Đặc điểm phân bố của giun đất theo sinh cảnh

Một phần của tài liệu thành phần loài và đặc điểm phân bố của giun đất ở khu vực xã liên hòa, lạc thủy, hòa bình (Trang 42 - 49)

2.2.1. Sinh cảnh núi đá vôi

Xét bậc giống: nhóm sinh cảnh này đã gặp 6 giống (chiếm 85,71% tổng số giống đã gặp ở KVNC), trong đó giống Pheretima chiếm ưu thế với 15 loài (chiếm 53,57% trong tổng số loài tại KVNC), còn lại các giống Dichogaster,

Drawida, Perionyx, NematogeniaPontoscolex chỉ gặp 1 loài (3,47%).

Xét bậc loài: đã gặp 20 loài giun đất phân bố ở sinh cảnh này chiếm

71,43% trong tổng số loài đã gặp ở KVNC. Những loài phổ ở sinh cảnh này: Ph.

acalifornica, Ph. aspergillum, Ph. assacceaae, Ph. morrisi, Dichogaster modigliani. Số lượng cá thể ở sinh cảnh núi đá vôi là 212 cá thể (chiếm 21,50% tổng số cá thể thu được trong các sinh cảnh). So với sinh cảnh khu dân cư và sinh cảnh đất gần nguồn nước thì sinh cảnh núi đá vôi có số lượng cá thể kém phong phú hơn. 53.57 3.57 3.57 3.57 3.57 3.57 0 10 20 30 40 50 60 % Giống

Biểu đồ 3. Phần trăm số loài giun đất trong các giống ở sinh cảnh núi đá vôi

2.2.2. Sinh cảnh đất trồng cây lâu năm

Xét bậc giống: đã gặp 3 giống (chiếm 42,85% tổng số giống đã gặp ở KVNC), trong đó Pheretima chiếm ưu thế với 12 loài (42,85% tổng số loài trong KVNC), hai giống DichogasterPontoscolex gặp 1 loài (3,57%).

Xét bậc loài: đã gặp 14 loài giun đất phân bố ở sinh cảnh này chiếm 50% tổng số loài thu được ở KVNC. Những loài phân bố phổ biến ở sinh cảnh đất trồng cây lâu năm: Ph. californica, Ph. exillis, Ph. morrisi, Ph. robusta, Dichogaster modigliani. Số lượng cá thể ở sinh cảnh đất trồng cây lâu năm laf192 cá thể (chiếm 0,19% tổng cá thể thu được ở các sinh cảnh). Số lượng cá thể ở sinh cảnh đất trồng cây lâu năm kém phong phú hơn sinh cảnh núi đá vôi, sinh cảnh đất gần nguồn nước và sinh cảnh khu dân cư.

Biểu đồ 4. Phần trăm số loài giun đất trong các giống ở sinh cảnh đất trồng cây lâu năm

2.2.3. Sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày

Xét bậc giống: đã gặp 2 giống (chiếm 28,57% tổng số giống đã gặp ở

KVNC), giống Pheretima vẫn là loài chiếm ưu thế với 7 loài (chiếm 25% tổng

số loài đã gặp ở KVNC), giống Dichogaster có1 loài (3,57%).

Xét bậc loài: đã gặp 8 loài giun đất ở sinh cảnh này chiếm 0,29% tổng số loài thu được ở KVNC. Những loài phân bố phổ biến ở sinh cảnh đất trồng cây

ngắn ngày như: Ph. aspergillum, Ph. morrisi, Ph. sucata, Dichogaster modigliani. Số lượng cá thể thu được ở sinh cảnh này là 73 các thể chiếm 0,07% tổng số cá thể thu được ở KVNC. Số lượng cá thể ở sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày kém đa dạng nhất trong năm sinh cảnh ở KVNC.

25 3.57 0 5 10 15 20 25 30 Phe retim a Dichoga ster

Biểu đồ 5. Phần trăm số loài giun đất trong các giống ở sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày

2.2.4. Sinh cảnh đất gần nguồn nước

Xét bậc giống: đã gặp 3 giống (chiếm 42,85% tổng số giống thu được ở KVNC), giống Pheretima chiếm ưu thế với 10 loài (35,71% tổng số loài đã gặp ở KVNC), các giống DichogasterOcnerodrilus gặp 1 loài (3,57%).

