Có thể nói, so với các chế độ báo cáo tài chính áp dụng trong các Doanh nghiệp trước đây, hình thức báo cáo tài chính hiện hành là một bước đột phá căn bản. Hình thức biểu mẫu báo cáo đã được xây dựng một cách khoa học. Tuy nhiên, hình thức báo cáo hiện hành vẫn còn một số thiếu sót nhất định. Và báo cáo kết quả kinh doanh cũng không phải là một ngoại lệ.
- Các chỉ tiêu phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh mặc dù có sự sắp xếp lại nhưng vẫn chưa thực sự hợp lý, còn quá phức tạp và không nhất quán với nội dung báo cáo. Về tổng thể, báo cáo kết quả kinh doanh được chia làm 3 phần:
Phần I " Lãi, lỗ " phản ánh các chỉ tiêu liên quan đến kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp bao gồm thu nhập thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập từ các hoạt động khác.
Phần II " Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước " phản ánh tình hình thực hiện đối với ngân sách Nhà nước về thuế, phí và các khoản khác.
Phần III " Thuế Giá trị gia tăng được hoàn lại, được giảm và thuế Giá trị gia tăng của hàng bán nội địa " phản ánh số thuế Giá trị gia tăng được khấu trừ định kỳ, trong kỳ và còn được khấu trừ cuối kỳ; phản ánh số thuế Giá trị gia tăng được hoàn lại đầu kỳ, trong kỳ, đã hoàn lại trong kỳ và được hoàn lại cuối kỳ, đã giảm trong kỳ và còn được giảm kỳ. Chưa tính đến sự phức tạp của các chỉ tiêu ở phần II và III này thì việc bố trí hai phần này trong báo cáo kết quả kinh doanh làm cho báo cáo này thêm cồng kềnh thiếu khoa học. Hơn nữa, việc bố trí như vậy không phù hợp với nội dung của báo cáo. Vì phần II và III này mang ý nghĩa giải trình về những nghĩa vụ mà Doanh nghiệp cần thực hiện đối với Nhà nước hơn là phản ánh kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Do đó, nên để hai phần này nằm trong phần " Thuyết minh Báo cáo tài chính". Như vậy hợp lý và
- Đi sâu vào cách thiết kế các chỉ tiêu trên.
Phần I: " Lãi, lỗ ": chúng ta thấy không hề khoa học. Chỉ tiêu mã số 01, Tổng doanh thu trong đó chi tiết Phần I được mở đầu bằng một loạt các chỉ tiêu theo " doanh thu hàng xuất khẩu " ( mã số 02 ) chỉ tiêu " các khoản giảm trừ " ( mã số 03 ) trong đó chi tiết theo " chiết khấu thương mại ", giảm giá hàng bán, " hàng bán bị trả lại ", " thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp ". Sau hàng loạt các chỉ tiêu đó, chúng ta mới tìm được chỉ tiêu được đánh số 01 " Doanh thu thuần ". Không hiểu vì lý do gì mà cùng là chỉ tiêu có vai trò tương đương nhau trên Báo cáo kết quả kinh doanh mà các chỉ tiêu " Tổng doanh thu " và " Các khoản giảm trừ " lại không đánh số thứ tự mà " Doanh thu thuần " lại được đánh số. Hơn nữa, đối với người đọc các thông tin trên báo cáo tài chính thì họ phải xem qua hàng loạt các chỉ tiêu phía trên mới tìm ra được chỉ tiêu đầu tiên " Doanh thu thuần ". Do đó, nên đánh số chỉ tiêu " Tổng doanh thu " là chỉ tiêu 1. Việc đánh số như vậy sẽ giúp những người đọc Báo cáo kết quả kinh doanh thuận lợi hơn và hợp lý hơn.
- Theo quyết định số 89/2002/QĐ-BTC áp dụng trong các doanh nghiệp thì trong Báo cáo kết quả kinh doanh chia làm 2 loại thu nhập: Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu từ hoạt động tài chính, thu nhập bất thường. Còn trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, hoạt động của Doanh nghiệp có 3 loại thu nhập.
