0
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Thực trạng phân tích môi trường bên trong

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TOWS CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN THỰC PHẨM HÀ NỘI (Trang 25 -28 )

Qua hoạt động phân tích môi trường bên ngoài, có thể nhận ra công ty đang tồn tại những vấn đề sau:

 Lực lượng bán hàng của công ty còn rất hạn chế. Số lượng nhân viên bán hàng có năng lực chuyên môn rất ít. Đây là một trong những lý do làm doanh số bán trong kì kinh doanh của công ty không đạt được đúng mục tiêu đề ra. Chính nhân viên bán hàng là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng của công ty mình. Do đó việc đào tạo một đội ngũ nhân viên đáp ứng được về chất lượng và số lượng là một trong những vấn đề rất quan trọng. Đây là một trong những khâu mà công ty còn yếu khi triển khai bán hàng.

 Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của công ty còn rất kém. R&D là một trong những khâu quan trọng trong chuỗi giá trị của một công ty. Mặc dù đã nhận biết được tầm quan trọng của hoạt đông R&D nhưng công ty đã không thực sự chú trọng tới hoạt động này. Đây là một thiếu xót lớn đối với công ty trong việc phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp.

Trong số 10 phiếu điều tra phỏng vấn phát ra hỏi về vấn đề “đâu là điểm yếu lớn nhất của công ty” thì có 4/10 phiếu cho rằng đấy là hoạt động R&D, 4/10 phiếu cho rằng đấy là sự hạn chế về lực lượng bán của công ty, 2/10 phiếu cho rằng đấy là việc công ty chưa nắm bắt kịp thời thông tin trên thị trường. Điều này được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 2.5. Biểu đồ về các điểm yếu trong công ty

 Công ty đã triển khai rất tốt hoạt động xúc tiến bán của mình thông qua việc quảng bá chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm thực phẩm của công ty được đánh gía là có chất lượng tốt hơn hẳn so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Công ty đã biết tận dụng điểm mạnh này để nâng cao hình ảnh của mình trong mắt người tiêu dùng. Trong số 10 phiếu điều tra phỏng vấn phát ra hỏi về vấn đề “đâu là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của công ty” thì có 6/10 phiếu cho rằng đấy là lợi thế về chất lượng sản phẩm, 3/10 phiếu cho rằng đấy là dịch vụ khách hàng, 1/10 phiếu cho rằng đấy là sực cải tiến về sản phẩm của công ty. Điều này được thể hiện qua biểu đồ sau:

 Tóm tắt số liệu tài chính trong 3 năm tài gần đây của công ty TNHH nhà nước một thành viên thực phẩm Hà Nội

Bảng 2.7 : Báo cáo tài chính năm 2008 - 2010

Đơn vị: nghìn đồng

Chỉ tiêu 2010 2009 2008

Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh 22,562,016 24,415,488 23,994,336 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 364,032 281,328 662,016 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 376,920 295,128 666,504

Chi phí thuế TNDN 41,832 3,504 6,624

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 335,088 291,624 659,880

Nguồn : Phòng kế toán

Từ bảng báo cáo tài chính chúng ta có thể nhận thấy được tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế của công ty trong 3 năm gần đây : 2008, 2009, 2010. Từ đó đưa ra được các đánh giá chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.

Hình 2.7: Biểu đồ doanh thu

Qua biểu đồ trên ta thấy Doanh thu của công ty không đồng đều, nghĩa là doanh thu năm nay không những không cao hơn năm ngoái mà thậm chí còn thấp

hơn. Năm 2009 doanh thu của công ty đạt 24.415.448 nghìn đồng tăng 421.152 nghìn đồng so với năm 2008, công ty đã xác định đúng hướng TOWS và có những chiến lược đúng đắn. Tuy nhiên năm 2008 mặc dù chịu ảnh hưởng xấu của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng doanh thu vẫn cao hơn năm 2010 là 1.432.320 nghìn đồng. Điều này cho thấy, khả năng kinh doanh của công ty đang gặp vấn đề, do đó công ty cần tìm ra nguyên nhân và sớm có biện pháp để cải thiện doanh thu trong thời gian tới.

Hình 2.8: Biểu đồ lợi nhuận sau thuế

Qua biểu đồ ta thấy, mặc dù khủng hoảng kinh tế nhưng lợi nhuận ròng của năm 2008 cao vọt so với năm 2009 và 2010, đạt 659.880 nghìn đồng. Tuy nhiên, năm 2009 lợi nhuận ròng mà công ty thu về chỉ đạt 291.624 nghìn đồng, giảm 368.256 nghìn đồng (giảm rất mạnh), nguyên nhân là do nguyên liệu đầu vào tăng cao, các nhà cung cấp cũng đang gặp khó khăn và do đồng tiền Việt Nam bị mất giá. Đến năm 2010, lợi nhuận sau thuế của công ty cũng đã tăng so với năm 2009 là 43.464 nghìn đồng, điều đó chứng tỏ công ty đã tìm ra được nguyên nhân và có các biện pháp giải quyết đúng đắn.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TOWS CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN THỰC PHẨM HÀ NỘI (Trang 25 -28 )

×