Đối với công ty:

Một phần của tài liệu văn hóa doanh nghiệp và những biện pháp giúp nhân viên mới hòa nhập vào văn hóa doanh nghiệp (Trang 40 - 47)

III. Nỗ lực tạo nên văn hóa Dược Hậu Giang: 1 Trách nhiệm xã hội:

3. Trách nhiệm với môi trường:

A.1. Đối với công ty:

Với công ty dược Hậu Giang minh họa nêu trên chúng ta thấy được rằng công ty luôn quan tâm đến nhân viên của mình, giúp nhân viên hòa nhập với doanh nghiệp một cách tốt nhất. Tạo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh cho nhân viên và chính điều đó đã giúp cho dược Hậu Giang có được thành công như ngày hôm nay.

A.2.Đối với nhân viên:

Với nhân viên của công ty dược Hậu Giang thì họ cảm thấy rằng bản thân họ cảm thấy được trân trọng, đối xử một cách “ tốt lành” thì khi đó họ sẽ nỗ lực, phấn đấu ngày càng nhiều hơn nữa để đáp lại sự đối đãi “ tử tế” của doanh nghiệp.

“ Thay vì ngồi yên đợi người ta hỏi đến mình, bạn hãy cố gắng tạo ra các cuộc nói chuyện cởi mở và thân mật với các đồng nghiệp. Vài lời bình luận về một chương trình truyền hình phổ biến, một bộ phim đang thu hút người xem... cũng có thể khởi đầu một mối quan hệ.

Dưới đây là một số mẹo giúp nhân viên mới có thể nhanh chóng hòa nhập và trở thành đồng nghiệp đáng tin cậy.

Những điều nên làm:

- Cư xử thân thiện với tất cả mọi người, ngay cả khi bạn đang cảm thấy khó khăn trong việc hòa nhập vào môi trường mới.

- Chủ động bắt chuyện với các đồng nghiệp. Thay vì ngồi yên đợi người ta hỏi đến mình, bạn hãy cố gắng tạo ra các cuộc nói chuyện cởi mở và thân mật với các đồng nghiệp. Có thể chỉ vài lời bình luận về một chương trình truyền hình phổ biến, một bộ phim đang thu hút người xem hay một sự kiện thể thao đang được rất nhiều người quan tâm.

Nhân viên mới nên chủ động bắt chuyện với mọi người - (Ảnh minh họa)

- Nhờ đồng nghiệp chỉ chỗ để có thể mua được cốc cà phê ngon nhất, hoặc nơi nào thích hợp nhất để ăn sáng, ăn trưa hay nơi mua sắm gần công ty nhất. Điều này giúp cho bạn hòa nhập nhanh hơn với các đồng nghiệp, và biết đâu bạn lại nhận được một lời mời của họ cùng đi đến một trong các nơi đó.

- Sẵn sàng đợi một thời gian để đồng nghiệp có thể hiểu được bạn và giúp bạn hòa nhập vào không khí làm việc và sinh hoạt trong công ty.

- Thỉnh thoảng, bạn đem một chút đồ ăn nhẹ đến công ty, một ít trái cây hoặc ít bánh ngọt mà mọi người thích. Đặc biệt mỗi khi bạn có dịp đi đâu xa về, dù là đi công tác hay đi chơi, bạn cũng nên có chút quà chung cho mọi người như một ít đặc sản của vùng mà bạn vừa đến…

Những điều không nên làm:

- Nghe lén cuộc hội thoại cá nhân của người khác. Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ bị cho là mất lịch sự và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của mọi người dành cho bạn.

Việc xâm phạm quyền riêng tư của người khác là tối kị, dù là trong công việc hay trong cuộc sống.

- Vội vàng đưa ra các nhận xét mang tính tiêu cực về người khác hay một việc xấu cho dù bạn biết rõ là có liên quan đến đồng nghiệp trong công ty. Mọi người sẽ có cảm giác bạn là kẻ lắm chuyện, hay tọc mạch vào việc của người khác.

