Kinh nghiệm cải cách DNNN của một số nước trong khu vực và trên thế giới hiện nay

Một phần của tài liệu Kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam (Trang 41 - 45)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ.

7.Kinh nghiệm cải cách DNNN của một số nước trong khu vực và trên thế giới hiện nay

trên thế giới hiện nay .

Trên phạn vi toàn thế giới, cải cách DNNN đã được tiến hành một cách sâu rộng từ đầu những năm 1980, đặc biệt ở các nước đi theo XHCN trước đây. Điều kiện về chính trị, kinh tế ở các nước này có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Những kinh nghiệm trong cải cách DNNN của họ rất đáng để chúng ta xem xét.

Có rất nhiều phương pháp cải cách khác nhau nhưng nhìn chung có hai xu hướng : sử dụng phương pháp sốc, tiến hành nhanh, tư nhân hoá hoàn toàn (ở các nước Trung và Đông Âu) và phương pháp tiến hành nhiều bước, có bổ sung tổng kết kinh nghiệm qua các giai đoạn (“dò đá qua sông “ ở Trung Quốc) . Vì điều kiện thời gian, bài viết chỉ nêu khái quát về từng loại hình, ưu nhược điểm và rút ra bài học cho Việt Nam.

7.1. Trường hợp các nước Trung và Đông Âu

Cùng với sự chuyển đổi về chính trị, cải cách DNNN được tiến hành mạnh mẽ. Về cơ bản, các nước tiến hành theo phương pháp sốc, tức là tư nhân hoá hoàn toàn các DNNN trong một thời gian ngắn. Thông thường, các nước tiến hành tư nhân hoá bằng cách phát cổ phiếu cho nhân dân. Điều này ứng với quan điểm cho rằng của cải của nhà nước là của toàn dân. Các DNNN được định giá và mỗi người dân sẽ nhận được một số điểm đầu tư nhất định. Các điểm có thể sử dụng để mua trực tiếp cổ phần hay thông qua các quỹ đầu tư thu gom điểm của nhiều cá nhân. Các cổ phần sẽ được định giá theo điểm dựa vào giá trị kế toán của doanh nghiệp.

Ưu điểm của phương pháp này là tiến hành nhanh nó giúp cho Nhà nước có thể tập trung cải cách nền kinh tế trong một thời gian ngắn. Đây là biện pháp hữu hiệu nhằm chuyển nhượng tài sản của nền kinh tế bằng những khoản tiền tiết kiệm hạn chế mà vẫn đảm bảo được sự ủng hộ rộng rãi và tránh sự chỉ trích rằng tư nhân hoá chỉ mang lại lợi ích cho một số cá nhân thay cho đa số. Tuy nhiên, mặt trái của nó là tiến hành nhanh “sốc”, gắn liền với sự thay đổi về chính trị nên tất yếu gây nhiều bất ổn trong đời sống kinh tế – xã hội, có thể dẫn đến khủng hoảng làm hạn chế sự phát triển.

Mặc dù vậy, thực chất của các cuộc cải cách này là tư nhân hoá, từ bỏ mục tiêu CNXH, bối cảnh cải cách có nhiều phức tạp khác biệt với cải cách ở nước ta và kết quả còn nhiều điều bàn cãi. Song nó rất đáng để chúng ta xem xét, lưu tâm.

7.2. Trường hợp Trung Quốc

Có thể tóm lược những chủ trương cải cách của Trung Quốc như sau :

- Về phương châm : đó là “dò đá qua sông“ theo hướng “nắm to thả nhỏ” tức là Nhà nước nắm những xí nghiệp lớn, then chốt, thả hết các xí nghiệp vừa và nhỏ không giữ vai trò chủ đạo.

- Các hình thức cải cách DNNN bao gồm : + Sáp nhập, giải thể, phá sản DNNN.

+ Cổ phần hoá DNNN.

+ Bán, khoán kinh doanh DNNN . + Công ty hoá DNNN.

Dễ dàng nhận thấy rằng cải cách DNNN ở Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Nó đã và đang đem lại những kết quả đáng chú ý (minh chứng rõ nhất là hiện nay Ttung Quốc là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới). Mặc dù tiến hành chậm song nó đã đạt được nhiều mục tiêu như : về xã hội đảm bảo lợi ích của người lao động, của toàn xã hội theo, không gây bất ổn về chính trị, đảm bảo mục tiêu XHCN, thúc đẩy nền kinh tế ngày một phát triển.