Trong khi đó, theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS7, hoạt động kinh doanh là các hoạt động sản sinh lợi nhuận cơ bản của Doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính. Hoạt động đầu tư là việc mua và thanh lý các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các tương đương tiền. Hoạt động đầu tư là các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu trong vốn chủ sở hữu và là các khoản đi vay của Doanh nghiệp. Như vậy, cách phân
Hơn nữa, việc gộp cả thu nhập tài chính vào thu nhập từ sản xuất kinh doanh làm mất đi báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ thực tế của Doanh nghiệp. Nhiều trường hợp kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là lỗ nhưng do thu nhập tài chính lãi nên để bù đắp được số lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, chỉ nên chia các thu nhập thành 2 loại: Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập bất thường. Việc phân chia như vậy sẽ thống nhất với IAS hơn và bổ sung được thông tin trên báo cáo tài chính. Ngoài ra, việc phân chia như vậy sẽ giúp người đọc báo cáo tài chính đánh giá đúng đắn hơn kết quả kinh doanh của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
Không chỉ thế, các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay các trình độ quản lý rất khác nhau. Trong khi đó, hình thức báo cáo tài chính hiện hành lại quy định tất cả các loại hình doanh nghiệp phải lập và nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý với cùng một biểu mẫu, một chỉ tiêu như nhau. Điều đó có nghĩa là một Công ty Tư nhân, Công ty Trách nhiệm hữu hạn có quy mô vừa và nhỏ cũng phải lập Báo cáo tài chính giống như một Tổng Công ty 90, 91. Việc qui định chung một biểu mẫu đó đã dẫn tới một thực trạng là hàng loạt các Doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể lập và nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý đúng hạn. Không chỉ thế, để có thể lập báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý, nhiều Doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thuê các chuyên gia lập báo cáo tài chính. Vì thế, cần thiết phải quy định doanh nghiệp nào cần phải cung cấp cho cơ quan quản lý tất cả các thông tin trên báo cáo tài chính còn các doanh nghiệp nào chỉ cần cung cấp các thông tin tóm tắt. Như đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong báo cáo kết quả kinh doanh, chỉ cần phản ánh tông tin về lợi nhuận thuần mà không nhất thiết phải phản ánh cả các chỉ tiêu tổng doanh thu. Trong phần II không nhất thiết phải phản ánh số được khấu trừ cuối kỳ, số thuế còn được hoàn lại cuối kỳ. Như vậy sẽ thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc lập, nộp báo cáo tài chính đúng hạn và chính xác.
KẾT LUẬN
Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của toàn bộ quy trình kinh tế tài chính trong các Doanh nghiệp. Nó là thông tin tổng hợp theo các chỉ tiêu nhằm thoả mãn thông tin cần thiết cho các chủ thể trong và ngoài Doanh nghiệp, Nó cũng là công cụ quản lý hữu hiệu đối với các nhà quản trị. Báo cáo tài chính là nguồn thông tin chủ yếu để phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Doanh nghiệp trong các kỳ đã qua và từ đó người phân tích đưa ra những nhận định về tình hình tài chính của Doanh nghiệp trong tương lai. Đồng thời qua các báo cáo tài chính, chúng ta có thể đánh giá được trình độ của công tác kế toán ở nước ta hiện nay.
Mặc dù vậy, chúng ta vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính để đáp ứng nhu cầu của các Doanh nghiệp trước con đường hội nhập với nền kinh tế thế giới. Vì so với các nước phát triển, hệ thống báo cáo tài chính của ta dù được sửa đổi nhiều lần vẫn còn thiếu khoa học, quá cồng kềnh, phức tạp gây khó khăn cho những người làm công tác kế toán. Để có thể xây dựng một hệ thống báo cáo tài chính hoàn chỉnh cần có sự tham gia của những người nghiên cứu kế toán đồng thời cần sự đóng góp của những người trực tiếp làm công tác kế toán ở các Doanh nghiệp. Có như vậy, hệ thống báo cáo tài chính của nước ta mới thực hiện được hết vai trò của mình.