Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Nhóm tuổi n=61 Tỷ lệ (%) Dưới 20 tuổi 5 8,20 21-30 tuổi 17 27,87 31-40 tuổi 8 13,11 41-50 tuổi 8 13,11 51-60 tuổi 15 24,60 Trên 60 tuổi 8 13,11 Tổng 61 100 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các nhóm tuổi Nhận xét: % Nhóm tuổi
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy bệnh nhân ít tuổi nhất là 19 tuổi và bệnh nhân cao tuổi nhất là 75 tuổi, tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 40,49 tuổi .
Qua kết quả bảng trên cho thấy, các nhóm tuổi tập trung cao nhất của nhóm bệnh nhân tham gia nghiên cứu:
Từ 21-30 tuổi (27,87%).
Từ 51-60 tuổi (24,60%).
Ba nhóm tuổi có tỷ lệtương đương nhau trong nghiên cứu là 31-40 tuổi, 41-50 tuổi và trên 60 tuổi (13,11%).
Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo giới
Giới n=61 Tỷ lệ (%)
Nam 47 77
Nữ 14 23
Tổng cộng 61 100
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ giới tính bệnh nhân nghiên cứu Nhận xét:
Tỷ lệ bệnh nhân nam giới gấp gần 4 lần so với nữ giới: nam (77%), nữ (23%).
Thời gian n=61 Tỷ lệ (%)
< 6 tháng 6 9,8
6-12 tháng 7 11,4
> 12 tháng 48 78,8
Tổng cộng 61 100
Biểu đồ 3.3. Thời gian từ triệu chứng xuất hiện đến khi nhập viện Nhận xét:
Tỷ lệ thời gian bắt đầu xuất hiện triệu chứng đến khi bệnh nhân nhập viện giữa hai nhóm dưới 6 tháng và từ 6-12 tháng là tương đương nhau (44,26 % & 45,90%).
Nhóm có triệu chứng xuất hiện kéo dài (> 12 tháng) chiếm tỷ lệ cao (78,8%).
%
Bảng 3.4: Lý do vào viện
Lý do vào viện n=61 Tỷ lệ (%)
Đi ngoài ra máu 46 75,40
Khối trĩ sa ra ngoài hậu môn 32 52,46 Đau, rát, ngứa hậu môn 20 32,78 Các lý do khác (phát hiện bệnh trĩ kèm theo) 2 3,27
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ các nhóm lý do vào viện Nhận xét:
Trong tổng số 61 bệnh nhân nghiên cứu thì chủ yếu lý do khiến bệnh nhân phải vào viện khám bệnh là đi ngoài ra máu là 46/71 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 75,40%.
Lý do đi khám bệnh do thấy khối, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn là 32/61 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 52,46%.
Ngoài ra còn do nguyên nhân là đau, rát, ngứa hậu môn khiến bệnh nhân phải đi khám bệnh là 20/61 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 32,78%.
Một nhóm bệnh nhân rất nhỏ (2/61 bệnh nhân) đi bệnh viện khám vì các lý do khác đồng thời phát hiện bệnh trĩ có chỉ định phẫu thuật Longo chiếm tỷ lệ 3,27%.
Bảng 3.5: Tỷ lệ nhóm bệnh nhân có từ hai lý do vào viện trở lên
Lý do vào viện n=61 Tỷ lệ (%)
Đi ngoài ra máu+Khối sa ra ngoài hậu môn 10 16,40 Đi ngoài ra máu+Đau, rát, ngứa hậu môn 11 18,03 Khối sa ra ngoài hậu môn+Đau, rát, ngứa hậu môn 08 13,11 Đi ngoài ra máu+Đau, rát, ngứa+Khối sa ra ngoài
hậu môn 12 19,67
Tổng cộng 41 68,3
Nhận xét:
Qua kết quảở bảng trên ta thấy, lý do bệnh nhân đến khám và nhập viện thường chỉ có 1 lý do.
Việc phối hợp nhiều lý do thường chiếm tỷ lệ thấp.
Nhóm bệnh nhân có đi ngoài ra máu kèm theo khối sa ra ngoài hậu môn có 10/61 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 16,4%.
