KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG đa DẠNG SINH học và ĐÁNH GIÁ SUY THOÁI đa DẠNG SINH học ở VIỆT NAM (Trang 29 - 31)

Kết luận

Đa dạng sinh học ở Việt Nam có ý nghĩa to lớn, các hệ sinh thái với nguồn tài nguyên sinh vật phong phú đã mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người và đóng góp to lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; duy trì nguồn gene tạo giống vật nuôi, cây trồng; cung cấp vật liệu cho xây dựng và các nguồn dược liệu, thực phẩm…. Ngoài ra, các hệ sinh thái còn

30

đóng vai trò quan trọng trong điều tiết khí hậu và bảo vệ môi trường

Suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam đang ngày càng có chiều hướng tăng, nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Nếu chúng ta không hành động khẩn cấp và mạnh tay thì thế hệ mai sau sẽ khó có thể thừa hưởng được những đa dạng sinh học mà thiên nhiên ban tặng;

Đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài người và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất.

Bảo tồn - phát triển bền vững đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường là một nghĩa vụ, đồng thời cũng là quyền lợi của mọi người sống trên lãnh thổ Việt Nam giàu đẹp của chúng ta.

Kiến nghị

1.Cộng đồng và chính quyền địa phương cần nhận thức đầy đủ về vai trò và giá trị của công tác quản lý bảo tồn ĐDSH. Các hoạt động khai thác gỗ, săn bắt động vật, khai thác lâm sản ngoài gỗ vẫn xẩy ra và là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây suy thoái tài nguyên ĐDSH.

2. Nâng cao số lượng, chuyên môn và kinh nghiệm nguồn lực trong công tác quản lý bảo tồn ĐDSH còn hạn chế, nơi đòi hỏi sự lồng ghép các kiến thức về kỹ thuật quản lý và bảo tồn với các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội của cộng đồng dân cư sống trong vùng.

3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng bền vững ĐDSH bao gồm: Giải pháp chiến lược tập trung vào xây dựng mô hình “đồng quản lý” trong công tác bảo tồn ĐDSH; Giải pháp về phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống cho người dân trong và xung quanh khu vực bảo tồn; Giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ người dân và xây dựng các văn bản về chia sẻ lợi ích có được từ quản lý bảo tồn ĐDSH; Giải pháp về tổ chức - kỹ thuật như quy hoạch vùng lõi, vùng đệm, tăng cường các hoạt động nghiên cứu, giám sát ĐDSH.

4. Đối với các cơ quan tổ chức có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ rừng cần nâng cao nghiệp vụ, nghiêm minh xử lý các hành vi khai thác sử dụng trái phép động, thực vật quý đặc biệt là các loại nằm trong sách đỏ.

5.Bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia cũng như hạn chế các tác động của sự thay đổi khí hậu.

6.Cần có chính sách cụ thể làm cơ sở cho công tác bảo tồn và thu hút nhiều thành phần xã hội cùng tham gia công tác bảo tồn đa dạng sinh học

7.Cần tăng cường sự liên kết, hổ trợ giúp đỡ giữa các chính phủ,các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, cộng đồng v.v. nhằm làm cho quá trình phát triển không ảnh hưởng tới các hoạt động bảo tồn và hoạt động bảo tồn sẽ hổ trợ ngày càng tốt hơn cho quá trình phát triển

31

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bài giảng môn sinh thái ứng dụng – PGS.TS Trần Văn Thụy [2]. Bài giảng môn sinh thái ứng dụng – PGS.TS Nguyễn Thị Loan [3]. Báo cáo ĐDSH quốc gia 2004

[4]. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia - Bộ Tài nguyên & Môi trường năm 2005 [5]. Báo cáo Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG đa DẠNG SINH học và ĐÁNH GIÁ SUY THOÁI đa DẠNG SINH học ở VIỆT NAM (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)