Để đáp ứng yêu cầu thông tin tốc độ cao, người ta phải tăng số trạng thái pha và biên độ của sóng mang để có được số trạng thái pha nhiều và khoảng cách giữa các trạng thái pha lớn. Xét ví dụ sau:
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 x10-4 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 DC-PM
Mạch điều chế 16 QAM gồm có:
- Mạch biến đổi nối tiếp sang song song có nhiệm vụ chia luồng số đầu vào thành 4 luồng có tốc độ bằng nhau và bằng 1/4 luồng số vào.
- Mạch dao động VCO: là bộ dao động tạo sóng mang có tần số điều khiển bằng điện áp. - Mạch dịch pha 90o: biến đổi sóng mang A.cos (ωt + φ) thành sóng mang
A.sin (ωt + φ).
- Bộ biến đổi D/A có nhiệm vụ nhận hai luồng số có hai mức biên độ ở đầu vào để biến đổi thành một tín hiệu có 4 mức biên độ (tín hiệu tương tự) ở ngõ ra.
- M1, M2: các bộ nhân có nhiệm vụ nhân các sóng mang với tín hiệu sau các bộ biến đổi D/A.
- Bộ cộng có nhiệm vụ cộng các tín hiệu sau khi nhân ở M1 và M2 để tạo thành sóng mang 16 QAM.
Biểu đồ pha của sóng mang sau điều chế 16 QAM:
Nguyên lý hoạt động:
Số liệu cần điều chế được đưa đến mạch chuyển đổi nối tiếp sang song song, được chia thành 4 luồng D1, D2, D3, D4 có tốc độ bằng nhau và bằng 1/4 luồng số vào. Các luồng D1, D2 được đưa đến bộ biến đổi D/A 1 để chuyển thành tín hiệu tương tự 4 mức A1. Các luồng D3, D4 được đưa đến bộ biến đổi D/A 2 để chuyển thành tín hiệu tương tự 4 mức A2. Sau đó tín hiệu tương tự A1 được nhân với sóng mang A.cos(ωt + φ) do bộ dao động VCO tạo ra tại M1, ở đầu ra của M1 ta thu được tín hiệu:
S1 = A1.Acos . (ωt + φ). Tín hiệu tương tự A2 được nhân với sóng mang A.sin(ωt + φ) do bộ dao động VCO tạo ra và đã qua dịch pha 90o tại M2, ở đầu ra của M2 ta thu được tín
0000 0001 0010 0011 1100 1110 0100 1101 0101 0111 0101 1000 1010 1011 1001 1111 Y X
hiệu: S2 = A2×Asin(ωt + φ). Các tín hiệu S1 và S2 được cộng với nhau để tạo thành tín hiệu 16 QAM. Hình 3.23 mô tả dạng sóng của điều chế 16 QAM: