2.1. Đối với Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên
- Quan tâm hơn nữa và tạo điều kiện giúp Thành phố Thái Nguyên trong việc phát triển GDMN, đặc biệt là khâu đào tạo và bồi dưỡng giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, ngành học trong các nguồn chương trình mục tiêu quốc gia, kiên cố hóa trường học…
- Có những giải pháp chỉ đạo giúp cho ngành giáo dục và các địa phương thực hiện tốt đề án đã được phê duyệt, đảm bảo quy hoạch mạng lưới trường lớp, phải gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo đúng chủ trương và chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân Thành phố Thái Nguyên.
2.2. Đối với phòng giáo dục và đào tạo Thành phố
- Phòng GD&ĐT là cơ quan thường trực, thường xuyên tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố và chủ động phối hợp với Phòng nội vụ, Phòng tài chính - Kế hoạch, Phòng tài nguyên và môi trường, các ban ngành có liên quan triển khai Đề án và kế hoạch thực hiện hàng năm, đồng thời xây dựng các chế độ chính sách, vận động sự tham gia của các tổ chức, các thành phần kinh tế, khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, kể cả sự hỗ trợ của Thành phố, Tỉnh, Trung ương và các tổ chức kinh tế để phát triển các loại hình trường, lớp của ngành học mầm non.
- Phối hợp với Phòng Nội vụ xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL, GVMN và nhân viên công tác tại các trường mầm non, mẫu giáo, các cơ sở mầm non tư thục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ giáo viên thường xuyên hơn nữa.
- Tiến hành kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện kiểm tra Đề án tại các trường mầm non, mẫu giáo trong Thành phố. Kịp thời phản ánh tình hình cho Ủy ban nhân dân Thành phố làm tham mưu cho thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố để đảm bảo việc thực hiện Đề án đạt kết quả tốt.
- Đảm bảo các chính sách cho cán bộ, giáo viên kịp thời và đẩy mạnh việc huy động xã hội hóa đối với ngành học. Ủy ban nhân dân Phường phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo chỉ đạo việc phát triển các loại hình trường mầm non trên địa bàn.
- Chỉ đạo trường mầm non có trách nhiệm đảm bảo chất lượng CSGD trẻ theo hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn và các quy định của ngành.
2.3. Đối với các cơ sở giáo dục mầm non
* Cán bộ quản lý trường Mầm non
- Nghiêm túc tổ chức học tập và thực hiện chỉ thị số 40 - CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.
- Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho giáo viên trong công tác nâng cao năng lực sư phạm. CBQL trường MN phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và trau dồi năng lực sư phạm, năng lực quản lý.
- Chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên hàng năm. Chỉ đạo chặt chẽ thực hiện chuyên môn trong nhà trường.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động với nội dung đa dạng, phong phú để tạo điều kiện và động viên tất cả giáo viên trong trường cùng tham gia.,
- Bổ sung đầy đủ các tài liệu cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học để tạo điều kiện cho giáo viên được trải nghiệm.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, động viên khuyến khích giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ, đặc biệt nêu cao vấn đề tự học, tự bồi dưỡng thông qua các chuyên đề, hội thảo, hội thi....
- Tham mưu với các cấp chính quyền địa phương cùng hỗ trợ kinh phí để xây dựng CSVC nhà trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Các nhà quản lý giáo dục các cấp một mặt cần phải xây dựng môi trường thuận lợi để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và phát triển giáo viên của mình, mặt khác biết phát huy nội lực của đội ngũ giáo viên, khơi dậy mọi tiềm năng của người học để tạo nên sức mạnh góp phần thực hiện nhiệm vụ chung và mục tiên của từng cá nhân để phù hợp trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
* Với giáo viên Mầm non
- Nhận thức đúng vai trò nhiệm vụ của mình và luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, rèn luyện phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.
- Cần thường xuyên cập nhật thông tin mới trong GDMN, tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm trang bị kiến thức kỹ năng theo chuẩn nghề nghiệp.
- Tham gia học thêm các lớp nâng cao trình độ tin học ngoại ngữ nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện chương trình GDMN mới.
