Học, Có chế tạo súng thân cơ, đóng chiến thuền Với nhiền tên tuổi như Hồ Nguên Trùng, Trần Nguên Đán, Tuệ Tĩnh,

Một phần của tài liệu Tài liệu cơ sở văn hoá VN (Trang 54 - 82)

3. Nhà Nguyễn:

Tư tưởng: Chấn hưng Nho giáo, hạn chế Phật giáo, cấm đoán Thiên Chúa

giáo. Lệ thuộc vào triều Mãn Thanh đổi tên nước thành Đại Nam.

Vua Gia Long rất đề cao Nho học, cho lập Văn Miếu ở các doanh, các trấn thờ đức Khổng Tử và lập Quốc Tử Giám năm 1803 ở Kinh thành Huế để dạy cho

các quan và các sĩ tử, mở khoa thi Hương lấy những người có học, có hạnh ra làm quan. Cũng trong năm này, Gia Long cũng cho ban hành hai đạo dụ về việc mở các trường ở các tỉnh, ấn định nhân viên giáo giới và chương trình học chế đồng thời tái lập lại các khoa thi ở các trấn. Ở mỗi trấn có một quan Đốc Học, một phó Đốc Học hay Trợ Giáo. Cứ tháng 10 hàng năm triều đình mở một kỳ thi.[77] Theo thông lệ cứ ba năm triều đình mở khoa thi Hương ở các địa phương. Những người trúng cao ở khoa thi Hương gọi là cử nhân, trúng thấp gọi là tú tài. Năm sau ở Kinh đô mở khoa thi Hội tại bộ Lễ, những cử nhân năm trước khi ứng thí, nếu trúng cách thì được tiếp tục thi Đình ở trong điện nhà vua để lấy các bậc Tiến sĩ.

Trong dân chúng, việc học tập có tính chất tự do hơn. Bất kỳ người nào có học lực kha khá cũng có thể mở trường tư thục để dạy học. Mỗi làng có vài ba trường tư thục, hoặc ở nhà thầy, hoặc ở nhà người hào phú nuôi thầy cho con học và cho con các nhà lân cận đến học. Theo ông Trần Trọng Kim thì người Việt Nam vốn chuộng sự học, cho nên người đi học cũng nhiều.[78] Dù vậy, việc học tập càng lúc càng thoái hóa. Nhiều người học chỉ để ra làm quan

Văn hóa nghệ thuật: Văn học dân gian phát triển. Nhiều tập thơ Nôm dài có nội dung sâu sắc của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du,... Văn thơ quan tâm số phận người phụ nữ và giá trị con người

Sử học

Phu Văn Lâu, nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức

Ngay từ cuối thế kỷ XVIII, Sử học là một trong những ngành khoa học rất phát triển. Sang đầu thế kỷ XIX, dưới thời nhà Nguyễn, ngành này lại càng phát triển hơn, có thể nói đó là ngành phát triển nhất thời vương triều Nguyễn. Đặc biệt khi cơ quan phụ trách sử học là Quốc sử quán ra đời năm 1820 dưới thời vua Minh Mạng với nhiệm vụ thu thập các bộ sử xưa, in lại Quốc sử thời Lê và biên soạn các bộ sử mới. Quốc sử quán phải nói là được tổ chức kỷ cương, hoạt động một cách đầy hiệu quả. Vương triều Nguyễn cũng cho lập các kho tàng lưu trữ các sáng tác từ cổ chí kim.

Sử học nhà Nguyễn có các thành tựu sau:

• Tìm kiếm, lưu trữ và cho in lại các tác phẩm sử học của các triều đại trước[86].

• Biên soạn nhiều bộ sử rất lớn và các công trình sử học có giá trị lớn như: Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Đại Nam liệt truyện, Đại

Nam Thực lục - Tiền biên và chính biên[86], Khâm định tiễu bình lưỡng kỳ phỉ

khẩu phương lược, Bản triều bạn nghịch liệt truyện... Các nhà sử học cũng cho

ra đời nhiều công trình của cá nhân như Lịch triều tạp kỷ của Ngô Cao Lãng, Sử học bị khảo củaĐặng Xuân Bản, Quốc sử dĩ biên của Phan Thúc Trực,... và nhất là Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú[87]. Trong đó, Đại Nam thực lục chính biên có tới 587 quyển.

• Các công trình địa phương chí, và gia phả các dòng họ cũng xuất hiện rất nhiều.

• Việc biên soạn các bộ địa phương chí gần như thành phong trào: từ các tỉnh lớn cho đến tận các huyện xã cũng có chí. Trong đó có rất nhiều bộ chí được biên soạn khá công phu với nhiều chi tiết quý mà các bộ sử lớn

không có. Tiêu biểu cho địa phương chí là Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch

• Thể loại Gia Phả thì có Mạc Thị Gia phả của Vũ Thế Dinh[86].

