- Khu trung tâm thương mại tầng
2.4. TÍNH KIỂM TRA ĐỌNG SƯƠNG TRÊN VÁCH
Khi có độ chênh nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời xuất hiện một trường nhiệt độ trên vách bao che, kể cả cửa kính. Nhiệt độ trên bề mặt vách phía nóng không được thấp hơn nhiệt độ đọng sương. Hiện tượng đọng sương trên vách làm cho tổn thất nhiệt lớn lên, tải lạnh yêu cầu tăng mà còn làm mất mỹ quan do ẩm ướt, nấm mốc gây ra. Hiện tượng đọng sương chỉ xảy ra ở bề mặt vách phía nóng. Để không xảy ra hiện tượng đọng sương, hệ số truyền nhiệt thực tế kt của vách phải nhỏ hơn hệ số truyền nhiệt cực đại kmax, theo [1] ta có các biểu thức sau đây:
Điều kiện đọng sương:
Kt < kmax (2.21) Mùa hè: kmax = . N sN , N N T t t t t α − − W/m2K (2.22) Mùađông: kmax = . T sT , T N T t t t t α − − W/m 2K (2.23) tsN ‒ Nhiệt độ đọng sương bên ngoài, tsN = 25oC;
αN ‒ Hệ số tỏa nhiệt phía ngoài nhà, αN = 20 W/m2K, nếu có không gian đệm thì αN = 10 W/m2K;
αT ‒ Hệ số tỏa nhiệt phía trong nhà, αT = 10 W/m2K.
Đối với công trình này ta bố trí điều hoà cho mùa hè nên ta chỉ kiểm tra đọng sương cho mùa hè, mùa đông ta không phải tính và cả kiểm tra đọng sương của vách khi có không gian đệm.
Ta có:
Mùa hè: kmax = 20.3232,,88−−2525 = 20 W/m2K
Có không gian đệm: kmax = 10.3232,,88−−2525 = 10 W/m2K
Như vậy, so sánh với các giá trị của kt trong bảng 1.1 ta thấy kt < kmax do vậy không xảy ra hiện tượng đọng sương trên vách.