thể tích H2 luôn gấp 3 lần thể tích hiđrocacbon bị phân huỷ để ý từ “luôn”
Thể tích của mỗi hidrocacbon phân hủy => Đều tạo ra 3 thể tích H2
BTNT H => y.VCxHy = 2VH2 y = 6 => chỉ có A thỏa mãn 3 chất đều có 6 H
Câu 81: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H2; 0,15 mol C2H4 ; 0,2 mol C2H6 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với bột Ni xúc tác 1 thời gian được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y được số gam CO2 và H2O lần lượt là
A. 39,6 và 23,4.B. 3,96 và 3,35. C. 39,6 và 46,8.D. 39,6 và 11,6.
BTNT C ; BTNT H => A “Có một bài về nó rùi”
nCO2 = 2nC2H2 + 2nC2H4 + 2nC2H6 ; nH2 = 2nC2H2 + 4nC2H4 + 6nC2H6 + 2nH2”ban đầu”
Câu 82: Hỗn hợp ban đầu gồm 1 ankin, 1 anken, 1 ankan và H2 với áp suất 4 atm. Đun nóng bình với Ni xúc tác để thực hiện phản ứng cộng sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu được hỗn hợp Y, áp suất hỗn hợp Y là 3 atm. Tỉ khối hỗn hợp X và Y so với H2 lần lượt là 24 và x. Giá trị của x là
A. 18. B. 34. C. 24. D. 32. P1.V1 nA T1.0,082 P1 = = P2.V2 nB P2 T2.0,082
“CT tính số mol ; Vì trong 1 bình => thể tích không đổi , Nhiệt độ không thay
đổi”Đề cho – đưa về nhiệt độ ban đầu”
=> P1.V1 mA nA T1.0,082 P1 MA P1 MB P1 = = = = P2.V2 mB nB P2 P2 MA P2 T2.0,082 MB ⇔ ⇔ “Vì BTKL => mA = mB” Thay số MA = 24 ; p1 = 4 ; p2 = 3 => MB = 32 =>D
Câu 83: Hỗn hợp A gồm H2, C3H8, C3H4. Cho từ từ 12 lít A qua bột Ni xúc tác. Sau phản ứng được 6 lít khí duy nhất (các khí đo ở cùng điều kiện). Tỉ khối hơi của A so với H2 là
A. 11. B. 22. C. 26. D. 13.
Tỉ lệ thể tích = tỉ lệ số mol => Chọn 12 mol A => Tạo ra 6 mol khí duy nhất “C3H8” Gọi x , y , z lần lượt là số mol H2 , C3H8 , C3H4
x + y + z = 12 mol
PT pứ : C3H4 + 2H2 => C3H8 z mol x mol => zmol
=> x = 2z “vì phản ứng vừa đủ do tạo ra 1 sản phẩm duy nhất là C3H8” Ngoài ra nC3H8 = y + z = 6 “vì C3H8 ban đầu không pứ”
Giải hệ => x = 6 ; y = z = 3 “Có thể dùng máy tính hoặc thế từ x = 2z vào các PT còn lại rùi giải hệ 2 ẩn” => m hỗn hợp = 6.2 + 3.44 + 3.40 = 264 => M hỗn hợp = m / n = 264/12 = 22 => Tỉ khối với H2 = 11 =>A
Câu 84: Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol C3H4 ; 0,2 mol C2H4 ; 0,35 mol H2 với bột Ni xúc tác được hỗn hợp Y. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch KMnO4 dư, thấy thoát ra 6,72 l hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2 là 12. Bình đựng dung dịch KMnO4 tăng số gam là:
A. 17,2. B. 9,6. C. 7,2. D. 3,1.
BT khối lượng => m hỗn hợp X = m hỗn hợp Y = m bình tăng + m hỗn hợp khí thoát ra
m hỗn hợp X = m bình tăng + m hỗn hợp khí thoát ra
0,1.40 + 0,2.28 + 0,35.2 = m bình tăng + 0,3.12.2 m bình tăng = 3,1 g =>D “Bài này có nói đến ở một số bài trên”
Câu 85: Đốt cháy m gam hỗn hợp C2H6, C3H4, C3H8, C4H10 được 35,2 gam CO2 và 21,6 gam H2O. Giá trị của m là
A. 14,4. B. 10,8. C. 12. D. 56,8.
AD CT : m hỗn hợp hidrocacbon = 12.nCO2 + 2.nH2O = 12g “Xem Chuyên đề pp giải bài tập hóa hữu cơ” “Vì nC = nCO2 ; nH = 2nH2O”
Câu 86: Đốt cháy 1 hiđrocacbon A được 22,4 lít khí CO2 (đktc) và 27 gam H2O. Thể tích O2 (đktc) (l) tham gia phản ứng là:
A. 24,8. B. 45,3. C. 39,2. D. 51,2.
BTNT Oxi => 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => nO2 => V = 39,2 lít =>C
Câu 87: Một hỗn hợp X gồm 1 ankin và H2 có V = 8,96 lít (đkc) và mX = 4,6 gam. Cho hỗn hợp X đi qua Ni nung nóng, phản ứng hoàn toàn cho ra hỗn hợp khí Y, có tỉ khối dYX = 2. Số mol H2 phản ứng; khối lượng; CTPT của ankin
là
A. 0,16 mol; 3,6 gam; C2H2. B. 0,3 mol; 4 gam; C3H4.
C. 0,2 mol; 4 gam; C2H2. D. 0,3 mol; 2 gam; C3H4.
“Xem cách chứng minh phần anken dạng bài anken + H2 bài 53” => Phần này tương tự Pt: CnH2n-2 +2H2 =>CnH2n+2
Ban đầu: x mol ymol
Pứ x mol 2x mol xmol Sau pứ y – 2x x mol => n sau pứ = nH2 dư + nCnH2n+2 y – 2x +x = y – x n trước pứ = x + y ; m trước = m sau “BT khối lượng”
(x+y).M trước = (y – x).M sau
Áp dụng bài này=> (x+y) = (y – x).2 “Vì M sau = 2MY do dY/X = 2” y = 3x
Mặt khác x + y = 0,4 mol => x = 0,1 và y = 0,3 “Giải hệ” => nH2 = y = 0,3 mol
m ankin + mH2 = 4,6 g 0,1 . (14n – 2) + 0,3.2 = 4,6 n = 3 => C3H4 với n = 0,1 mol=> m =4 g
B
Câu 88: Đốt cháy một hiđrocacbon M thu được số mol nước bằng ¾ số mol CO2 và số mol CO2 nhỏ hơn hoặc bằng 5 lần số mol M. Xác định CTPT và CTCT của M biết rằng M cho kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3.