiền Truyện đã từng nói rằng: “Để cho con một hòm vàng không

bằng dạy cho con một quyển sách hay”. Một quyền sách hay còn có giá trị

hơn cả vàng bạc bởi ở đó con người có thể tích lũy được nguồn tri thức vô giá của nhân loại. Đối với học sinh, đọc sách còn giúp các em cung cấp thêm các kiến thức trong giờ học nội khóa.

Để khơi dậy sự hứng thú và lòng ham hiểu biết của học sinh, giáo viên nên tóm tắt sơ lược nội dung cuốn sách và dẫn ra một vài chi tiết hấp dẫn để kích thích học sinh tìm đọc.

Ví dụ: khi viết về các nhân vật lịch sử gắn liền tên tuổi với các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại xuất hiện rất nhiều những tác phẩm như:

- “Các nhân vật lịch sử cận đại”, [ Lê Quốc Vinh, Nxb Giáo

Dục, Hà Nội, 2001]

- “Những nhân vật lịch sử và danh nhân văn hóa thế giới”,

[ Đặng Đức An, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2004]

- “Những mẩu chuyện lịch sử thế giới”, tập 2 [Đặng Đức An,

Nxb Hà Nội, 2004]

Qua hình thức đọc sách giúp các em tìm hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp của các nhân vật lịch sử, từ đó phục vụ hiệu quả cho quá trình tiếp thu nội dung kiến thức trong giờ học nội khóa. Đồng thời việc đọc sách còn giúp các em rèn luyện kĩ năng, thói quen và phương pháp làm việc với sách. Một điểm đáng chú ý nữa đó là việc đọc sách phải hướng vào mục đích giáo dục cụ thể, do đó giáo viên phải hướng dân học sinh cách đọc sách đúng đắn, khắc phục tình trạng không đúng như việc các em quá tập trung vào các tình tiết ly kì hấp dẫn mà không chú ý đến những kiến thức khoa học.

* Kể chuyện lịch sử

Kể chuyện lịch sử là một phương pháp dùng lời nói để diễn tả một cách sinh động hấp dẫn, có hình ảnh về một câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Câu chuyện kể có khi chỉ là những mảnh sự kiện, biến cố lịch sử liên quan đến nội dung bài học, có khi là những tình tiết liên quan đến các nhân vật lịch sử, có khi chỉ là giải thích cho một cái tên, địa danh, cho một khái niệm, thuật ngữ trong bài học.

Những câu chuyện về nhân vật lịch sử cung cấp kiến thức lịch sử cho học sinh, mở rộng kiến thức mà sách giáo khoa lịch sử do những qui định chung, không có điều kiện giải quyết. Kể chuyện lịch sử có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho hoc sinh. Mỗi câu chuyện là một tấm gương phản những tấm lòng cao thượng, quả cảm của các anh hùng dân tộc cũng như những nhân cách ti tiện, đê hèn của những kẻ phản bội bán nước... Kể chuyện còn giúp khả năng tư duy nhiều mặt như óc tưởng tượng, khả năng khái quát, tóm tắt chuyện, nhớ các tình tiết... Những yêu cầu trong kể chuyện lịch sử. Kể chuyện không khó, nhưng kể chuyện hay

và hấp dẫn, nâng kể chuyện lên thành một nghệ thuật thì không phải dễ. Thực tế cho thấy rằng, cùng một câu chuyện nội dung như nhau nhưng có giáo viên kể thì khô khan, không để lại ấn tượng gì trong đầu học sinh. Cũng chuyện đó, nhưng có giáo viên khác kể thì trở nên sống động, cuốn hút học sinh.

Ví dụ trong bài 33: “Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và

Bắc Mĩ giữa thế kỷ XIX”, mục 1: “Cuộc đấu tranh thống nhất đất nước”,

một trong thắng lợi quan trọng đánh dấu hoàn thành thống nhất đất nước, đó chính là cuộc chiến tranh Pháp – Phổ(1870 - 1871). Cuộc chiến tranh này gắn liền với một sự kiện nổi tiếng đó là “Bức điện Emxơ giả mạo” – gắn liền với sự gian xảo trong đường lối ngoại giao của Bixmac.

Giáo viên dẫn dắt học sinh vào câu chuyện: Để có thể gạt bỏ ảnh hưởng của Pháp ở các bang miền Nam nước Đức, hoàn thành thống nhất đất nước, Bixmac đã dựng liên vụ “Bức điện Emxơ giả mạo”. Vậy tại sao lại gọi đó là bức điện giả mạo? Sự kiện đó có tác động gì đến việc bùng nổ cuộc chiến tranh giữa Pháp và Phổ.

