Phân tích thực trạng tài chính tại công ty TNHH Minh Trí

Một phần của tài liệu Phân tích tính hình tài chính tại công ty TNHH Minh Trí (Trang 25)

Đánh giá tình hình tài chính của DN qua hệ thông BCTC là một công việc hết sức quan trọng vì qua việc phân tích, đánh giá sẽ giúp các nhà quản lý có được cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh của DN là tốt hay xấu.

Các báo cáo tài chính của Công ty được lập hàng quý, nửa năm và theo từng năm do đó việc phân tích tài chính tại Công ty được tiến hành đồng thời với việc lập báo cáo. Tổng giám đốc là người chỉ định kế toán trưởng trực tiếp phụ trách công tác phân tích tài chính trong Công ty, kế toán trưởng tổ chức các bộ phận thực hiện phân tích sau đó tổng hợp đưa ra đánh giá để trình lên Ban giám đốc

2.2.1. Phân tích tình hình tài chính của công ty qua bảng cân đối kế toán (bảng 03)

2.2.1.1. Tài sản

Nhìn chung qua bảng cân đối kế toán ta thấy tổng tài sản tăng liên tục qua 3 năm, năm 2011 tăng so với năm 2009 là 10.79%. Điều này cho thấy quy mô của công ty ngày càng tăng lên. Sở dĩ có sự tăng như vậy là do TSLĐ và ĐTNH cũng tăng lên liên tục qua 3 năm.

Các khoản tiền năm 2010 giảm so với năm 2009 là -925,163,034 đồng cho thấy công ty đã có những bước chính sách thích hợp làm tăng lượng tiền mặt giảm xuống thấp hơn năm 2009 tương ứng với 5.65%. Nhưng đến năm 2011, lượng tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh (3,036,942,188 đ) so với

năm 2010 mà chủ yếu là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Vì vậy công ty không nên giữ tiền mặt quá nhiều và để tồn đọng tiền gửi ngân hàng lớn mà phải đưa nó vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Dự trữ hàng tồn kho tăng cao năm 2010 tăng 1,142,563,214 đ (28,4%) so với năm 2009 và có giảm nhẹ (3,4%) năm 2011 so với năm 2010. Lượng hàng tồn kho chủ yếu của công ty là thành phẩm dệt, chiếm tỷ trọng cao, rất dễ lỗi thời nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Lý do này có thể do chính sách dự trữ hàng hóa của công ty hay do số thành phẩm bán ra không nhiều nên lượng hàng tồn kho lớn. Điều này không hẳn là do công ty chưa đạt được mục tiêu hàng hóa hay làm ăn chưa hiệu quả mà có thể là do việc mở rộng quy mô sản xuất của công ty.

Các yếu tố TSDH tăng lên chiếm 50,1% tổng giá trị tài sản. Tổng TSDH tăng lên chủ yếu là TSCĐ và đầu tư dài hạn (năm 2011 so với năm 2009 tăng 3,517,374,409 đ) do công ty đầu tư xây dựng, mở rộng quy mô sản xuất, sửa chữa TSCĐ để tăng khả năng cạnh tranh trong thời gian tới.

Tình hình tài sản của công ty trong năm qua không có nhiều biến đổi, vì vậy để hiểu rõ hơn tình hình tài chính trong 3 năm qua, chúng ta xem xét thêm sự thay đổi của nguồn vốn.

2.2.1.2. Nguồn vốn

Tổng nguồn vốn năm 2011 tăng 4,05% so với năm 2010 trong đó các khoản nợ ngắn hạn (chiếm tỷ trọng 57,7%) tăng lên 6.62% và nợ dài hạn tăng 11,3%. Năm 2011 tổng nguồn vốn tăng 5,493,902,064 đ tương ứng với 5,94% so với năm 2010. Tổng nợ năm 2011 tăng so với năm 2010 là 8,52%, còn 2010/2009 là 7,01%. Mặt khác nguồn vốn tăng từ nguồn chiếm dụng của khách hàng. Tình hình nợ nần của công ty ngày càng tăng do các khoản nợ ngắn hạn cũng như các khoản nợ dài hạn tăng, chiếm tỷ trọng khá lớn 57% trong tổng nguồn vốn.

Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tiếp tục tăng nhờ vào sự tăng lên của nguồn vốn quỹ, chủ yếu là nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Công ty đã khai thác tốt các nguồn huy động, tuy nhiên vốn tăng lên chủ

yếu là do vay ngắn han. Trong đó tỷ trọng vốn chủ sở hữu qua các năm như sau: năm 2009 là 46,51%; năm 2010 là 45,5%...năm 2011 là 43,9%. Điều này cho ta thấy công ty có xu hướng sử dụng nợ vay để tài trợ cho các tài sản của mình hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu. Điều này giúp công ty có khả năng gia tăng nhanh lợi nhuận nhưng vẫn nắm được quyền kiểm soát công ty. Tuy nhiên nó cũng mang lại rủi ro, đó là làm giảm khả năng thanh toán của công ty.

2.1.2. Phân tich tình hình tài chính của công ty qua các chỉ tiêu hệ số tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tính hình tài chính tại công ty TNHH Minh Trí (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w