• Ngoài ra còn có các tác phẩm soạn theo kiểu quy cách nhiều vấn đề khác nhau của lịch sử, nổi bật của thể loại này là bô Lịch triều Hiến chương loại chí của ông Phan Huy Chú[88].

Năm 1942, Giám đốc Nhà lưu trữ Đông Dương Paul Boudet cho biết rằng các tài liệu trước thế kỷ XIX (thời Nguyễn) chỉ còn lưu lại được khoảng 20 bản. Từ triều vua Minh Mạng, công tác lưu trữ mới được quan tâm. Cũng năm 1942, số lượng địa bạ ở Tàng thư lâu giữ được có tới 12.000 quyển.[89]

Địa lý và Địa lý Lịch sử

Thời Nguyễn cũng là thời có nhiều tác phẩm địa lý học lớn như bộ Hoàng Việt Nhất thống dư địa chí do Thượng thư Lê Quang Định soạn theo lời của vua Gia Long. Sau đó cơ quan Quốc sử quán triều Nguyễn cũng soạn tiếp nhiều công trình khác khác gồm Đại Nam nhất thống toàn đồ, Đại Nam nhất thống chí. Ngoài ra, còn có nhiều tác phẩm có giá trị cao khác ngoài Quốc sử quán như Bắc Thành địa

dư chí và Hoàng Việt dư điạ chí của Phan Huy Chú; Phương Đình dư địa chí của Nguyễn Văn Siêu[88]; Đại Việt cổ kim duyên cách địa chí khảo và Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức; Nam Hà tiệp lục của Quốc sử quán,...

[87] Ngoài ra thời Minh Mạng cũng xuất hiện rất nhiều bản đồ về các địa phương của nước Đại Nam thời kỳ đó.

Nhìn chung, theo nhận xét của Dương Quảng Hàm thì tuy có nhiều giá trị nhưng do vẫn còn thiếu một phương pháp nghiên cứu khoa học tốt nên các tác phẩm về sử

học và địa lý thời kỳ này vẫn có nhiều khuyết điểm[90]. Dù vậy, các triều đại trước cũng không khá hơn nhà Nguyễn trong việc này.

Nghệ thuật kiến trúc nổi trội là kinh thành HuếNghệ thuật mới phát triển là tranh Đông Hồ, Khoa học kỹ thuật: ảnh hưởng của khoa học phương Tây ít nhiều.

Kỹ thuật công nghệ

Từ các cuộc nội chiến ở Đại Việt trước, kỹ thuật công nghệ của phương Tây đã được các vua chúa đem vào Việt Nam rất nhiều đặc biệt trong lĩnh vực quân sự. Thời nhà Nguyễn vẫn kế thừa những thứ đã du nhập ấy, nhiều công trình được xây dựng theo kiểu kiến trúc Vauban của phương Tây như thành Bát Quái, kinh thành Huế, thành Hà Nội...Thời Gia Long đã từng cho đóng một loại thuyền lớn bọc đồng để tuần tra biển[91].

Sang đến thời Minh Mạng, nhiều máy móc mang tính mới mẻ đã được chế tạo gồm: máy cưa chạy bằng sức trâu và sức nước, máy xẻ gỗ chạy bằng sức trâu[92]. Cụ thể là, năm 1834, Nguyễn Viết Tuý dưới sự đồng ý của vua Minh Mạng đã chế tạo ra chiếc máy nghiền thuốc súng bằng sức nước mang tên Thuỷ hoả kí tế. Sau đó những năm 1837-38, theo mẫu của phương Tây, thợ thủ công Nhà nước đã chế tạo được máy cưa văn gỗ, xẻ gỗ bằng sức nước, máy hút nước tưới ruộng,... và còn có cả xe cứu hoả. Đặc biệt là năm 1839, dựa theo các kiểu phương Tây, các đốc công Hoàng Văn Lịch, Vũ Huy Trịnh cùng các thợ của ông đã đóng thành công chiếc tàu máy hơi nước đầu tiên, được vua Minh Mạng hết sức khen ngợi. Năm sau, Minh Mạng lại chỉ đạo cho họ đóng một chiếc kiểu mới tân tiến hơn và sửa chữa một chiếc bị hỏng. Điểu đáng tiếc là sau đó mọi việc dường như bị đình lại.

[62] Thời Tự Đức, nhiều sách kỹ thuật phương Tây được dịch sang tiếng Hán như Bác Vật tân biên, Khai Môi yếu pháp, Hàng hải Kim châm[92]. Nhưng một điều

đáng tiếc là những tiến bộ này vẫn chưa kịp tác động vào quá trình phát triển của xã hội Việt Nam[92]. Đến giữa thế kỷ XIX, Việt Nam vẫn là một quốc gia với nền sản xuất nông nghiệp chậm tiến so với thế giới phương Tây.