- Việc xác định nhiệm vụ giáo viên không chỉ dừng lại là thực hiện theo Điều lệ trường mầm non, mà phải hướng đến đạt Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, đồng thời giáo viên cần thể hiện tốt trách nhiệm của nhà giáo trong mọi tình huống.
- Để thực hiện tốt các biện pháp đã đề xuất, một trong những yêu cầu quan trọng nhất là đội ngũ giáo viên phải nhận thức được vai trò vị trí của mình trong giai đoạn mới: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp, có ý thức tự học tự phấn đấu vươn lên, tranh thủ mọi cơ hội để hoàn thiện và phát triển năng lực của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm quản lý giáo dục trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997), Chiến lược giáo dục mầm non từ nay đến năm 2020 (lưu hành nội bộ) Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Các văn bản pháp luật hiện hành về Giáo dục và Đào tạo, NXB Thống kê - Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT Ban hành Quy chế công nhận trường đạt chuẩn quốc gia ngày 16/7/2008.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 và Thông tư 05/2011/TT- BGDĐT ngày 10/02/2011 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư 23/2010/TT- BGDĐT Ban hành quy định về bộ chuẩn phát triển trẻ năm tuổi ngày 22/7/2010.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư 07/2011/TT-BGDĐT ngày 17/02/2011 Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non.
8. Bộ Giáo dục và đào tạo (2011), Thông tư 17/2011/TT- BGD&ĐT ngày 14/04/2011 Ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng.
9. Nguyễn Thị Lệ Chi (2012) Biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng các trường Mầm non Quận Ninh Kiều - Thành Phố Cần Thơ.
10. Chỉ thị số 40 - CT/TW ngày 15/08/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.” 11. Chính phủ (09/02/2010), Quyết định 239/2010 QĐ-TTg Phê duyệt đề án phổ
cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015.
12. Điều lệ trường mầm non. Ban hành theo quyết định số 14/2008/QĐ - BGDĐT ngày 7/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
13. Nguyễn Minh Đường: Giáo dục Việt nam 2011 - NXB, Giáo dục Việt Nam 14. Phạm Minh Hạc (1994), Tâm lý giáo dục, NXB Giáo dục - Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
16. Học viện Hành chính Quốc Gia (2004), Giáo trình khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội.
17. Đào Duy Huân (1996), Nhập môn quản trị học, NXB Thống kê, Hà Nội
18. Trần Kiểm (1997) Quản lý giáo dục và trường học, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.
19. Trần Kiểm (2004) Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20. Phan Văn Kha (2007), Quản lý nhà nước về giáo dục, NXB ĐHQG - Hà Nội 21. Đặng Bá Lãm (2003), Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI:
Chiến lược phát triển, NXB Giáo dục Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Lê (1997), Khoa học quản lý nhà trường, NXB Giáo dục - Hà Nội. 23. M.I.Konđacốp (1990), Cơ sở lý luận của khoa học QLGD, Trường cán bộ
QLGDTW1, Hà Nội.
24. La Thị Ánh Nguyệt (2012), Quản lý đối với chuẩn hóa đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường Mầm non Quận Ninh Kiều - Thành Phố Cần Thơ.
25. Lưu Thị Kim Phượng (2009), Biện pháp Quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho GVMN Thành phố Thái Nguyên.
26. Quyết định số 09/2005/QĐ - TTg ngày 11/01/2005 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010”.
27. Quyết định số 3264/QĐ - UBND ngày 23 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên Về việc phê duyệt chương trình phát triển giáo dục tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015.
28. Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Ban hành kèm theo quyết định số 02/2008/QĐ - BGDDT ngày 22/01/2008 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
29. Trần Quốc Thành (2003). Chuyên đề bài giảng khoa học quản lý đại cương.
ĐHSP - Hà Nội.
30. Mạc Văn Trang (2003) Quản lý nhân lực, tập bài giảng cao học QLDG-Hà Nội 31. Đinh Văn Vang (1996) Một số vấn đề quản lý trường mầm non NXBĐHSP -
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN VỀ
MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON (DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ)
Kính gửi:
- Các Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên Đội ngũ GVMN có vai trò quan trọng góp phần đẩy mạnh sự nghiệp GDMN. Nhằm mục đích đánh giá mức độ đạt được Chuẩn nghề nghiệp GVMN trong giai đoạn hiện nay, tăng cường quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng trình độ đạt Chuẩn cho GVMN, đề nghị đồng chí nhận xét về mức độ GVMN đạt Chuẩn của GVMN ở mức độ nào? Xin chân thành cảm ơn đồng chí!
