Tăng cường công tác quản lý hoá đơn chứng từ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận cầu giấy (Trang 53 - 57)

Hoá đơn bán hàng phản ánh mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng chống hàng giả, hàng nhái... Hoá đơn còn là căn cứ cần thiết để các cơ quan, xí nghiệp, lực lượng vũ trang yên tâm thanh toán tiền mua vật tư, nguyên liệu, hàng hoá cho nhân viên tiếp phẩm, tiếp liệu. Đối với công tác thuế, hoá đơn là căn cứ pháp lí cho việc tính thuế GTGT đầu ra, khấu trừ, hoàn thuế đầu vào và tính các khoản chi phí hợp lý khi xác định TNDN chịu thuế. Việc lập và ban hành bắt buộc hoá đơn theo đúng chế độ là biện pháp quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế – xã hội, góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa theo nền nếp, kỉ cương, hạn chế tiêu cực, làm ăn phi pháp, móc ngoặc tham ô.

Hiện nay, việc quản lý hoá đơn, chứng từ của các DN NQD vẫn chưa tốt và còn nhiều vấn đề tồn tại. Để khắc phục những tồn tại trên tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:

Về tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý:

 Về phía cơ quan quản lý nhà nước cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành chức năng nhằm xoá bỏ thị trường mua bán Hoá đơn bất hợp pháp, phát hiện bắt giữ và xử lý nghiêm các đường dây in ấn, mua bán vận chuyển Hoá đơn bất hợp pháp. Cần có khung hình phạt thích đáng với loại vi phạm này.

 Tăng cường kiểm tra kiểm soát công tác quản lý cấp bán Hoá đơn ấn chỉ với mục tiêu: Đảm bảo cung cấp đầy đủ hoá đơn cho những Doanh nghiệp làm ăn chân chính. Tích cực làm rõ không cấp bán Hoá đơn cho những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật.

 Đề ra nguyên tắc chặt chẽ là trước khi sử dụng các quyển hoá đơn mua tại cơ quan thuế, dẫu thuộc loại hoá đơn nào, mọi cơ sở kinh doanh nhất thiết phải đóng dấu (hoặc viết tay) đầy đủ các tờ hoá đơn ít nhất là đối với 2 liên giao cho khách hàng, những chỉ tiêu cần thiết của cơ sở kinh doanh như tên hiệu, địa chỉ, mã số thuế. Qua đó, xác định rõ ràng trách nhiệm của đơn vị về việc sử dụng các tờ hoá đơn mà đơn vị đã nhận tại cơ quan thuế, khắc phục được tình trạng đơn vị mua hoá đơn về đem bán cho người tiêu dùng với tên hiệu, mã số địa chỉ khác để hợp pháp hoá hợp đồng mua bán hàng trốn lậu thuế gây khó khăn cho việc truy cứu khi cần thiết. Nguyên tắc này phải được bổ sung thành một điều khoản rõ ràng trong chế độ quản lý và sử dụng hoá đơn.  Có sự xem xét yêu cầu thực tế về sử dụng hoá đơn đối với từng đơn vị kinh doanh, không nhất thiết chỉ bán cho mọi cơ sở kinh doanh đồng đều mỗi lần một quyển hoá đơn nhưng cũng không nên “phóng tay” bán nhiều quyển hoá đơn cùng một lúc. Vấn đề cần đặc biệt quan tâm là tổ chức, sắp xếp để việc mua bán hoá đơn được thuận tiện, dễ dàng không bị phiền hà, nhũng nhiễu. Tuy vậy, khi bán hoá đơn mới, cán bộ phụ trách vừa phải chú ý ghi sổ

theo dõi về số seri hoá đơn bán cho từng đơn vị kinh doanh, vừa phải theo dõi cả tình hình sử dụng, thanh toán hoá đơn cũ, kê khai nộp thuế của đơn vị và phối hợp với bộ phận thanh toán để xác minh tình hình trong trường hợp có nghi vấn.

 Cán bộ thuế cần nắm chắc kí hiệu seri hoá đơn dùng riêng cho từng tỉnh, thành phố và các hoá đơn bị mất mà Tổng cục thuế đã thông báo rộng rãi, xoá bỏ giá trị sử dụng. Đồng thời có ý thức theo dõi, phát hiện tổng hợp ghi vấn đề có biện pháp xác minh kịp thời xử lý vi phạm.

