Phương pháp dãy số thời gian

Một phần của tài liệu phân tích thống kê hoạt động cho vay của công ty cho thuê tài chính ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 46 - 49)

II. Một số phương pháp phân tích hoạt động cho vay

4. Phương pháp dãy số thời gian

 Khái niệm về dãy số thời gian

● “Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian”. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quí, năm. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian.

Vận dụng:

Các số liệu thống kê hoạt động cho vay có thể được biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và được gọi là các mức độ của dãy số. Dựa vào các mức độ của dãy số phản ánh qui mô (khối lượng) của hiện tượng qua thời gian, có thể phân dãy số thời gian thành dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm.

- Dãy số thời kỳ: Tổng nguồn vốn huy động bình quân giai đoạn 2004- 2007 là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh

qui mô của nguồn vốn huy động của chi nhánh trong khoảng thời gian một năm.

- Dãy số thời điểm: Tổng dư nợ của chi nhánh tính đến 31/12 hàng năm là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời điểm, phản ánh qui mô của dư nợ cho vay tại những thời điểm cuối năm.

 Các chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích

Để minh hoạ rõ ràng hơn ta vận dụng các chỉ tiêu thường phân tích đối với chỉ tiêu doanh số cho vay của chi nhánh (DSCV).

 Mức độ bình quân qua thời gian

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện cho các mức độ tuyệt đối của DSCV.

Tuỳ theo dãy số thời kỳ hay dãy số thời điểm mà công thức tính khác nhau.

- DSCV là chỉ tiêu thời kỳ nên DSCV bình quân qua thời gian được tính theo công thức như sau:

DSCV = DSCV1+DSCVn2+...+DSCVn = ∑DSCVn 1

Trong đó: DSCVi (i = 1,2,…,n) là mức độ của dãy số thời kỳ.

 Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối.

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức đọ tuyệt đối giữa hai thời gian của DSCV. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, có thể tính các chỉ tiêu về lượng tăng (giảm) tuyệt đối sau đây:

- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ): phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian liền kề nhau và được tính theo công thức:

Trong đó:

δi: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ) ở thời gian i so với thời gian i – 1 đứng liền kề trước đó

DSCVi: DSCV ở thời gian i

DSCVi-1DSCV ở thời gian i-1

- Lượng tăng hoặc (giảm) tuyệt đối định gốc: Phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài và được tính theo công thức:

i= DSCVi – DSCV1 (với i = 2,3,…,n) Trong đó:

i: Lượng tăng (giảm) DSCV tuyệt đối định gốc ở thời gian i so với thời gian đầu của dãy số.

- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: Phản ánh mức độ đại diện của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn và được tính theo công thức:

δ= 1 1 1 .... 1 3 2 − − = − ∆ = − + + + n y y n n n n n δ δ δ  Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của doanh số cho vay qua thời gian. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu có thể tính các tốc độ phát triển sau:

- Tốc độ phát triển liên hoàn: Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của DSCV ở thời gian sau so với thời gian liền kề trước đó và được tính theo công thức sau:

1- - i DSCV i i DSCV t =

Trong đó:

i

t :Tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian i-1 và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %

- Tốc độ phát triển định gốc: Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở những khoảng thời gian dài được tính theo công thức:

l DSCV i i DSCV T = (với i=2,3,…,n) Trong đó: i

T : Tốc độ phát triển định gốc thời gian i so với thời gian ban đầu của dãy số và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %

Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc có các mối liên hệ sau đây:

Thứ nhất: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc, tức là:

2

Một phần của tài liệu phân tích thống kê hoạt động cho vay của công ty cho thuê tài chính ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w