Vội vàng đưa ra các nhận xét mang tính tiêu cực về người khác sẽ khiến mọi người có cái nhìn không tốt về bạn - (Ảnh minh họa)

- Trong công việc hiện tại, khi gặp vấn đề khó khăn cần giải quyết, đừng bao giờ nói: "Tại công việc trước đây của tôi, chúng tôi đã làm theo cách này nên bây giờ tôi cũng làm như vậy". Bạn sẽ khiến các đồng nghiệp khó chịu, thậm chí có người sẽ vặn vẹo tại sao bạn không làm việc ở đó mà lại chuyển tới đây.

- Yêu cầu mọi người tham gia các liên kết trực tuyến như mạng xã hội, blog cá nhân của bạn. Liên kết mạng của bạn chỉ nên bao gồm những người có mối liên hệ thân quen, bởi vậy, đừng yêu cầu đồng nghiệp mới phải tham gia khi họ chưa thực sự muốn.

Hải Như

Theo Askmen/Bưu Điện Việt Nam”26

B.Những hình ảnh còn hạn chế:

Chúng ta thừa hiểu và biết rằng những việc tốt lành thì doanh nghiệp có thể cho mọi người biết thế nhưng những việc chẳng được “ tốt lắm” thì mấy ai mà muốn cho người khác biết chứ. Thế nên, để tìm được một doanh nghiệp nào đó đã có những hình ảnh không tốt đối với sự hội nhập của nhân viên thì thật là không dễ. Nhưng nhóm chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra một minh họa cụ thể chắc hẳn sẽ thuyết phục các bạn qua câu chuyện sau đây:

“ Lên mặt với nhân viên mới

Ngày làm việc đầu tiên của "tân binh" bao giờ cũng là lễ... nhập phòng. Một tuần đi làm, Linh mới được các chị báo cho cái lệ: "Lính mới bao giờ cũng mời cả phòng một bữa".

Phòng khách hàng của Linh đi vào khuôn khổ hoạt động khoảng 3 năm nay với con số xấp xỉ chục người. Nhân viên này đi, nhân viên khác lại đến, cũng là chuyện "thường ngày ở huyện". Người đi chẳng nói làm gì, nhưng người mới đến, nếu ít cũng phải mất vài tháng để hòa hợp với phòng.

Hồi Linh mới được nhận vào đây, cô cũng như con nai ngơ ngác lạc vào khu rừng lạ. Mọi ánh mắt dồn vào cô đều có chút gì đó xa cách, thiếu thân thiện. Một tuần đi làm, Linh mới được các chị báo cho cái lệ của phòng: "Lính mới bao giờ cũng mời cả phòng một bữa". Cũng chẳng có gì to tát hơn nữa, đó cũng là cái việc nên làm để có thời gian giao lưu, làm quen với mọi người nhiều hơn, Linh bố trí mời mọi người ăn trưa coi như "lễ ra mắt" của nhân viên mới.

Cứ tưởng thế là có thể hòa nhập với các đồng nghiệp mới nhưng Linh hoàn toàn bất ngờ khi mọi người toàn gọi cô nhờ vả những việc không đâu. Đã đành trưởng phòng có thể sai bảo nhân viên nhưng ngay cả giữa nhân viên với nhau, "ma cũ" cũng giở thói bắt nạt "ma mới". Người này gọi: "Linh, pha hộ chị cốc trà nóng", người kia nhờ lấy cái dập ghim, người khác nữa nhờ Linh ra đứng photo tài liệu...

Mãi sau Linh mới được cô bạn ngồi kế bên cho biết nguyên do "ở phòng này là vậy đấy. Lính mới bao giờ cũng phải làm đủ thứ việc lặt vặt trên đời trước khi muốn được chạm tay vào công việc chính". Sau này, các chị trong phòng giải thích "đó không phải là bắt nạt nhân viên mới mà là rèn luyện tính kiên nhẫn. Với cả, có làm việc vặt thế mới có thời gian tìm hiểu về công ty kỹ càng, trước khi bắt tay vào công việc". Cũng may Linh là người chịu khó, chứ nếu không, chắc cũng đến nước rút lui sớm cho... lành.

Vào làm việc được hơn năm nay, Linh chứng kiến bao nhân viên mới đến rồi đi nhanh chóng, cũng chỉ vì thói quen “ma cũ bắt nạt ma mới” và những cái lệ “khó hiểu” của phòng mà chính cô cũng không biết chúng được đặt ra từ thuở nào.

