Mục tiêu sản xuất và xuất khẩu chè 2006

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Tổng công ty chè Việt Nam.docx (Trang 27 - 34)

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN (2006 2010)

2.2.Mục tiêu sản xuất và xuất khẩu chè 2006

2. Mục tiêu và hướng phát triển của Tổng công ty VN giai đoạn 2006

2.2.Mục tiêu sản xuất và xuất khẩu chè 2006

- Mục tiêu phát triển chè Việt Nam trong những năm tiếp theo là củng cố và phát triển thương hiệu Vinatea bằng cách nâng cao chất lượng, sản lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm, giảm thiểu chi phí giá thành và với giá chè hợp lý, tiêu thụ chè ổn định, chiếm được tín nhiệm lâu dài trên thị trường trong nước và ngoài nước, để tăng kim ngạch xuất khẩu, làm nghĩa vụ với nhà nước, tích luỹ tái sản xuất mở rộng và nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Từng bước thay thế những vườn chè già cỗi, giống cũ bằng những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng của từng vùng sinh thái. Đối với vùng núi cao, đồng bào dân tộc sống tập trung mở rộng liên kết trồng chè bằng giống thuần chủng của địa phương kết hợp với giống mới và thực hiện công tác hỗ trợ và giúp đỡ kỹ thuật, giống….

- Đầu tư đổi mới dây truyền công nghệ chế biến đảm bảo chất lượng và sản xuất được các loại chè thành phẩm cao cấp tăng khối lượng chè xanh đảm bảo vệ sinh công nghiệp, an toàn thực phẩm, thực hiện các quy định về chất lượng và vệ sinh môi trường.

- Đổi mới phương thức quản lý sản xuất kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, tổ chức các dịch vụ tư vấn phát triển chè, đào tạo nguồn nhân lực.

- Áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý sản xuất kinh doanh, dự báo phân tích nhất là tình hình cung cầu giá cả thị trường, tình hình giao dịch mua bán chè trong và ngoài nước.

- Quảng bá rộng rãi thương hiệu Vinatea gắn với sản phẩm có chất lượng riêng biệt.

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ và gắt gao toàn bộ các yếu tố tác động đến thương hiệu chất lượng sản phẩm, bảo đảm chỉ những sản phẩm đủ chất lượng, phù hợp với chất lượng đăng ký mới được lưu thông trên thị trường.

- Từ mục tiêu chung Tổng công ty định hướng kế hoạch dài hạn 2006 - 2010 như sau:

a. Về thị trường tiêu thụ chè:

- Xuất khẩu mục tiêu đề ra là củng cố và giữ vững thị trường hiện có mở ra các thị trường mới bằng việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chè có chất lượng cao và giá cả hợp lý hấp dẫn người tiêu dùng.

Cụ thể là:

- Giữ vững và mở rộng thị phần 05 thị trường trọng điểm + Đức (chủ yếu là chè đen)

+ Pakistan (chủ yếu là chè xanh) + Nga (chủ yếu là chè đen) + Anh (chủ yếu là chè đen)

+ Đài Loan (chủ yếu là chè xanh chất lượng cao, đặc biệt).

Phấn đấu đến năm 2010 có 30 - 40% sản phẩm của Tổng công ty được bán dưới dạng sản phẩm hoàn chỉnh có bao bì mẫu mã đẹp phù hợp với văn hoá các nước khác nhau.

- Các thị trường khác sẽ giữ ổn định và mở rộng từng bước.

Bảng 7: Dự kiến sản lượng xuất khẩu 2006 - 2010 như sau:

Thị trường 2006 2007 2008 2009 2010 Irac 6000 10.000 12.000 14.000 18.000 Đức 2000 2.500 3.000 3500 4000 Anh 500 500 500 500 500 Pakistan 2.500 3.000 3.500 4000 4500 Nga 2.500 3.000 4.500 5000 6000 Đài Loan 700 800 850 900 1000

Ba Lan 500 500 500 500 500

Hà Lan 800 800 800 800 800

Các nước châu Âu khác 300 300 300 300 300

Các nước trung đông và Thổ

500 550 600 650 400

Ấn Độ 500 850 900 950 950

Inđônêxia 200 200 200 200 200

Cộng 17.000 23.000 27.650 31.300 27.450

+ Nội tiêu: Thành lập bộ phận chuyên kinh doanh chế nội tiêu với 2 chức năng chính là:

Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do chính bộ phận này tổ chức sản xuất

Thành lập kênh phân phối (làm đại lý) tiêu thụ cho các đơn vị thành viên của Tổng công ty trước hết là ở Hà Nội sau đó rút kinh nghiệm để mở rộng mạng lưới ra các tiỉn thành trên cả nước.

