1. Tiêu chuẩn hoá và vai trò của tiêu chuẩn hoá
1.2. Chức năng của tiêu chuẩn hoá
Tiêu chuẩn hoá thực hiện nhiều chức năng khác nhau, đó là:
+ Chức năng đảm bảo chất lượng: Đây là chức năng quan trọng nhất của tiêu chuẩn hoá. Nhờ có những hoạt động tối ưu được lặp lại một cách thống nhất và ổn định theo hệ thống tiêu chuẩn đã đề ra như: việc tuân thủ các quy trình, quy phạm, các phương pháp vận hành máy móc thiết bị, các thủ tục mà các sản phẩm dịch vụ được sản xuất ra đều đáp ứng được các yêu cầu đã đề ra.
+ Chức năng tiết kiệm: Tiêu chuẩn hoá được xây dựng dựa trên các thành tựu của khoa học – kỹ thuật tiên tiến và những kinh nghiệm tốt nhất được đúc rút từ thực tế. Do đó những hoạt động thừa, lãng phí và hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị loại bỏ.
+ Chức năng thống nhất và lắp lẫn: Tiêu chuẩn hoá đưa mọi hoạt động vào nề nếp theo đúng nguyên lý, yêu cầu chung thống nhất. Do đó nó giải quyết được tình trạng tự do, hỗn độn, tuỳ tiện trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong các lĩnh vực khác.
+ Chức năng đào tạo, giáo dục: Nhờ có tiêu chuẩn hoá và thông qua các tiêu chuẩn mà cán bộ quản lý và người lao động hiểu biết thêm và nhận thức đầy đủ hơn về chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ tạo ra, qua đó việc dùng các thuật ngữ, dụng cụ đo lường các nguyên tắc và nguyên lý hoạt động chính xác hơn, đồng thời tiêu chuẩn hoá đòi hỏi người lao động không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết của mình vì hệ thống tiêu chuẩn hiện hành và khả năng ứng dụng chúng.
+ Chức năng hành chính, pháp lý: Trong doanh nghiệp, hệ thống tiêu chuẩn hoá được văn bản hoá, là cơ sở, thể chế bắt buộc mọi người tuân theo quản lý và thực hiện theo tiêu chuẩn là nguyên tắc mang tính quy định hành chính. Do đó mọi người
theo dõi, đánh giá về chế độ thưởng, phạt đều phải dựa trên việc chấp hành và thực hiện những tiêu chuẩn đã ban hành.