Linh nhớ nhất là cô bé Hiền kém Linh 2 tuổi vào chưa làm được một tuần đã xin nghỉ hẳn. Hiền ra trường được hơn năm và có chút ít kinh nghiệm nhưng cô bé không thể dung hòa với cả phòng chỉ vì cô là người xứ… Thanh. Dù Hiền cũng có lễ ra mắt đầy đủ và cố gắng thân thiện với mọi người nhưng bù lại, Hiền chỉ nhận được những ánh nhìn thiếu thiện cảm. Cũng như Linh ngày đầu, Hiền bị sai vặt đủ thứ. Việc gì không biết, Hiền hỏi, mọi người lại quay ra xỉa xói “có thế mà cũng không biết”.

Thế nên, dù có giải thích tiếp, chắc chắn, Hiền cũng không còn tâm trí, lòng dạ nào mà ngồi nghe cho được. Dù Linh động viên mãi, nhưng Hiền vẫn nhất quyết ra đi khi mới chỉ thử việc được mấy ngày.

Trường hợp của Ngà, dù không bị phân biệt đối xử về quê quán nhưng cô cũng không đủ nhẫn nại để chiều theo ý các đồng nghiệp chỉ biết cậy mình là "nhân viên kỳ cựu" với những quan niệm không đâu. Được nhận vào phòng marketing, dù đầy ắp công việc và nhân sự cuống quýt tuyển người nhưng vào làm cả tháng trời, Ngà vẫn chẳng được giao việc gì "nên hồn".

Trưởng phòng là nữ, cũng chỉ mới ngoài 30 nhưng có vẻ nghiêm nghị và khó tính còn những nhân viên kỳ cựu ở đây cũng chẳng có vẻ gì muốn đón nhận người mới vào phòng, dù xét cho cùng, nếu phòng có thêm người san sẻ công việc thì họ cũng đỡ vất vả phần nào. Ngà có cảm giác, mọi người không muốn chia sẻ với cô trong công việc cũng như mọi hoạt động khác của phòng. Hoặc là tìm hiểu về công ty, hoặc là làm mấy việc linh tinh, làm "chân điếu đóm" cho phòng, chấm hết.

Khi Ngà thắc mắc, mọi người lại mắt tròn mắt dẹt nhìn cô cứ như thể Ngà là người ngoài hành tinh vậy. Rồi công việc cũng được giao cho Ngà nhưng nếu như nhiệm vụ và chuyên môn chính của cô là viết bài PR cho các dự án thì sếp lại yêu cầu cô viết đề án, lên kế hoạch marketing năm mới cho công ty. Chưa bao giờ làm nên đương nhiên, Ngà phải tham khảo và hỏi han thêm kinh nghiệm cũng như ý kiến của mọi người. Thế nhưng, chưa kịp hỏi xong, Ngà đã bị bật lại "Hỏi thế thì còn gì là sếp giao cho cô nữa, thà để chúng tôi làm còn hơn. Với cả, đây là việc dễ nhất, không làm được thì còn làm cái gì ở đây".

Ngà đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, chẳng hiểu sao các đồng nghiệp của mình lại đón nhận nhân viên mới theo hướng đó. Hai tháng sau, Ngà đành xin nghỉ việc vì chẳng thể nào có được cái may mắn chiếm được cảm tình và hòa đồng được với đồng nghiệp. Sau này, Ngà mới biết, nguyên nhân chỉ vì tuổi của cô có sao La Hầu chiếu mệnh, cả phòng đều sợ sẽ không làm ăn được khi có Ngà (!?). Và thế là, Ngà đương nhiên phải chịu sự lạnh nhạt, bất hợp tác của mọi người.

Tất nhiên, nhân viên mới bao giờ cũng phải có thời gian để hòa đồng, làm quen với mọi người trong phòng.”27

B.1.Đối với công ty:

Đối với hành động nói trên, tuy đó không phải là “ chủ trương” của doanh nghiệp, nhưng chính môi trường làm việc này đã tác động đến nhận thức của những nhân viên “ kỳ cựu” và khiến họ có những hành động như vậy. Kết quả sẽ ra sao? nhân viên cũ thì “ lên mặt” với nhân viên mới. Từ đó hình thành môi trường làm việc “ nặng nề”, khiến hoạt động của công ty ngày càng đi xuống là điều tất yếu.