(Xin đánh dấu X vào 1 ô trống của 4 mức độ)
Lĩnh vực 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
TT Lĩnh vực phẩm chất, chính trị, đạo đức, lối sống
Mức độ
Tốt Khá TB Kém
1
Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
2 Chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước
3 Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động
4
Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo, có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp
5 Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp, tận tình phục vụ nhân dân và trẻ
Lĩnh vực 2: Kiến thức
STT Lĩnh vực kiến thức Mức độ
Tốt Khá TB Kém
1 Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non
2 Kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non
3 Kiến thức cơ sở về chuyên ngành
4 Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non
5 Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến GDMN.
Lĩnh vực 3: Kỹ năng sƣ phạm
STT Kỹ năng sƣ phạm Mức độ
Tốt Khá TB Kém
1 Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ
2 Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ em
3 Kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 4 Kỹ năng quản lý lớp học
5 Kỹ năng giao tiếp ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng.
PHỤ LỤC 2: PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN VỀ MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON
(DÀNH CHO GIÁO VIÊN) Kính gửi:
- Các cô giáo trường mầm non Thành phố Thái nguyên
Đội ngũ GVMN có vai trò đặc biệt quan trọng góp phần đẩy mạnh phát triển giáo dục mầm non. Nhằm đánh giá mức độ đạt được Chuẩn nghề nghiệp GVMN trong giai đoạn hiện nay, tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng, trình độ đạt chuẩn cho GVMN, đề nghị các cô giáo đánh giá bản thân mình đã phấn đấu thực hiện theo yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp GVMN ở mức độ nào? (Chuẩn ban hành Quyết định số 02/2008QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2008)
Xin trân trọng cảm ơn!
( Xin đánh dấu X vào 1 ô trong 4 ô trống của 4 mức độ)
Lĩnh vực 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
TT Phẩm chất, chính trị, đạo đức, lối sống Mức độ
Tốt Khá TB Kém
1
Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
2 Chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước
3 Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động
4
Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo, có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp
5
Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp, tận tình phục vụ nhân dân và trẻ
Lĩnh vực 2: Kiến thức
STT Lĩnh vực kiến thức Mức độ
Tốt Khá TB Kém
1 Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non
2 Kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non
3 Kiến thức cơ sở về chuyên ngành
4 Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non
5 Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến GDMN
Lĩnh vực 3: Kỹ năng sƣ phạm
STT Kỹ năng sƣ phạm Mức độ
Tốt Khá TB Kém
1 Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ
2 Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ em
3 Kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 4 Kỹ năng quản lý lớp học
5 Kỹ năng giao tiếp ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng.
PHỤ LỤC 3: PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN VỀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƢỞNG ĐỐI VỚI VIỆC BỒI DƢỠNG GVMN THEO CHUẨN
NGHỀ NGHIỆP
(DÀNH CHO HIỆU TRƢỞNG PHÓ HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG MN) Kính gửi: - Ban giám hiệu trường Mầm non………. Nhằm tăng cường công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp GVMN, đề nghị đồng chí vui lòng cho biết hiệu quả các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trường đồng chí đang công tác đối với việc bồi dưỡng GVMN nêu ở dưới đây.
(Xin đồng chí vui lòng đánh dấu (X) vào nội dung nào thích hợp nhất)
Các biện pháp quản lý
Đánh giá của Hiệu trƣởng và Phó hiệu trƣởng Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện TX KTX KTH Tốt Khá TB Chƣa
tốt
1) Quản lý việc sắp xếp và sử dụng giáo viên
2) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 3) Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
4) Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên
5) Xây dựng môi trường, tạo động lực thúc đẩy giáo viên.
PHỤ LỤC 4: PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN VỀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƢỞNG ĐỐI VỚI VIỆC BỒI DƢỠNG GVMN
(DÀNH CHO TỔ TRƢỞNG VÀ GIÁO VIÊN MÂM NON)
Kính gửi: - Các đồng chí Tổ trưởng và Giáo viên trường Mầm non…………. Nhằm tăng cường công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn