trên thị trường thế giới. Vì thế , phát triển các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ là giải pháp cần thiết , thiết thực để phát huy lợi thế của đất nước .Để làm được như vậy Nhà nước ta phải có cái nhìn đúng đắn và tạo điều kiện cho từng thành phần của hoạt động thu ngoại tệ phát triển cụ thể:
Đối với du lịch quốc tế , Nhà nước cần phải đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng , các nhà nghỉ khách sạn để đảm bảo phục vụ du khách tốt hơn , phải có chính sách cho đầu tư du lịch , tạo mọi điều kiện cho cả du khách và nhà kinh doanh đều cảm thấy hài lòng .
Đối với vận tải quốc tế , nước ta có vị trí địa lý rất thuận lợi, hoàn toàn có thể phát huy thế mạnh của mình , hiện nay Nhà nước ta cũng đang tích cực xây dựng cơ sở đường sá , giao thông , ban hành những đạo luật cụ thể về vận tải quốc tế
Đối với xuất khẩu lao động ra nước ngoài và tại chỗ , cơ sở của việc đẩy mạnh phát triển hoạt động này đó là trình độ đội ngũ lao động , vì thế nên chúng ta cần đẩy mạnh công tác đào tạo tay nghề , trình độ cho công nhân theo yêu cầu của thị trường lao động , đồng thời phải khai thác một cách có hệ thống , có chính sách cụ thể đối với nguồn lực này bởi vì nó là nguồn lực rất quan trọng , chủ chốt và có tính nhạy cảm rất cao đối với mọi tác động . Mỗi một giải pháp có vai trò và vị trí khác nhau đối với hoạt động kinh tế đối ngoại , vì thế chúng ta cần phảI thực hiện đồng bộ và có hệ thống các giải pháp trên .
KẾT LUẬN
Hoạt động kinh tế đối ngoại có ý nghĩa to lớn đối với nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH . Nó mang lại cho chúng ta cả thế và lực , góp phần hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển vững mạnh ngang tầm các cường quốc trên thế giới .
Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn kinh tế thế giới đang đầy rẫy những biến động , cạm bẫy . Tuy nhiên , những vai trò to lớn của kinh tế đối ngoại chỉ đạt được khi hoạt động kinh tế đối ngoại vượt qua được những thử thách ( mặt trái) của toàn cầu hoá và giữ đúng định hướng xã hội chủ nghĩa . Để làm được điều đó Nhà nước ta phải có những chính sách phù hợp , những quyết định đúng đắn nhằm phát huy những lợi thế đồng thời hạn chế , khắc phục những khuyết điểm , yếu kém để mở rộng và nâng cao hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta, đồng thời cần nắm vững tiêu chí hiệu quả kinh tế- xã hội trong quan hệ kinh tế với nước ngoài . Tiêu chí cơ bản là : nhờ quan hệ kinh tế đối ngoại mà kinh tế tăng trưởng và ổn định , đời sống nhân dân từng bước được nâng cao cả về mặt vật chất và tinh thần , khối đoàn kết toàn dân dựa trên cơ sở liên minh công nông – trí thức ngày càng vững mạnh , với mục tiêu là dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh theo định
hướng xã hội chủ nghĩa . Với quan điểm cơ bản : ‘’ Việt Nam sẵn sàng là bạn , là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế , phấn đấu vì hoà bình , độc lập và phát triển ‘’.
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương 1: Tính tất yếu khách quan của việc mở rộng kinh tế đối ngoại
2 1.1 Kinh tế đối ngoại là gì ? 2
1.2 Vai trò của kinh tế đối ngoại 2
1.3 Những cơ sở khách quan của việc hình thành và phát triển 2
kinh tế đối ngoại
1.3.1 Phân công lao động quốc tế 2
1.3.2 Lý thuyết về lợi thế – Cơ sở lựa chọn của thương mại quốc tế 3
1.3.3 Xu thế thị trường thế giới 3
Chương 2: Những hình thức chủ yếu và thực trạng của kinh tế đối ngoại
4 2.1 Ngoại thương 4
2.1.1 Ngoại thương là gì và các chức năng của ngoại thương
4 2.1.2 Thực trạng và thành tựu ngoại thương đạt được trong thời gian qua 5
2.2 Đầu tư quốc tế 5
2.2.1 Đầu tư quốc tế là gì và các loại hình đầu tư quốc tế 5
2.2.2 Xu hướng đầu tư quốc tế 6
2.2.3 Tình hình đầu tư nước ngoài trong thời gian qua 7
2.3 Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ , du lịch quốc tế 10
2.3.2 Các dịch vụ thu ngoại tệ chủ yếu
10 2.3.3 Thực trạng dịch vụ thu ngoại tệ 11
Chương 3: Mục tiêu , quan điểm , nguyên tắc cơ bản nhằm mở rộng
12 và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại 3.1 Mục tiêu 12
3.2 Các nguyên tắc cơ bản nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả KTĐN
12 3.3 Phương hướng cơ bản nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả KTĐN
13 Chương 4: Các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao 15
hiệu quả kinh tế đối ngoại 4.1 Đảm bảo sự ổn định về môi trường kinh tế – chính trị –xã hội
15 4.2 Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với kinh tế đối ngoại
15 4.3 Có chính sách thích hợp đối với từng hình thức KTĐN
15 4.3.1 Ngoại thương 15
4.3.2 Đầu tư quốc tế 16
4.3.3 Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ 19
Kết luận 21
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mac- Lenin 2. Tạp chí Quản lý Nhà nước
3. Văn kiện Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam
4. Giáo trình Kinh tế ngoại thương . PGS. TS Bùi Xuân Lưu 5. Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng số 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (*) Chỉ tiêu 88-39 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 6/2001 1998- 6/2001 1. Số dự án (dự án) 830 343 370 325 345 275 312 332 223 3355 2. Số vốn đăng ký (triệu USD) 8180,6 3765,6 6530,8 8497,3 4649,1 3897 1568,3 1926 1054 40.066,6 3. Số dự án tăng vốn (dự án) 68 73 122 134 143 133 135 122 76 1006 4. Số dự án còn hiệu lực (dự án) 2619 2736 2736 5. Số vốn đăng ký còn hiệu lực (triệu USD) 6971 10941 18331 26442 31668 33993 35636 36400 36596 36596 6. Số vốn thực hiện (triệu USD) 2117 2213 2761 2837 3032 2189 1933 1221 900 17,803 (*) Theo Bộ KH & ĐT, đến ngày 20/12/2002, tại Việt Nam, có 4.582 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 50,3 tỷ USD và vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 24 tỷ USD, trong đó vốn nước ngoài chiếm khoảng 98,75%.
(Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư - Tổng cục Thống kê)
Hình thức đầu tư Số dự án còn hiệu lực
Vốn đầu tư đăng kí (tỷ USD) Vốn đầu tư thực hiện (tỷ USD) Doanh thu (tỷ USD) 1. 100% vốn nước ngoài 2.615 15,45 7,11 18,58 2. Liên doanh 1.694 27,13 10,91 21,19 3. Hợp đồng hợp tác liên doanh 265 5,72 5,6 2,89 4. BOT, BT, BTO 7 1,97 0,22 0,018