5.1 KẾT LUẬN 642 515 9.948.222.169 632 153.589.061.700 635 3.631.151.519 5111 1.347.077.830 51121 108.044.805.500 641 9.675.402.714 51122 26.544.058.781 34.972.124.186 911 201.867.740.100 201.867.740.100 421 55.618.170.520 Kết chuyển lỗ
Từ quá trình tìm hiểu về hoạt động của công ty, cụ thể hơn là việc thu thập các số liệu kế toán để xác định kết quả kinh doanh của công ty trong tháng 12/ 2009 vừa qua, rút ra một vài nhận xét như sau:
5.1.1 Về cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức của công ty có hệ thống, các phòng ban có từng chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nên công việc sẽ được hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Công ty có đội ngũ nhân viên nhiệt tình trong công việc, có ý thức trách nhiệm cao, luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao.
Phòng kinh doanh đảm nhận công việc của phòng marketing do công ty không thành lập phòng ban này. Vì vậy nên hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chưa đạt hiệu quả tối ưu, khó mở rộng được thị trường.
5.1.2 Về công tác kế toán:
Nam Việt đã tuân thủ theo hình thức kế toán do BTC quy định, phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sổ sách chi tiết, rõ ràng, các hóa đơn chứng từ được lưu trữ cẩn thận, giúp cho việc kiểm tra, đối chiếu dễ dàng.
Bộ máy kế toán chi tiết, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng kế toán viên, đảm bảo phân công đúng người, đúng việc, giúp công việc được diễn ra nhanh chóng, chính xác hơn.
Các nhân viên kế toán đều có phẩm chất tốt, nhiệt tình trong công việc, luôn giúp đỡ nhau hoàn thành tốt công việc được giao.
Bộ phận kế toán sử dụng phần mềm máy tính để xử lý và lưu trữ số liệu nên tiết kiệm được phần lớn thời gian ghi chép vào sổ sách, tính toán.
5.1.3 Về tình hình hoạt động: Biểu đồ 5.1:
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH THU VÀ LƠI NHUẬN CỦA CÔNG TYGIAI ĐOẠN 2007 - 2009 GIAI ĐOẠN 2007 - 2009
Từ biểu đồ doanh thu và lợi nhuận nêu trên, ta thấy:
° Doanh thu năm 2008 cao hơn năm 2007 khoảng 136 tỷ đồng nhưng lợi nhuận năm 2008 lại thấp hơn năm 2007 gần 3,8 lần, nguyên nhân là do tổng chi phí tăng làm cho lợi nhuận sụt giảm.
° Năm 2009 doanh thu giảm gần 1,77 lần so với năm 2008, lợi nhuận sau thuế âm -175,882 tỷ đồng. Nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi khủng hoảng và suy thoái kinh tế từ năm 2008, làm cho các đơn đặt hàng của công ty giảm sút nhanh chóng, trong khi các chi phí khác quá cao, đặc biết là giá vốn hàng bán, dẫn đến kết quả hoạt động năm 2009 bị thua lỗ, đặt ra thách thức đòi hỏi doanh nghiệp tìm cách giải quyết khó khăn và những mục tiêu, định hướng hoạt động cho năm sắp tới sao cho hiệu quả hơn.
5.2 GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Để nâng cao được lợi nhuận hay hiệu quả hoạt động, công ty cần xác định các chiến lược kinh doanh phù hợp với sự biến động của thị trường, đảm bảo cho công việc kinh doanh đạt hiệu quả, giảm thiểu rủi ro. Muốn thực hiện được điều đó, công ty cần phải:
Đảm bảo tính chủ động về nguồn nguyên liệu, cung cấp đủ nguyên liệu sản xuất để đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng đầy đủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định. Hiện nay, vấn đề về dư lượng kháng sinh trong sản phẩm cá tra, cá ba sa đang là rào cản cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp nói riêng và của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cả nước nói chung. Do sản phẩm xuất bán có dư lượng các chất như Chloramphinecol, Nitrofuran, Mlachite Green….vượt quá mức độ cho phép, làm cho không ít các lô hàng xuất đi rồi lại bị trả về, gây ra thiệt hại lớn cho công ty. Vì vậy công ty cần phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm ngay từ khâu nguyên liệu đến suốt quá trình sản xuất ra sản phẩm. Nếu đảm bảo tốt vấn đề này, sản phẩm sẽ chất lượng hơn, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của khách hàng, giảm bớt rủi ro do
hàng kém chất lượng bị trả lại. Bên cạnh đó, công ty cần không ngừng cải tiến chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Kiểm soát chặt các khoản chi phí, đặc biệt là giá vốn bán hàng, cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết, tránh gây lãng phí của công. Việc kiểm soát tốt các khoản chi phí sẽ giúp công ty kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, ngày càng nâng cao hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững.
Cần có chính sách quản trị nhân sự hợp lý, có chính sách lương bổng phù hợp với sự đóng góp của nhân viên. Có chính sách đãi ngộ nhân viên cả về mặt vật chất lẫn phi vật chất để thu hút, khuyến khích nhân viên phát huy khả năng làm việc của mình. Bên cạnh đó, công ty cũng có những quy định, biện pháp xử lý nghiêm đối với những trường hợp nhân viên có thái độ làm việc kém, thiếu trách nhiệm trong công việc…
5.3 KIẾN NGHỊ
5.3.1 Đối với chính phủ và hiệp hội:
Chính phủ và hiệp hội cần điều chỉnh và ban hành các quy chuẩn về chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn vệ sinh để bảo vệ uy tín của sản phẩm thủy sản Việt Nam. Nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là nâng cao uy tín với khách hàng. Vì vậy, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đang là yêu cầu lớn đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay.
Cần có cơ chế quản lý về giá xuất khẩu và giá thu mua nguyên liệu để tránh việc các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, làm ảnh hưởng chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, làm mất thị trường, dẫn đến việc bị kiện bán phá giá.
Ngành thủy sản cần quan tâm hơn nữa đến các chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức các sự kiện quảng bá sản phẩm thủy sản của Việt Nam tại nước ngoài thông qua các hội chợ triển lãm , xúc tiến đầu tư...để trưng bày và giới thiệu các sản phẩm đến người tiêu dùng, tăng khả năng mở rộng thị trường.
Tăng cường đầu tư, nghiên cứu mô hình nuôi trồng phù hợp, hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng, cung cấp thông tin về công nghệ chế biến mới cũng như các biện pháp nhằm nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Cần phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp hội: đảm bảo các doanh nghiệp được cạnh tranh công bằng, đoàn kết để có tiếng nói trên thương trường quốc tế.
5.3.2 Đối với doanh nghiệp:
Cần chủ động, tích cực hơn trong việc tìm kiếm thị trường mới, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu.
Tìm hiểu thị trường tiềm năng, hợp tác với khách hàng tại thị trường đó để thiết lập các kênh phân phối, các đại lý cho công ty, nhằm giữ vững và nâng cao sản lượng tiêu thụ, góp phần nâng cao doanh thu cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Cần có thêm bộ phận marketing để nâng cao hiệu quả trong việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích về thị trường, nhu cầu thị trường. Từ đó, công ty sẽ dễ dàng định ra các chiến lược về sản phẩm, cách thức kinh doanh nhằm mở rộng và khai thác tối đa các thị trường tiềm năng.
Xây dựng tốt hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tránh được các rào cản thương mại cũng như sự hài lòng của các khách hàng khó tính nhất.