B.2.Đối với nhân viên:

Liệu có nhân viên nào mà có “ tâm trạng” làm việc tốt trong môi trường như vậy không nhỉ? Chắc là không rồi, chính những thái độ và hành động của đồng nghiệp tại nơi công sở như vậy đã làm cho nhân viên mới phải “ bỏ của chạy lấy người” là vậy.

C.Tổng hợp:

Qua ví dụ này thì khi mà doanh nghiệp hiểu vai trò của việc giúp nhân viên hòa nhập vào môi trường thì cả doanh nghiệp và nhân viên đều có “ lợi”. Với doanh nghiệp thì có sự tận tâm của nhân viên và nhân viên thì có được sự tin tưởng của doanh nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng này thì các doanh nghiệp nên có những cách để giúp nhân viên hòa nhập vào văn hóa của doanh nghiệp mình để đạt hiệu quả cao nhất. Ngược lại thì những doanh nghiệp có “ môi trường” hòa nhập không tốt thì rất dễ làm cho nhân viên chán nản với công việc và nhiều khả năng “ bỏ của chạy lấy người như trên”.

Nhưng chúng ta cũng nhận thấy rằng có một số doanh nghiệp có văn hóa hòa nhập tốt chẳng thể thu hút được sự tận tụy của nhân viên và ngược lại, tức là văn hóa hòa nhập không tốt nhưng lại có được sự tận tụy của nhân viên. Ẩn chứa đằng sau nó có nhiều vấn đề khó mà giải thích được.

IV.Kết luận:

Chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi hàng hóa và các dịch vụ của Việt Nam phải cạnh tranh thắng lợi không chỉ trên đất nước mình và cả ở các quốc gia khác. Thành tựu về công nghệ thông tin cũng đang xói mòn không ít các giá trị của xã hội truyền thống trong đó có việc khẳng định vai trò của lớp người trẻ tuổi, của tiếng nói cá nhân và nhóm nhỏ, sự phân tầng xã hội và khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng...

Những thay đổi từ môi trường bên ngoài như vậy, sự cạnh tranh khắt khe trên quy mô toàn cầu đặt doanh nghiệp Việt Nam trước những bắt buộc phải lựa chọn, phải thay đổi để làm ăn có hiệu quả khi môi trường kinh tế - xã hội đã khác trước. Phải chăng, đó là lý do vì sao lại là doanh nghiệp chứ không phải loại tổ chức xã hội hay tổ chức hành chính nào khác đi tiên phong trong việc tìm kiếm hướng tiếp cận mới để phát triển tổ chức. Thay đổi tổ chức chính là cách thức làm cho tổ chức thích ứng với môi trường bên ngoài đang đổi thay.

Hướng tiếp cận doanh nghiệp dưới góc độ văn hóa sẽ giúp đạt hiệu quả cao hơn trong việc huy động sự tham gia của con người trong tổ chức. Xây dựng văn hóa là một hướng tiếp cận để nâng cao năng lực cho doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng không nên tuyệt đối hóa, xem nó là bài thuốc chữa bách bệnh cho doanh nghiệp. Hơn nữa, thực tế cho thấy, một số ít doanh nghiệp khi sử dụng hướng tiếp cận văn hóa doanh nghiệp đã không đủ kiên trì trong củng cố các giá trị văn hóa mà họ đề xướng, kết cục văn hóa mà lãnh đạo doanh nghiệp đề xướng vẫn chỉ là khẩu hiệu treo trên tường, là bài phát biểu trong các sự kiện mang tính nghi lễ.

Văn hóa doanh nghiệp có vô vàn hình thức biểu hiện, nhưng cũng xin lưu ý với những nhà tổ chức, muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp rằng, văn hóa doanh nghiệp không phải thực hiện trong ngày một ngày hai, nó có thể là một chặng đường kéo dài hàng thập kỷ. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải là một khẩu hiệu, nó phải được sự vun đắp của từng cá nhân trong tổ chức doanh nghiệp đó, xây dựng văn hóa là chìa khóa để doanh nghiệp được trường tồn.

Một phần của tài liệu văn hóa doanh nghiệp và những biện pháp giúp nhân viên mới hòa nhập vào văn hóa doanh nghiệp (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w