b. Về nông nghiệp

- Cơ cấu giống chè: Tổng công ty có kế hoạch thay thế dần các vườn chè già cỗi trồng bằng giống chè trung du, năng suất thấp bằng những giống chè mới tại các vùng sinh thái khác nhau đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép trồng ra diện rộng như LDP1, LDP2, và những giống chè Trung Quốc, Đài Loan đã được bộ cho phép thử nghiệm ra diện rộng như giống: Phúc Vân Tiên, Hùng Đỉnh Bạch, Keo Am Tích, PT95, Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Bát Tiên. Dự kiến đến năm 2010 các giống mới sẽ đưa vào trồng trên diện tích trồng chè 5.502,28 ha của toàn tổng công ty như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giống chè trung du: 2.207,6 ha chiếm 40,12% - Giống chè PH1: 765,55 ha chiếm 13,91% - Giống chè Shan: 508,52 ha chiếm 9,24%

- Giống chè LDP1, LDP2: 1.465,64 ha chiếm 26,64% - Giống chè Trung Quốc: 264,05 ha chiếm 4,8% - Giống chè Nhật Bản: 31,69 ha chiếm 0,58% - Giống chè Đài Loan: 216,48 ha chiếm 3,93% - Còn lại là các giống khác: 42,59 ha chiếm 0,78%

c. Công nghệ chế biến + Chè đen:

- Trong năm 2006 sẽ tiến hành điều tra lại nhu cầu thị trường CTC, để cân đối bổ xung thêm thiết bị CTC cho một số nhà máy có nguồn nguyên liệu thu mua lớn thuộc khu vực tỉnh Yên Bái, c. Công nghệ chế biến:

+ Chè đen:

- Trong năm 2006 sẽ tiến hành điều tra lại nhu cầu thị trường CTC, để cân đối bổ xung thêm thiết bị CTC cho một số nhà máy có nguồn nguyên liệu thu mua lớn thuộc khu vực tỉnh Yên Bái, Hoà Bình, Hà Tây. Tại vùng chè Lâm Đồng sẽ điều tra khảo sát lập dự án xây dựng nhà máy (gồm cả hai dây truyền CTC và OTD) làm chân hàng vững chắc và chủ động cho công ty chè Sài Gòn.

- Bổ xung băng tải cơ giới vào các nhà máy chế biến chè đang sử dụng thiết bị Liên Xô cũ, cải tạo khâu vận chuyển, để tránh các tác động xấu đến nguyên liệu chế biến.

- Thay toàn bộ hệ thống lưới sàng chè bằng lưới Inox.

- Chỉ đạo và thực hiện xong việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn HACCP trong các nhà máy chế biến chè vào năm 2006 tại công ty Hồng Trà và Trung tâm tinh chế Kim Anh.

- Tổ chức lại khâu thu mua chè búp tươi và khuyến nông theo đặc điểm từng vùng nguyên liệu ở mỗi nhà máy, từng tiểu vùng có thể sớm thống nhất được giá mua và chất lượng nguyên liệu nhằm khai thác tối đa công suất thiết bị nhà xưởng giảm chi phí khấu hao và chi phí quản lý trên đầu tấn sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

+ Chè xanh:

- Tổ chức xắp xếp lại các đơn vị trên địa bàn Thái Nguyên, chuyển đổi sớm sang sản xuất chủ yếu là mặt hàng chè xanh có chất lượng tốt. Tổ chức sản xuất chè đặc sản bán giá cao. Tại các đơn vị trên địa bàn này sẽ chỉ sản xuất chè đen khi giá nguyên liệu xuống thấp (đủ bù đắp chi phí) hoặc quá nhiều nguyên liệu chế biến chè xanh không kịp.

- Công ty TNHH NN một thành viên chè Mộc Châu sản xuất hàng năm khoảng 50 - 100 tấn chè đen cánh nhỏ để sản xuất chè đen túi lọc cao cấp, phần còn lại sẽ sản xuất chè xanh chất lượng cao và chè xanh đặc sản Olong để bán giá cao.

C. Các giải pháp thực hiện các mục tiêu (2006 - 2010) 1. Về thị trường:

- Tiếp tục giữ vững thị trường hiện có, mở ra các thị trường mới, tổ chức quảngcáo mạnh thương hiệu VINATE tại các thị trường chè tiềm năng, đẩy mạnh công tác tiếp thị qua quảngcáo trên các phương tiện thông tin đại chúng…. để giới thiệu chè Việt Nam trên thế giới để đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, người mua hàng.

- Đặc biệt coi trọng các thị trường tiềm năng: Nga, Đức, Pakistan để nhanh chóng đưa vào thị trường này một số lượng chè lớn nhằm ổn định sản xuất chè trong nước. Để tiến thêm một bước tại các thị trường trọng điểm này cần bổ xung các nguồn lực cho công ty chè Ba Đình tại LB Nga, thành lập công ty 100% vốn của TCT tại Đức, thành lập văn phòng đại diện tại Pakisan, Đubai.

- Đẩy mạnh việc mở rộng sản xuất và tiêu thụ chè tại thị trường trong nước: Trước hết Tổng công ty sẽ đưa ra nhãn hiệu hàng hoá có tính lâu dài mang thương hiệu Vinatea ngoài ra tiếp tục sản xuất các mặt hàng chè phổ thông nhằm vào đối tượng tiêu dùng là vùng nông thôn với giá cả hợp lý.