Kiến trúc

Sơ đồ Thành Bát Quái Sài Gòn doTrương Vĩnh Ký vẽ, Nguyễn Đình Đầu lược dịch và chú giải

Nhà Nguyễn là triều đại có nhiều đóng góp trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là một kho tàng kiến trúc đồ sộ, mà tiêu biểu là quần thể kinh thành Huế và nhiều công trình quân sự khác

Kinh thành Huế nằm ở bờ Bắc sông Hương với tổng diện tích hơn 500 ha và 3 vòng thành bảo vệ. Kinh thành do vua Gia Long bắt đầu cho xây dựng năm 1805 và được Minh Mạng tiếp tục hoàn thành năm 1832 theo kiến trúc của phương Tây kết hợp kiến trúc thành quáchphương Đông. Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ. [93] Kiến trúc cung đình Huế đã tiếp thu và kế thừa kiến trúc truyền thống thời Lý, Trần, Lê đồng thời tiếp thu tinh hoa của Mỹ thuật Trung Hoanhưng đã được Việt Nam hóa. Huế cũng đã được hiện đại hóa bởi những công trình sư người Pháp phục vụ dưới thời vua Gia Long. Khi xây dựng hệ thống thành quách và cung điện, các nhà kiến trúc dưới sự chỉ đạo của nhà vua đã bố trí trục chính của công trình theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Yếu tố Ngũ hành quan trọng trong bố cục mặt bằng của kiến trúc cung thành tương ứng với ngũ phương.[94]

Thành Gia Định là một công trình là một cồn trình phòng thủ quân sự, được Nguyễn Phúc Ánh ra lệnh xây dựng tại làng Tân Khai, huyệnBình Dương, đất Gia Định, sau này là Sài Gòn, kể từ ngày 4 tháng 2 năm 1790 theo kiến trúc

hỗn hợp Đông-Tây, dựa trên một bản thiết kế của một người Pháp là Olivier de Puymanel (Việt danh là Ông Tín). Thành được xây có 8 cạnh nên gọi là "Bát Quái". Thành còn có tên khác là "Thành Quy". Thành có 8 cửa, phía nam là cửa Càn Nguyên và cửa Li Minh, phía bắc là cửa Khôn Hậu và cửa Khảm Hiền, phía đông là cửa Chấn Hanh và cửa Cấm Chí, phía tây là cửa Tốn Thuận và cửa Đoài Duyệt. Thời Minh Mạng đổi tên các cửa: phía nam là cửa Gia Định và cửa Phiên An, phía bắc là cửa Củng Thần và cửa Vọng Thuyết, phía đông là cửa Phục Viễn và cửa Hoài Lai, phía tây là cửa Tĩnh Biên và cửa Tuyên Hóa.[95] Ngày 18 tháng 3 năm 1859, quân Pháp đốt cháy kho tàng, phá hủy thành Sài Gòn và rút ra để tránh quân triều đình nhà Nguyễn tấn công đánh chiếm lại thành. Dấu tích duy nhất ngày nay còn lại là bức tranh vẽ ảnh thực dân Pháp tấn công thành và những tàn tích dọc đường Đinh Tiên Hoàng về phía gần xưởng Ba Son.[96]

4. Thời kỳ Pháp thuộc

Khởi đầu quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hoá phương Tây (Pháp). Đối tượng trực tiếp tiếp xúc là các tầng lớp sĩ phu. Còn ở các làng quê thì ảnh hưởng của sự giao lưu rất ít. Tầng lớp sĩ phu - những người nhạy cảm với văn hoá đương thời, đã phân hoá thành ba thái độ ứng xử khác nhau: + Chống lại sự giao tiếp, chống lại văn hoá phương Tây. + Chấp nhận sự giao tiếp, đầu hàng thực dân về mặt chính trị, cố học lấy chữ Pháp, văn hoá Pháp để ra làm quan cho chính quyền thuộc địa. + Chủ động tích cực giao lưu với văn hoá Pháp để tìm đường giải phóng dân tộc.

-Nho giáo tuy được phục hồi làm quốc giáo từ thời nhà Nguyễn nhưng nó đã đến hồi suy tàn, không còn đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa

trước ảnh hưởng của VH phương Tây. -Khởi đầu quá trình thâm nhập của VH phương Tây mà chủ yếu là Pháp và cũng là khởi đầu thời kì VHVN hội nhập vào nền VH nhân loại.