Nhóm bệnh nhân có đi ngoài ra máu kèm theo đau, rát, ngứa hậu môn có 11/61 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 18,03%.
Nhóm bệnh nhân có khối sa ra ngoài hậu môn kèm theo đau, rát, ngứa hậu môn có 8/61 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 13,11%.
Nhóm bệnh nhân có cả 03 lý do trên có 12/61 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 19,67%.
Bảng 3.6: Tiền sử bệnh
Tiền sử bệnh n Tỷ lệ (%)
Khỏe mạnh 40 65,57
Đã điều trị nội khoa bệnh trĩ 11 18,03 Đã điều trị bằng thủ thuật, phẫu thuật bệnh trĩ 2 3,27
Bệnh khác 8 13,13
Tổng cộng 61 100
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ các nhóm tiền sử bệnh Nhận xét:
Hầu như bệnh nhân trong nhóm bệnh nghiên cứu đêu có tiền sử khỏe mạnh có 40/61 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 65,57%.
Nhóm bệnh nhân có tiền sử bệnh trĩ đã được điều trị nội khoa có 11/61 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 18,03%, ngược lại nhóm bệnh nhân có tiền sự bị bệnh trĩ được điều trị bằng thủ thuật, phẫu thuật chiếm tỷ lệ không đáng kể chỉ có 2/61 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 3,27%.
Trong nghiên cứu này, có 8/61 bệnh nhân có tiền sử bệnh khác như cao huyết áp, phẫu thuật tụ máu ngoài màng cứng, thiếu máu…chiếm tỷ lệ 13,13%.
Yếu tốnguy cơ N=61 Tỷ lệ (%)
Ăn cay 46 75,40
Uống rượu, bia 35 58,61
Hút thuốc lá, thuốc lào 26 42,62
Ngồi lâu 23 37,70
Vận động mạnh 14 22,95
Tổng cộng 61 100
Biểu đồ 3.6. Các yếu tốnguy cơ
Nhận xét:
Trong nhóm các yếu tố nguy cơ do thói quen sinh hoạt thì nhóm bệnh nhân có thói quen ăn cay (ớt, hạt tiêu) có 46/61 bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao nhất 75,40%.
Nhóm bệnh nhân có thói quen uống rượu, bia có 35/61 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 58,61%.
Nhóm bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào và ngồi lâu lượt là 26/61 và 23/61 bệnh nhân chiếm tỷ lệ tương đương nhau (42,62 % & 37,70%).
Thói quen trong nhóm yếu tố nguy cơ do thói quen sinh hoạt gây nên bệnh trĩ chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm có thường xuyên vận động mạnh chỉ có 14/61 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 22,95%.
Bảng 3.8: Phân loại bệnh nhân theo chỉ số ASA ASA n=61 Tỷ lệ (%) ASA 1 51 83,60 ASA 2 7 11,47 ASA 3 3 4,93 ASA 4 ASA 5 ASA 6 Tổng cộng 61 100 Nhận xét:
Đại đa số bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có sức khỏe bình thường (ASA 1) 51/61 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 83,60%.
Chỉ có 10/61 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 16,4% bệnh nhân có bệnh kèm theo không ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật cũng như nghiên cứu (ASA 2: 11,47% & ASA 3: 4,93%). Bảng 3.9: Bệnh nội khoa kèm theo bệnh trĩ Bệnh nội khoa kèm theo n=61 Tỷ lệ (%) Cao huyết áp 1 1,64 Rối loạn tuần hoàn não 2 3,28 Viêm đại-trực tràng 4 6,56 Thiếu máu mãn tính 1 1,64 Tổng số: 8 13,12 Nhận xét:
Có 8/61 bệnh nhân được phẫu thuật Longo điều trị bệnh trĩ có mắc các bệnh nội khoa kèm theo (cùng điều trị phối hợp trong nghiên cứu) chiếm tỷ lệ 13,12%.
Tỷ lệ các bệnh trong nhóm chênh lệch nhau không đáng kểthường từ 1-2 bệnh nhân.
Đặc biệt có 01 bệnh nhân có tình trạng thiếu máu mãn tính phải tiến hành truyền 1500 ml sau khi phẫu thuật trong 48 giờ đầu.