Xét bậc loài: đã gặp 12 loài giun đất ở sinh cảnh này chiếm 42,85% tổng số loài đã gặp ở KVNC. Những loài phân bố phổ biến sinh cảnh gần nguồn nước như: Ph. acalifornica, Ph. morrisi, Dichogaster modigliani, Ocnerodrilus occidentalis. Tổng số cá thể thu được ở sinh cảnh này là 257 cá thể chiếm 26,07 tổng số cá thể thu được ở KVNC. So với các sinh cảnh trong KVNC thì sinh cảnh này có mật độ giun cao nhất.

Giống

35.71 3.57 3.57 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Phere tima Dichga ster Ocn erodrilu s

Biểu đồ 6. Phần trăm số loài giun đất trong các giống ở sinh cảnh gần nguồn nước

2.2.5. Sinh cảnh khu dân cư

Xét bậc giống: đã gặp 5 giống (chiếm 71,43% tổng số giống đã gặp ở KVNC), trong đó giống Pheretima chiếm ưu thế với chiếm 14 loài (50%), các loài Dichogaster, Pontoscolex, Nematogenia Ocnerodrilus chỉ có 1 loài (3,57%).

Xét bậc loài: đã gặp 18 loài giun đất phân bố ở nhóm sinh cảnh khu dân cư chiếm 64,28% tổng số loài đã gặp ở KVNC. Những loài phân bố phổ biến ở sinh

khu dân cư như: Ph. aspergillum, Ph. morrisi, Dichogaster modigliani,

Ocnerodrilus occidentalis. Tổng số cá thể thu được ở sinh cảnh này là 252 cá thể chiếm 25,56% tổng số cá thể thu được ở KVNC. Mật độ giun đất ở sinh cảnh này phong phú hơn sinh cảnh núi đá vôi, đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây ngắn ngày nhưng thấp hơn sinh cảnh đất gần ngồn nước.

%

Biểu đồ 7. Phần trăm số loài giun đất trong các giống ở sinh cảnh khu dân cư

Nhận xét chung: sự phân bố của các loài giun đất ở các sinh cảnh khác nhau là khác nhau, cụ thể như sau:

Bảng 4. Đặc điểm phân bố của giun đất theo sinh cảnh

STT Các loại sinh cảnh Số loài % Số loài % Số cá thể

1 Núi đá vôi 20 71,42 21,5

2 Đất trồng cây lâu năm 14 50 19,47

3 Đất trồng cây ngắn ngày 8 28,57 7,40

4 Gần nguồn nước 12 42,85 26,07

5 Khu dân cư 18 64,28 25,56

50 3.57 3.57 3.57 3.57 0 10 20 30 40 50 60 P her etim a Dicho g ast er P ont osco lex Nem atog enia Ocn erod rilus % Giống

Đặc điểm phân bố của giun đất được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 8. Sự phân bố của giun đất theo các sinh cảnh ở KVNC Từ kết bảng 4 và biểu đồ 8 ta có thể nêu một vài nhận xét sau:

Xét ở bậc giống: ở sinh cảnh núi đá vôi đa dạng nhất với 6 giống (85,71% tổng số giống đã gặp ở KVNC), tiếp đến là sinh cảnh khu dân cư 5 giống (71,42), sinh cảnh đất gần nguồn nước và đất trồng cây lâu năm 3 giống (42,85%), kém đa dạng nhất là sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày chỉ có 2 giống (28,57%).

Xét ở bậc loài và phân loài: nhóm sinh cảnh núi đá vôi có độ đa dạng nhất 20 loài và phần loài (chiếm 71,42% trong tổng số loài đã gặp ở KVNC), tiếp đến thuộc về nhóm sinh cảnh gần khu dân cư 18 loài và phần loài (64,28%); đất trồng cây lâu năm 14 loài và phần loài (50%); sinh cảnh gần nguồn nước 12 loài và phần loài (42,85%) và thấp nhất là sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày 8 loài và phần loài (28,57%).