Lời dẫn dắt trên sẽ thu hút học sinh tập trung sư chú ý vào nhân vật Bixmac và đều có những thắc mắc và mong muốn được giải đáp về bức điện Emxơ.

Giáo viên ngừng lại một chút rồi từ từ kể cho học sinh:

- “Ngày 1tháng 7 năm 1870, báo chí Châu Âu đưa tin: “Quốc

vương Tây Ban Nha băng hà, không có người kế vị, chuẩn bị mời anh họ của vua Phổ Vinhem I sang kế vị, lên ngôi vua Tây Ban Nha”. Việc vận

động người kế vị vua Tây Ban Nha, anh họ của vua Vinhem I là kết quả hoạt động ngoại giao thắng lợi của Bixmac, nhằm làm cho nước Pháp có kẻ thù ở cả hai phía”.

Giáo viên ngừng lại rồi hỏi học sinh, trước nguy cơ đó thì Pháp sẽ làm gì?. Câu hỏi trên sẽ đưa học sinh phát huy trí tư duy tưởng tượng, đồng thời thu hút sự chú ý của tập thể lớp vào tình tiết diễn biến của câu chuyện. Biện pháp này sẽ giúp các em làm việc ngay cả khi hoạt động kể chuyện chủ yếu thuộc về giáo viên. Giáo viên nghe phán đoán của một vài học sinh rồi đưa ra câu trả lời:

- “Napoleon III – hoàng đế của nước Pháp đã rất tức giận: Bộ ngoại giao Pháp tuyên bố: Sẽ khai chiến với kẻ nào dám phái người đến làm vua Tây Ban Nha”.

Đến đây, nét mặt của giáo viên thể nghiêm nghị để thể hiện sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Pháp và Phổ.

- “Ngày 13 tháng 7 năm 1870, trong khi Bixmac đang mở tiệc trong trang viên của mình, thì nhận được bức điện gửi từ thành phố Emxơ, nơi nghỉ mát của nhà vua. Trong bức điện viết: “Đại sứ Pháp phụng sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Napoleon III đến nơi vua Phổ nghỉ mát, đề nghị vua Phổ hứa đảm bảo không để người anh của mình sang Tây Ban Nha kế vị ngôi vua. Vua Phổ cự tuyệt lời đề nghị đó, nhưng đồng ý hai nước sẽ tiến hành đàm phán chuyện này ở Béclin”

Giáo viên dẫn dắt học sinh đến tình tiết gay cấn: Bixmac đã làm gì với nội dung bức thư để biến nó trở thành một bức thư giả mạo?

- “Bixmác đọc bức điện, mừng rỡ ra mặt. Ông ta quay sang hỏi Tổng tham mưu trưởng Monke: “Tướng quân xin hãy nói xem, chiến tranh với Pháp liệu có thắng không?”. Monke trả lời một cách chắc chắn: “Sẽ giống như cuộc chiến tranh với Đan Mạch và Áo, chúng ta sẽ thắng!”. Thế là Bixmac lập tức đổi câu cuối cùng của bức điện như sau: “Vua Phổ cự tuyệt gặp đại sử Pháp. Nhà vua chẳng còn điều gì để nói” và gửi đăng bức điện trên các báo chí, Bixmac đắc ý: “lần này thì hoàng đế Pháp không chịu nổi rồi”. Monke cũng cười to: “Thủ tướng, ngài đã dùng lời kẽ chối từ làm tín hiệu tiến công tuyệt vời”.

Quả nhiên, Napoleon III đọc bức điện này trên báo chí đã mắc bẫy của Bixmac, nổi xung lên và tuyên chiến với vua Phổ. Cuộc chiến tranh Pháp – Phổ đã nổ ra, hoàn toàn theo ý định của Bixmax”.

Qua câu chuyện trên, giáo viên cung cấp cho học sinh được duyên cớ dẫn đến cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (1870 - 1871), đồng thời khắc họa về nhân vật Bixmac với một trong những chính sách ngoại giao khôn khéo đến xảo quyệt của ông. Sự thâm độc của Bixmac đã đưa đến cuộc chiến tranh mà ở đó kết cục của cuộc chiến đã gây nên bao đau khổ cho nhân dân Pháp. Điều đó sẽ tác động đến tình cảm và thái độ của học sinh.