Thành tựu văn hóa chính

Nét nổi bật ở giai đoạn này là sự khởi đầu tiếp xúc với VH phương Tây đã

tạo nên những biến đổi:

-Văn hóa tinh thần:

+Về tư duy: lối tư duy phân tích của người phương Tây đã bổ sung nhuần nhuyễn cho lối tư duy tổng hợp truyền thống. +Ý thức về vai trò cá nhân được nâng cao dần bổ sung vào ý thức cộng đồng. +Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của báo chí, của văn học chữ quốc ngữ gắn với sự xuất hiện những thể loại văn học mới có nguồn gốc phương Tây (tiểu thuyết, thơ mới), những quan điểm nghệ thuật mới (chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán, phương pháp miêu tả và phân tích tâm lý...). Bối cảnh lịch sử, văn hoá thời này đã thúc đẩy sự phát triển của bộ phận văn học yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược. Đó là các nhà thơ - chí sĩ: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương... Về sau các nhà hoạt động chính trị như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cũng đã dùng ngòi bút của mình tố cáo chế độ thực dân, cổ vũ nhân dân đấu tranh cho độc lập, cho tiến bộ xã hội. Trước Cách mạng tháng Tám, bộ phận nhà văn thuộc chủ nghĩa hiện thực phê phán đã có những tác phẩm phê phán sắc sảo xã hội của chế độ thực dân như: Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Chí Phèo (Nam Cao), Số đỏ (Vũ Trọng Phụng)...

+Tiếng Pháp đưa vào dạy chính thức ở nhà trường thời Pháp thuộc. Hệ thống chữ quốc ngữ được được sử dụng phổ biến và khi cách mạng thành công trở

thành chữ viết chính thức của nước nhà.

cách mạng vô sản Mác - Lênin đã được tiếp thu sáng tạo vào Việt Nam qua những trí thức trẻ giàu lòng yêu nước như Nguyễn Ái Quốc.

-Văn hóa vật chất:

+Quá trình đô thị hóa bắt đầu và ngày càng tác động lớn đến đời sống xã hội, xuất hiện nhiều tầng lớp, giai cấp mới: tư sản, tiểu tư sàn, công nhân, thị dân… +Nhiều công trình kiến trúc mang dáng dấp văn hoá Pháp, tiêu biểu có Đại học quốc gia Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Nhà thờ Đức Bà tại

TPHCM, đường sắt, cầu Long Biên…

+Phát triển về khoa học, cơ sở hạ tầng xã hội: Khoa học xã hội - nhân văn nước ta vốn có một bề dày nhưng còn lẻ tẻ và chưa có hệ thống, nay tiếp thu những phương pháp mới mới trong nghiên cứu. Khoa học tự nhiên kĩ thuật hầu như hoàn toàn mới đã được tiếp thu nhanh. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật như đường quốc lộ, nhà máy điện, khai mỏ, nhà bưu điện,... bắt đầu xây dựng. Một số trường trung học, cao đẳng được thành lập như trường Viễn Đông Bác Cổ - Pháp lập tại Hà Nội.

Lĩnh vực văn hóa tổ chức xã hội:

+ Chia nước ta thành 3 xứ (Bắc, Trung, Nam) và nhiều tỉnh nhỏ để trị + Tỉnh trưởng là người Pháp có viên phó và các ty phụ giúp

Cơ cấu xã hội cơ sở: Duy trì tổ chức làng xã, sử dụng bộ máy phong kiến làm việc cho chính quyền thuộc địa

Lĩnh vực giáo dục:

+ Duy trì Nho giáo đến năm 1915

+ Mục đích để đào tạo đội ngũ phục vụ cho nhà nước bảo hộ

Hai đặc trưng cơ bản:

+ Tiếp xúc cưỡng bức và giao lưu văn hóa Việt Pháp + Giao thoa tự nhiên với thế giới

Sự thay đổi của văn hóa Việt: + Chữ quốc ngữ

+ Xuất hiện báo chí và nhà xuất bản nhằm tuyên truyền cho chính quyền thực dân như Gia Định, Công nghiệp, Đăng cổ tùng báo,... Ngoài ra cũng có một số tờ báo tiếng Pháp như L’annam; LeTraval

+ Văn học bẵng chữ quốc ngữ phát triển cả về nội dung và hình thức.

Thời kỳ hiện đại

Phát triển nghệ thuật chuyên nghiệp

Kế thừa và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống

Mở rộng giao lưu văn hóa

Câu 9: Những yếu tố thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam được bảo tồn và phát huy như thế

nào trong giai đoạn hiện nay.

** Trước hết, cùng nhìn lại về bản sắc. Cái máu thịt, cái cốt lõi trong con người,

Một phần của tài liệu Tài liệu cơ sở văn hoá VN (Trang 54 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w