 Trong chế độ quản lý và sử dụng hoá đơn, cần làm rõ trách nhiệm của người mua hàng liên đới với trách nhiệm của người bán hàng khi có chứng cớ xác minh trường hợp thông đồng, không nhận hoá đơn hoặc hoá đơn ghi không đúng giá mua bán thực tế để trốn lậu thuế. Cơ quan thuế cần tổ chức việc kiểm tra đột xuất đối với người mua hàng ngay sau khi ra khỏi cơ sở sản xuất, kinh doanh để kịp thời phát hiện trường hợp mua bán hàng không có hoá đơn theo chế độ.

 Tăng cường phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan công an, thanh tra, tổ chức kiểm tra, kịp thời ngăn chặn, phát hiện xử lý nghiêm khắc trường hợp bán hoá đơn tại cơ quan thuế ra thị trường mua bán hoá đơn giả. Đặc biệt, cần quan tâm đến việc truy tìm các cơ sở in hoá đơn giả vì hoá đơn giả không chỉ gây thất thu thuế mà còn làm rối loạn thị trường và an toàn xã hội.

 Sớm tổng kết công tác quản lý, sử dụng hoá đơn và kịp thời nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chế độ để vừa đảm bảo yêu cầu chặt chẽ trong quản lý, vừa thuận tiện mang tính khả thi trong tổ chức thực hiện.

 Cần khuyến khích việc thực hiện đúng chế độ hoá đơn, chứng từ đồng thời thực hiện việc khen thưởng đối với người có công giúp đỡ cơ quan thuế phát hiện trường hợp vi phạm chế độ hoá đơn.

 Khuyến khích các doanh nghiệp trong việc tự in Hoá đơn .

Cần nghiên cứu trình quốc hội cho các doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp có hoá đơn hợp lệ, kể cả hoá đơn bình

thường, mà thực chất là doanh nghiệp đã nộp thuế GTGT đối với hàng hoá đầu vào. Được như vậy doanh nghiệp sẽ bớt khó khăn trong hoạt động kinh doanh, không phải tìm mua hoá đơn GTGT mới được khấu trừ tiền thuế. Mặt khác, có như vậy thuế GTGT ở nước ta mới khắc phục được tình trạng chồng chéo, đảm bảo tính ưu việt của nó so với thuế Doanh thu cả về mặt lý luận và thực tiễn. Nếu cho rằng hoá đơn bình thường chưa có căn cứ xác định có thuế đã nộp, có thể quy định cho khấu trừ theo một tỷ lệ quy định trên giá mua hàng.

Cần tuyên truyền sâu rộng về chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn để mọi người thấy rõ việc thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hoá đơn không đơn thuần là nhằm chống thất thu thuế có hiệu quả, mà nó còn mang nhiều ý nghĩa kinh tế – xã hội gắn với quyền lợi của người mua hàng, của đơn vị kinh doanh, của các cơ quan, xí nghiệp, góp phần chống tham nhũng, lãng phí.

Cần giải thích rõ để người mua hiểu rằng họ có thể gặp khó khăn trong việc nắm và nhớ mã số thuế của đơn vị bán hàng, nhưng họ có trách nhiệm phải theo dõi và khẳng định được địa chỉ thực tế ghi trong hoá đơn bán hàng là đúng với địa chỉ của đơn vị bán hàng. Khi bị phát hiện có nghi vấn, họ không được nói là không biết gì mà phải báo cáo trung thực với cán bộ thuế địa chỉ bán hàng, giúp cơ quan thuế xác minh thực tế. Qua đó có thể tháo gỡ cho họ liên đới bán hàng vì có căn cứ chứng minh là họ không có sự thông đồng gian dối để trốn lậu thuế.

Cần có phương pháp giới thiệu công khai, các trường hợp vi phạm chế độ hoá đơn mang tính điển hình trên các phương tiện thông tin đại chúng, gây dư luận quần chúng rộng rãi nhằm phát huy tác dụng giáo dục, răn đe, từng bước thực hiện chế độ hoá đơn, chứng từ vào nề nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai Luật thuế GTGT có hiệu quả cao hơn.

Triển khai và thực hiện tốt các biện pháp nêu trên, thiết nghĩ sẽ hạn chế được rất nhiều tình trạng sử dụng Hoá đơn bất hợp pháp, góp phần lập lại kỷ cương trật tự trong lĩnh vực tài chính-thuế, tăng cường pháp chế của nhà nước trong quản lý kinh tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận cầu giấy (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)