Không phải ngẫu nhiên mà những nhân vật lịch sử là những nhân chứng sống lại trở thành một trong những tư liệu quan trọng đối với nghiên cứu và giảng dạy lịch sử vì khi được nghe những nhân chứng lịch sử thuật lại một sự kiện lịch sử gắn liền với chính cuộc đời hoạt động của mình sẽ tạo ra những cảm xúc chân thật và sinh động nhất. Nhưng đối với những nhân vật đã lùi xa trong quá khứ thì làm cách nào để có thể một lần nữa có thể dựng lại bức tranh sống động đó.

Phỏng vấn tưởng tượng ra đời đã thực hiện nhiệm vụ đó.

Phỏng vấn tưởng tượng là một hình thức ngoại khóa hấp dẫn đối với học sinh vì với hình thức này giúp học sinh có thể phát huy trí tưởng tượng của học sinh. Dựa trên những sự kiện lịch sử có thật giúp học sinh làm sống lại bức tranh về cuộc đời hoạt động và đóng góp của nhân vật lịch sử ở quá khứ. Phỏng vấn tưởng tượng là hình thức mà ở đó học sinh vừa được hóa thân thành phóng viên hỏi về nhân vật lịch sử, vừa trở thành nhân vật lịch sử đó để có thể thuật lại chính cuộc đời hoạt động của mình.

Giáo viên sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật để tổ chức hoạt động trên như thế nào? Có thể thực hiện những biện pháp sau đây:

Biện pháp thứ nhất: giáo viên là người đưa ra cho học sinh một hệ

thống các câu hỏi phỏng vấn tưởng tưởng về nhân vật lịch sử cần khắc họa. Học sinh dựa trên câu hỏi đó, có sự chuẩn bị trước sau đó hóa thành nhân vật lịch sử đó để trả lời phỏng vấn.

Biện pháp thứ hai: Giáo viên cho học sinh tự do đặt câu hỏi phóng

vấn và câu trả lời phỏng vấn. Đối với biện pháp này, học sinh có thể được tự do phát huy trí tuệ hơn, không bị gò bó vào khuân mẫu như biện pháp thứ nhất. Nhưng nhược điểm của biện pháp thứ hai là học sinh sẽ dễ sa đà vào các tình tiết ly kỳ, hấp dẫn trong cuộc đời của nhân vật mà không đi vào trọng tâm vào những hoạt động gắn liền với sự kiện lịch sử có liên quan.

Do đó sử dụng biện pháp nào, giáo viên cũng phải định hướng học sinh thực hiện phỏng vấn tưởng tượng đạt được những yêu cầu sau:

- Cần dựa trên những tài liệu chi tiết về tiểu sử nhân vật để chọn lựa những sự kiện chính trong cuộc đời của nhân vật có liên quan đến sự kiện lịch sử trong nội dung bài học, để từ đó xây dựng khung câu hỏi

phóng vấn. Như vậy sẽ tránh được tình trạng lan man khi xây dựng các câu hỏi phỏng vấn.

- Trong cách xưng hô: Người hỏi cần gọi nhân vật là ngài, ông/bà. Người trả lời (nhân vật lịch sử) cần xưng “tôi”. Có như vậy sẽ tạo được cho học sinh cảm giác như được chứng kiến nhân vật lịch sử sống lại để kể lại về chính cuộc đời hoạt động của bản thân mình.

Ví dụ khi dạy về bài 30: “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc

địa Anh ở Bắc Mĩ”, dưới sự hướng dân của giáo viên, cuộc phỏng vấn

tượng tượng về nhân vật Washington – lãnh tụ của cách mạng Bắc Mĩ lần 1 sẽ được xây dựng như sau:

George Washington, vào năm 1789 làm thế nào ông đã trở thành

vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ?

Đây là câu chuyện dài. Vừa là câu chuyện của riêng tôi, vừa là câu chuyện về sự ra đời của nước Mĩ. Sự thật là cả cuộc đời tôi đã chuẩn bị cho tôi trở thành Tổng thống nước Mĩ. Vào thời kỳ này, 13 bang ở Bắc Mĩ là thuộc địa Anh. Virgire là thuộc địa đầu tiên và cũng là thuộc địa mạnh và đông nhất. Những chủ trang trại người Anh đầu tiên đã đổ bộ vào đây vào năm 1607. Trước khi là một người Mĩ, tôi là một người dân Virgire. Vào lúc hai mươi tuổi, trong vùng đất của những người khẩn hoang này, tôi đã điều hành một trang trại khổng lồ. Việc này đã đào tạo cho tôi trở thành người có trách nhiệm.

