bạch, rà soát các khoản chi, các khoản đầu tư công, để điều chỉnh sao cho hiệu quả sử dụng vốn là hợp lý nhất, hiệu quả nhất, tránh lãng phí, thất thoát.
- Cần có chính sách điều chính lãi suất, áp dụng một mức lãi suất sao cho hợp lý theo từng lĩnh vực. Có thể đưa ra các mức lãi suất trần áp dụng cho các tổ chức tài chính, các tổ chức tín dụng…., nghiêm cấm các ngân hàng cho vay với mức lãi suất quá cao, gây ảnh hưởng lan tỏa làm tăng lãi suất trên thị trường vốn.
- Việc vay vốn để tăng thêm nguồn vốn cho đầu tư công phải được xem xét kỹ càng, cân nhắc chu đáo, xem lúc nào thì nên phát hành trái phiếu, phát hành với lượng bao nhiêu là đủ, là hợp lý, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi tả của ngân sách nhà nước,...tránh việc vay vốn tràn lan, để rồi nguồn vốn đưa vào sử dụng dàn trải, kém chặt chẽ.
vào khu vực công, để giảm phần nào gánh nặng về vốn cho ngân sách nhà nước, từ đó, giảm áp lực làm tăng lãi suất trên thị trường vốn.
2.2. Đối với vấn đề nợ công
- Kiểm soát, xử lý các dự án đầu tư công kém hiệu quả. Phân cấp đầu tư, tránh việc đầu tư dàn trải bằng vốn ngân sách trên tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề như hiện nay, đặc biệt là các dự án có tính chất thương mại như điện, xi măng do các DNNN đảm nhận. Chú ý năng lực tự tồn tại của các DN, cần có những điều chỉnh phù hợp để nguồn lực được phân bổ đến những khu vực có năng suất cao hơn tạo điều kiện phát triển kinh tế.
- Tiếp tục rà soát, cắt giảm chi thường xuyên trong đó cần tinh gọn bộ máy hành chính trên cơ sở có lộ trình từ các biện pháp tiết kiệm đến tinh giản biên chế.
- Cần có sự giám sát chặt chẽ các khoản chi từ Trung ương cho địa phương, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả ngay từ khâu kiểm tra, đánh giá dự án.
- Tăng cường công tác quản lý rủi ro và thực hiện tái cơ cấu lại một số khoản nợ công.
- Tiếp tục cải cách hệ thống thuế, giảm thuế thu nhập DN nhằm nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai. Tăng cường hiệu quả thu ngân sách, tránh thất thoát, thất thu thuế. Hiện tại, có thể cân nhắc đối với thuế giao dịch bất động sản, thuế đánh vào các mặt hàng xa xỉ hay thuế ô nhiễm môi trường.
- Duy trì khả năng xuất khẩu, coi xuất khẩu là yếu tố then chốt để trả nợ; Cần có giải pháp tránh tình trạng lên giá của tiền đồng làm tổn hại đến năng lực xuất khẩu, khuyến khích vay nước ngoài dẫn đến xói mòn khả năng trả nợ.
2.3. Đối với vấn đề đầu tư công kém hiệu quả và sự chênh lệch ưu đãi giữa 2 khu vực khu vực
- Tập trung xây dựng dứt điểm và đồng bộ một số công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm.
- Xóa bỏ cơ chế bao cấp qua đầu tư từ ngân sách cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước. Để cho doanh nghiệp tư nhân tham gia vào những ngành kinh tế mà nó có thể làm hiệu quả như: điện, nước…Thúc đẩy phát triển mô hình hợp tác công- tư.
- Cần xác định việc sử dụng nguồn vốn gắn với hướng phát triển bền vững. Trong đó tập trung phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Tăng tỷ trọng đầu tư cho lĩnh vực xã hội nhiều hơn trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư Nhà nước. Cụ thể, tập trung nâng cao chất
lượng trong dịch vụ công: Y tế, giáo dục và văn hóa, tăng đầu tư phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Chú ý đầu tư phát triển nguồn nhân lực có chất lượng tốt nhằm hỗ trợ cho việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ dựa vào vốn sang dựa vào tăng năng suất lao động.
- Xóa bỏ, cắt giảm tình trạng độc quyền nhà nước, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Nói tóm lại tại Việt Nam đầu tư công tuy có vai trò thúc đẩy bổ sung nhưng phần lớn đang có xu hướng lấn át đầu tư tư nhân. Đầu tư công tạo môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho đầu tư tư nhân bằng việc tạo môi trường an ninh hòa bình và ổn định, hệ thống luật pháp ngày càng được đổi mới và hoàn thiện, cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được nâng cao và chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cải thiện. Bên cạnh đó, do những nguyên nhân như : đầu tư kém hiệu quả, nợ công ở mức cao hay tình trạng lãi suất cao trong thời gian dài khiến đầu tư công tại Việt Nam lấn át đầu tư tư nhân. Nhưng không vì thế mà ta có thể giảm hoàn toàn đầu tư công vì đây là lĩnh vực không thể thiếu tại tất cả quốc gia trên thế giới. Việt Nam cần có những biện pháp phù hợp để có thể cải thiện được những hạn chế của đầu tư công, để đầu tư công thực hiện được đúng vai trò là bà đỡ trong nền kinh tế: định hướng phát triển ngành và thúc đẩy đầu tư tư nhân phát triển. Đầu tư công và đầu tư tư nhân cần có sự hợp tác 1 cách hợp lí để có thể tận dung những ưu điểm của cả hai bên nhằm cùng nhau làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Kinh tế đầu tư” – PGS.TS. Phạm Văn Hùng – PGS.TS. Từ Quang Phương 2. Giáo trình “Kinh tế phát triển” – PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
3. Số liệu tổng hợp từ Tổng cục thống kê
4. Mô hình thực nghiệm VECM nghiên cứu đầu tư công trong mối quan hệ với đầu tư tư nhân – TS. Tô Trung Thành