Từ kết quả nghiên cứu trên, để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho các hộ nông dân tại Nông Trường Cờ Đỏ - Huyện Vĩnh Thạnh – TP Cần Thơ, tôi có một số khuyến nghị đối với các hộ nông dân, chính quyền địa phương và Nhà nước như sau:
2.1. Đối với nông hộ
- Là một đơn vị kinh tế tự chủ do đó phải có kế hoạch làm ăn rõ ràng. Tích cực tham gia tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc từ các chuyên gia kỹ thuật cũng như kinh nghiệm từ nhiều hộ sản xuất giỏi, để có đầu tư đúng đắn và mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, cần phải hoạt động thêm nhiều ngành nghề dịch vụ khác để giải quyết lúc nông nhàn và tăng thêm thu nhập cho mình.
- Luôn học hỏi nâng cao kiến thức và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật cho đồng ruộng. Ngoài ra cần tăng cường đoàn kết giữa các hộ trong sản xuất nhằm khắc phục vấn đề thiếu lao động, làm giảm hiệu quả sản xuất.
- Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo sâu bệnh của địa phương để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
- Tham gia các buổi hội thảo, tập huấn nông nghiệp, nắm bắt được các thông tin cần thiết để tạo điều kiện liên kết, giúp đỡ nhau và tìm kiếm thông tin thị trường.
- Phải sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật từ gieo sạ đến thu hoạch, bảo quản, tồn trữ. Điều này sẽ giúp cho người nông dân nâng cao trình độ canh tác lúa, tạo ý thức trong việc sản xuất mang tính cộng đồng cao, liên kết lại với nhau để tổ chức sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.
2.2. Đối với địa phương
- Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của nhà nước ban hành, hướng dẫn chỉ đạo các cấp ngành thực hiện đồng bộ.
- Phải tăng cường công tác giới thiệu thêm nhiều giống mới có chất lượng và năng suất cao hơn cho nông dân sản xuất thử nghiệm.
- Theo dõi và thường xuyên dự báo tình hình sâu bệnh.
- Cung cấp và hướng dẫn nông dân sử dụng hợp lý và cân đối phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đạt hiệu quả cao để góp phần gia tăng sản lượng, đảm bảo chất lượng.
- Sữa chữa và xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương như điện, đường, cơ sở chế biến nông sản…tạo điều kiện thuận lợi để hàng hoá được lưu thông nhanh chóng, thuận tiện.
- Quan tâm đến tập huấn khuyến nông, đổi mới phương pháp đào tạo, tập huấn...Biểu dương nhân rộng mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao thông qua báo đài địa phương nhằm khuyến khích các hộ làm theo, thông tin giá cả kịp thời cho nông dân.
- Các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo đặc sản nên phối hợp chính quyền địa phương, cơ quan chức năng, các hợp tác xã tổ chức quy hoạch vùng sản xuất và ký kết mua sản phẩm của nông dân giá cả theo chất lượng sản phẩm, tránh tình trạng vì lợi nhuận mà pha trộn các loại lúa khác làm ảnh
hưởng chung cho thị trường gạo thơm đặc sản Việt Nam. Hậu quả người nông dân phải gánh chịu.
- Phải có tổ chức quản lý điều hành quy hoạch thành từng vùng sản xuất, tạo mối liên kết bền vững cùng có lợi giữa nông dân và doanh nghiệp, tạo vùng nguyên liệu lúa đặc sản chất lượng ổn định. Người nông dân sản xuất sản phẩm có giá thành thấp, chất lượng đều đều, giá trị hát lúa cao. Doanh nghiệp có chất lượng sản phẩm đồng nhất, ổn định, đạt tiêu chuẩn nên thuận lợi cho việc kinh doanh lúa gạo mang lợi nhuận nhiều hơn và tạo được uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước.
2.3. Đối với Nhà Nước, viện trường
- Đối với các viện trường và các nhà khoa học cần tăng cường nghiên cứu tạo giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt nhằm bán được giá cao, đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân.
- Nhà nước cần xây dựng chính sách phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn đảm bảo sản xuất phát triển, các chính sách về y tế, giáo dục, chăm lo sức khoẻ cộng đồng.
- Nhà nước cần quan tâm phát triển khoa học công nghệ để ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu, có ý nghĩa thực tiễn cao, cụ thể tìm ra được công thức bón phân hiệu quả nhất phù hợp với mỗi vùng, gắn liền với các công trình nghiên cứu khoa học với nông dân với mục tiêu phát triển nông nghiệp có hiệu quả, bền vững.