Nhưng không phải tất cả những chủ trại ở Virgire đều trở thành Tổng thống cả?

Vậy thì trước hết phải kể tới quyền lực tự nhiên của tôi…và chiều cao của tôi. Tôi cao một thước tám mươi chín: nó đã giúp tôi củng cố được sự kính trọng của người khác! Và một cách nghiêm túc là bạn phải biết rằng vào năm 21 tuổi, tôi đã là một chiến sĩ có uy tín. Nước Pháp đang tranh giành với nước Anh trong việc cai trị Bắc Mĩ. Tôi đã có dịp chứng kiến sự gan dạ của mình trước hỏa lực của đại bác quân địch. Sau đó vào năm 1775, những thuộc địa đã muốn độc lập và tách rời khỏi nước Anh. Những thuộc địa này đã thành lập quân đội riêng của họ và tất nhiên họ nghĩ tới tôi để chỉ huy quân đội này. Hãy nhớ kỹ thời điểm năm 1775, là

một giai đoạn quan trọng nhất trong lịch sử của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ sau này! Chính tại thời điểm này mà người Mĩ lần đầu tiên đoàn kết lại.

Như thế là dưới ánh hào quang của một anh hùng của cuộc chiến tranh giành độc lập mà ông đã mở một chiến dịch để trở thành Tổng thống đầu tiên của Liên Bang chăng?

Hoàn toàn không phải như vậy. Sau tất cả những năm chiến tranh, mong muốn duy nhất của tôi là được trở về cuộc sống bình yên của một người trồng trọt ở Virgire. Nhưng hòa bình phải được xây dựng. Vì vậy vào năm 1787, các bang đã hình thành Quốc hội, Hội nghĩ Philadenphia. Mục đích của hội nghị này: tổ chức một quốc gia mới, chỉ vẻn vẹn trong vòng bốn tháng. Chính tại đây mà chúng tôi đã thành lập nên Quốc hội Mĩ, một tập hợp của tất cả những người dân cư của chúng tôi. Tối cao Pháp viện là một loại siêu tòa án và chúng tôi cũng đã soạn thảo ra một bản Hiến pháp. Và tôi có thể trở về với Vrigire với một tình thần thoải mái là đã hàn tất nhiệm vụ.

Nhưng nước Mĩ lại yêu cầu ông phục vụ chứ?

Vâng đúng vậy. Vừa mới hình thành, Quốc hội đã đồng thanh bầu tôi làm Tổng thống ngày 4 tháng 3 năm 1789. Quốc hội đóng tại New York và tôi đang ở cách đấy 400 cây số. Tôi chỉ biết được tin vào ngày 14 tháng 4. Ngay lập tức tôi đã phóng ngực về New York. Thật là một sự chiến thắng. Khắp nơi các đám đông đã hoàn hô tôi “Người cứu quốc”! và lần đầu tiên trong đời tôi đã run. Hãy hiểu hoàn cảnh của tôi: tôi là một người làm trang trại, một người trồng trọt, một chiến sĩ, không phải là một chính trị gia. Đúng vậy tôi đã run, ngày 30 tháng 4 năm 1789, vào lúc tuyên thệ trước kinh thánh. Tôi đã tâm sự với bạn của tôi là tướng Knox là tôi có cảm tưởng như một tên tội phạm sắp sửa bị hành quyết. [27; 178 – 182]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Dạ hội lịch sử

Sân khấu hóa lịch sử là một hình thức hoạt động ngoại khóa có tính chất tổng hợp, thu hút tất cả các học sinh trong lớp, trường tham dự. Dạ hội lịch sử có tác dụng củng cố, làm sâu sắc, phong phú thêm nhiều tri thức khoa học, nghệ thuật, khơi dậy những cảm xúc để từ đó làm cơ sở

giáo dục tình cảm, bồi dưỡng óc thẩm mĩ, gây hứng thú học tập bộ môn lịch sử.

Trong dạ hội lịch sử về các nhân vật trong cuộc cách mạng tư sản thời cận đại có thể tổ chức thành những hoạt động sau: sân khấu hóa lịch

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm chuyên ngành lịch sử Sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật trong dạy học các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại, lớp 10 Thpt (chương trình chuẩn) (Trang 35 - 45)