0
Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG TRÊN ĐÀN GÀ GIỐNG AI CẬP

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG TRÊN ĐÀN GÀ NUÔI TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP TIẾN ĐẠT VÀ SO SÁNH HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC (Trang 25 -27 )

5. Phương pháp thử thuốc phòng

4.1. TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG TRÊN ĐÀN GÀ GIỐNG AI CẬP

TỪ 1-56 NGÀY

Để hiểu được tình hình nhiễm cầu trùng trên đàn gà Ai Cập qua các lứa tuổi, bố trí thí nghiệm nuôi 30 con gà từ 1 – 56 ngày tuổi theo quy trình kỹ thuật của công ty không sử dụng thuốc phòng cầu trùng. Xét nghiệm phân định kỳ vào các thời điểm 7, 14, 21, 28, 35, 42, 49, 56 ngày tuổi.

Kết quả thể hiện qua bảng sau.

Bảng 3. Tình hình nhiễm cầu trùng trên đàn gà Ai Cập từ 1 – 56 ngày tuổi.

Tuổi gà (ngày)

Số mẫu kiểm tra

Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm 7 30 0 0 0 14 30 5 16,66 1+ 21 30 13 43,33 1+ - 2+ 28 30 23 76,66 2+ - 3+ 35 30 25 83,33 3+ - 4+ 42 30 26 86,66 3+ - 4+ 49 30 20 66,66 3+ - 2+ 56 30 10 33,33 2+ - 1+ Tổng 240 122 50,83

Kết quả ở bảng 3 cho thấy:

Tỷ lệ nhiễm cầu trùng trung bình ở các lứa tuổi của đàn gà Ai Cập là 50,83% cường độ nhiễm 1+ - 4+. Ở các lứa tuổi khác nhau gà có tỷ lệ nhiễm khác nhau, tỷ lệ tăng dần lên và cao nhất vào ngày thứ 35 và 42.

Gà có triệu trứng lâm sàng vào lúc 28 ngày tuổi. Trong đàn có một số con ủ rũ, lông xù, ăn ít, phân lỏng không thành khuôn đôi khi có lẫn máu. Như vậy chúng ta thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng tăng dần theo ngày tuổi và đạt đỉnh cao lúc 42 ngày tuổi (86,66%). Sau đó tỷ lệ nhiễm giảm xuống 33,33% ở 56 ngày tuổi.

Tỷ lệ nhiễm cầu trùng tăng theo lứa tuổi là do gà càng lớn tuổi nhu cầu ăn càng nhiều thức ăn và thải trừ phân càng nhiều đồng thời cũng bởi nền chuồng nhiều hơn. Phân gà, thức ăn, nước uống rơi vãi ra nền chuồng làm tăng độ ẩm chuồng nuôi đó là điều kiện thuận lợi tạo điều kiện cho noãn nang tồn tại và phát triển. Mặt khác ở các lứa tuổi khác nhau thì sức đề kháng của cơ thể với mầm bệnh cũng khác nhau, nên tỷ lệ nhiễm bệnh ở các lứa tuổi cũng khác nhau. Song không phải lúc nào tỷ lệ nhiễm bệnh cũng tỷ lệ thuận với tuổi gà, tỷ lệ nhiễm bệnh chỉ tăng lên tới một ngưỡng nào đó (cụ thể ở đây là 42 ngày tuổi) thì sẽ giảm xuống. Tỷ lệ nhiễm bệnh giảm xuống có 2 nguyên nhân chính:

1. Do tác động cơ giới hoá của việc dùng thuốc điều trị bệnh cầu trùng. Bởi lẽ trong quá trình điều tra khi phát hiện gà có biểu hiện triệu trứng lâm sàng đặc trưng của bệnh chúng tôi đã dùng thuốc điều trị nên tỷ lệ nhiễm đã giảm xuống còn 33,33% ở 56 ngày tuổi.

2. Sau khi đã mắc bệnh lần đầu gà có khả năng miễn dịch đối với bệnh. Bởi vì, theo nguyên tắc khi 1 kháng nguyên vào trong cơ thể nó sẽ kích thích cơ thể sản sinh kháng thể chống lại kháng nguyên đó. Do vậy khi noãn nang cầu trùng vào trong cơ thể gà sẽ kích thích cơ thể gà sản sinh kháng thể chống lại noãn nang đó. Vì vậy noãn nang cầu trùng này sẽ bị cơ thể gà đào thải ra ngoài môi trường và nếu có tồn tại trong cơ thể gà thì nó chỉ tồn tại với số lượng ít không đủ khả năng gây nên bệnh.

Kết hợp hai nguyên nhân trên cho ta kết luận rằng: Ở giai đoạn gà con (1 – 49 ngày tuổi) gà nhiễm cầu trùng cao hơn giai đoạn gà dò (từ 56 ngày tuổi trở đi). Hay nói cách khác, giai đoạn gà dò tỷ lệ nhiễm cầu trùng sẽ thấp hơn giai đoạn gà con.

Nhìn nhận sự diễn biến của tỷ lệ nhiễm cầu trùng (tỷ lệ nhiễm tự nhiên) liên quan đến tuổi gà nói trên giúp ta có cách nhìn tốt hơn, đề ra cách giải quyết đúng đắn hơn về bệnh học, về điều trị cũng như cách phòng đối với bệnh cầu trùng gà.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG TRÊN ĐÀN GÀ NUÔI TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP TIẾN ĐẠT VÀ SO SÁNH HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC (Trang 25 -27 )

×