Việt Nam có thể áp dụng một số kinh nghiệm của Trung Quốc cho các giải pháp đang thực hiện và sắp thực hiện tới đây của mình như:

- Việc đánh giá doanh nghiệp cổ phần hoá giao cho doanh nghiệp tự tiến hành, sau đánh giá, phải có sự xác nhận của cơ quan quản lý tài sản quốc hữu mới đủ cơ sở pháp lý bán cổ phần. Điều này sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí, giảm bớt các thủ tục cổ phần, thúc đẩy tốc độ cổ phần hoá tăng nhanh.

- Những kinh nghiện quản lý vốn của các công ty đầu tư tài chính Trung Quốc chuẩn bị cho sự ra đời công ty đầu tư tài chính tại Việt Nam.

- Việc giám sát DNNN được giao cho một đội ngũ cán bộ đặc biệt. Ngày 26/7/1998, Trung Quốc đã làm lễ tốt nghiệp cho 210 thành viên giám sát đặc biệt dành cho DNNN trong lĩnh vực công nghiệp.

Kết luận

Tóm lại, đề án đã làm rõ được nhiều vấn đề quan trọng xung quanh vấn đề “vai trò chủ đạo của KTNN trong nền KTTT định hướng XHCN”. Việc phát triển vai trò chủ đạo của KTNN là tất yếu. Nó xuất phát từ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, từ yêu cầu của thời kỳ quá độ cũng như nền kinh tế thị trường. Nhiều vấn dề như thực trạng của KTNN và những giải pháp dưới nhiều góc nhìn khác nhau, những kinh nghiệm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới đã đề cập chi tiết trong đề án. Những vấn đề về mặt lý luận như việc phi quốc hữu hoá có phải là tư hữu không? Cổ phần hoá có phải là tư nhân hoá không ? … được trả lời khá cụ thể.Vì khả năng cũng như thời gian có hạn bài viết xin dừng ở đây. Và thực tiễn là luôn biến đổi nhiều vấn đề còn cần kiểm chứng và rút kinh nghiệm. Hy vọng trong thời gian tới, tác giả sẽ có dịp đi sâu, làm cặn kẽ hơn nhiều khía cạnh của đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam- Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. V. I. Lê-nin “ Kinh tế chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản”. Lê-nin toàn tập tập 39_ Nhà xuất bản Sự thật Moscow. 3. V. I. Lê-nin “ Bàn về thuế lương thực”. Lê-nin toàn tập tập 43_

Nhà xuất bản Sự thật Moscow.

4. Nguyễn Phú Trọng “ Một số vấn đề về con đường đi lên CNXH ở nước ta”. Tạp chí Cộng sản số 15 tháng 8/2000.

5. Trịnh Đức Hồng “ Đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Tạp chí Cộng sản số 18 tháng 9/2000.

6. Nguyễn Thị Doan “Nâng cao năng lực cạng tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam”. Tạp chí Cộng sản số 13 tháng 7/2001.

7. Nghị quyết hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX “Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của DNNN”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 8. Danh Sơn “Đổi mới công nghệ trong các DNNN ở Việt Nam –

thực trạng, vấn đề và giải pháp”.Nghiên cứu Kinh tế số 264- tháng 5/2000.

9. Hoàng Thị Bích Loan “ Nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNN ở Việt Nam”. Kinh tế CHÂU Á - TBD số4(29).

10. Cải cách DNNN: tình hình ở Việt Nam và kinh nghiệm một số nước trên thế giới (tài liệu tổng quan). Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Trung tâm tư liệu.

11. Đẩy mạnh cải cách DNNN ở Việt Nam và kinh nghiệm cải cách DNNN của một số nước trên thế giới.

12. Tìm hiểu một số khái niệm trong văn kiện Đại hội IX của Đảng. Vũ Hữu Ngoạn (chủ biên)- Ngô Tuấn Dụ- Phạm Hữu Tiến- Phạm Anh Tuấn. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

13. Kinh tế Chính trị Mác – Lênin. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Nhà xuất bản giáo dục- 1998.

14. Chủ nghĩa xã hội khoa học. Đề cương bài giảng dùng trong các trường đại học và cao đẳng từ năm học 1992-1992. Nhà xuất bản giáo dục-2000.

Một phần của tài liệu Kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam (Trang 41 - 45)