2. Về Nông nghiệp

- Thực hiện các chế độ chăm sóc đầy đủ cho vườn chè của đơn vị quản lý, kết hợp với hệ thống khuyến nông của các địa phương để hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật chăm bón thu hái cho nông dân vùng nguyên liệu để có được chè búp tươi có chất lượng tốt, vườn chè năng suất cao có thu nhập đảm bảo đời sống của người làm nông nghiệp.

- Nhanh chóng đưa các giống có năng suất cao và chất lượng tốt vào diện rộng, cải tạo và trồng thay thế các vườn chè già, giống cũ nhằm sản xuất các loại sản phẩm có chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

- Để nâng cao chất lượng sản phẩm chè phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, giải pháp là nâng cấp và hiện đại hoá thiết bị chế biến, xây dựng hêm các nhà máy tại các vùng nguyên liệu lớn có khả năng thu mua. Trong điều kiện hiện nay khi chưa có đủ vốn Tổng công ty sẽ cải tiến và điều chỉnh dần các quy trình công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng của chè thành phẩm ở các đơn vị trực thuộc.

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm từ cơ sở, thực hiện nghiêm ngặt chu trình quản lý theo ISO, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng chế biến ở từng khâu trên dây truyền sản xuất, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những khuyết tật của sản phẩm ngay trên dây truyền sản xuất để có sản phẩm chất lượng cao và ổn định.

- áp dụng phương pháp và quy trình sấy chè, sàng chè mới để tạo ra các sản phẩm chè đạt teo tiêu chuẩn quốc tế về thuỷ phân và nogại hình, thực hiện cơ khí hoá và tiến tới tự động hoá trong sản xuất.

- Tổ chức lại hệ thống theo dõi, thống kê, phân tích việc thực hiện các sản phẩm chè đạt theo tiêu chuẩn quốc tế về thuỷ phần và ngoại hình, thực hiện cơ khí hoá và tiến tới tự động hoá trong sản xuất.

- Tổ chức lại hệ thống theo dõi, thống kê, phân tích việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất và quản lý để triệt để tiết kiệm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm

4. Về tổ chức sản xuất và quản lý:

- Phát huy hơn nữa tính chủ động, năng động, sáng tạo của các đơn vị thành viên để khai thác tiềm năng về lao động, đất đai, kỹ thuật…. tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống của người lao động, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.

Để hoàn thiện đề án tổ chức lại Tổng công ty chè Việt Nam theo mô hình công ty mẹ và công ty con đã được chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.

- Tiến hành khẩn trương chuyển đổi các công ty cổ phần hoá gồm: Công ty chè Thái Nguyên, công ty chè Thái Bình Dương, công ty chè Việt Cường. Đề

nghị chính phủ cho tách 02 đơn vị Yên Bái và Văn Tiên để thực hiện phá sản và giải thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sau khi sắp xếp công ty mẹ theo nguyên tắc:

+ Cơ quan công ty mẹ vừa làm công tác quản lý vừa làm công tác sản xuất kinh doanh.

+ Bộ máy cơ quan Tổng công và các đơn vị hạch toán phụ thuộc đảm bảo gọn nhẹ, có hiệu lực quản lý cao.

+ Nâng cao tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của từng cá nhân đối với công việc được giao.

Khi tổ chức sắp xếp lại cơ quan Tổng công ty, các phòng chuyên môn nghiệp vụ tại cơ quan văn phòng TỔng công ty từ 13 phòng giảm xuống còn 5-6 phòng, các đơn vị phụ thuộc từ 4 phòng xuống còn 2-3 phòng quản lý.

- Hoàn thiện điều lệ tổ chức của công ty mẹ và quy chế tài chính để công ty mẹ sớm đi vào hoạt động. Sắp xếp bố trí lại sản xuất, bộ phận của công ty mẹ để các đơn vị bộ phận quản lý gọn nhẹ, lựa chọn cán bộ có năng lực quản lý, có tay nghề thành thạo, có chuyên môn tốt để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Sau khi công ty mẹ hoạt động sản xuất kinh doanh một thời gian ổn định, công ty mẹ mạnh lên thì đề nghị chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho tiến hành cổ phần hoá công ty mẹ vào khoảng thời gian 2008 - 2010.

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ nội dung báo cáo thực tập trong thời gian đầu tiên em đến TỔng công ty chè thực tập

Bản báo cáo này mới chỉ giới thiệu về đơn vị thực tập của em và phần nào thực trạng hoạt động của Tổng công ty chè và đây sẽ là những phần chính mà em cần phải quan tâm nhiều hơn trong thời gian thực tập còn lại.

Em hy vọng rằng sẽ được cô giáo hướng dẫn và các cô các bác trong Tổng công ty chè sẽ góp những ý kiến quý báu cho phần báo cáo này của em để nó thêm hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa các cô, các bác trong Tổng công ty chè và đặc biệt là cô giáo hướng dẫn thực tập Nguyễn Liên Hương đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập và thực tập này.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Tổng công ty chè Việt Nam.docx (Trang 27 - 34)