Xét về phần trăm số cá thể thì sinh cảnh gần nguồn nước có số lượng cá thể phong phú nhất với 257 cá thể (chiếm 26,07% tổng số cá thể thu được ở KVNC), thấp nhất là sinh đất trồng cây ngắn ngày có chỉ có 73 cá thể (7,4%). Điều này có thể giải thích: giun đất là loài ưa ẩm nên ở sinh cảnh gần nguồn nước có độ ẩm rất thích hợp, còn sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày có sự tác động thường xuyên của con người làm cho môi trường sống của giun bị xáo trộn cùng với việc con người sử

dụng đất nhưng ít có sự cải tạo làm cho đất ngày càng cằn cỗi cũng là nguyên nhân làm cho mật độ giun đất ở đây thấp hơn so với các sinh cảnh khác.

Mật độ giun đất cao nhất thuộc nhóm sinh cảnh đất gần nguồn nước và sinh cảnh khu dân cư nhưng độ da dạng về thành phần loài lại thấp hơn sinh cảnh núi đá vôi. Điều này chứng tỏ ở sinh cảnh nhân tác tuy phong phú về số lượng cá thể nhưng về thành phần giống lại kém đa dạng hơn sinh cảnh tự nhiên.

Về phạm vi phân bố theo sinh cảnh: mỗi nhóm sinh cảnh đều có những loài giun đất đặc trưng phân bố. Thái Trần Bái (1983) đã nhận xét: phân bố và thành phần loài của giun đất trong các sinh cảnh tuỳ thuộc vào mức độ khai thác của vùng đất ấy, do thảm thực vật bị biến đổi, ảnh hưởng của chế độ nước, nhiệt độ…[8, 9, 10].

Qua bảng 1 ta thấy có 10 loài giun đất phân bố ở một sinh cảnh, có 5 loài phân bố ở hai, 5 loài phâ bố ở ba sinh cảnh, 2 loài phân bố ở bốn sinh cảnh và 6 loài phân bố ở năm sinh cảnh. Từ đó có thể nhận xét: phần lớn các loài giun đất đã gặp phân bố trong hai dạng sinh cảnh trở lên. Đây là những loài có thích nghi sinh thái tương đối rộng, thích nghi với nhiều loại đất, nhiều loại điều kiện về độ ẩm, dinh dưỡng khác nhau.

Các loài giun đất phân bố rộng trong hầu hết các nhóm sinh cảnh gồm: Ph.

aspergillum, Ph. californica, Ph. morrisi, Dichogaste midigliani.

Do các dạng sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu có đặc điểm khác nhau và khả năng thích nghi sinh thái của các loài giun đất cũng khác nhau, đã dẫn tới sự phân bố về thành phần loài, về số lượng cá thể giun đất cũng khác nhau ở các dạng sinh cảnh đó.

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận

1.Đề tài đã xác định ở khu vực xã Liên Hòa có 28 loài và phân loài giun

đất, thuộc 7 giống, 5 họ. Giống Pheretima (Megascolecidae) có số lượng loài cao nhất với 22 loài, chiếm 78,58% trong tổng số loài đã gặp ở KVNC; còn các loài thuộc giống Pontoscolex, Perionyx, Nematogenia, Dichogaster, Drawida, Ocnerodrilus chỉ gặp 1 loài (3,57%).

2.Đề tài đã tiến hành mô tả đặc điểm chẩn loại, đặc điểm mô tả (đối với các loài sp), vùng phân bố, số lượng cá thể và nhận xét cho 28 loài giun đất đã gặp ở xã Liên Hòa.

3.Đề tài đã tiến hành so sánh kết quả với một số khu vực lân cận, kết quả cho thấy khu vực nghiên cứu có thành phần loài so với khu vực Tp. Sơn La cao nhất, còn thấp nhất với khu vực Mộc Châu.

4. Số loài giun đất phân bố ở sinh cảnh núi đá vôi phong phú nhất với 20 loài (chiếm 71,43% trong tổng số loài đã gặp tại khu vực nghiên cứu); tiếp đến là sinh cảnh khu dân cư 18 loài (64,29%); sự phân bố của giun đất giảm dần ở sinh cảnh gần đất trồng cây lâu năm 14 loài (50%), sinh cảnh đất gần nguồn nước 12 loài (42,86%) và đất trồng cây ngắn ngày 8 loài (28,57%).

Một phần của tài liệu thành phần loài và đặc điểm phân bố của giun đất ở khu vực xã liên hòa, lạc thủy, hòa bình (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)