Tôi thiết nghĩ chúng ta cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoặc lồng ghép các hoạt động “tuyên truyền giáo dục phòng chống bạo lực học đường” vào hoạt động đa dạng phong phú hơn nữa phù hợp với điều kiện từng lứa tuổi học sinh. Có thể giao lưu giữa các trường trong khu vực, bằng nhiều hình thức như các chuyên đề, hội thi..., những sáng tác biểu diển văn nghệ có nội dung như trên thì hiệu quả sẽ càng cao hơn nữa. Người giáo viên của chúng ta cần phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc tham gia tổ chức các hoạt động tập thể nhằm làm công tác giáo dục tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường thực sự có tác dụng hiệu quả.
Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật cho học sinh THCS là việc làm cấp bách, thực tế và hoàn toàn có thể thực hiện được, nhằm ngay từ bước đầu hình thành cho các em có hiểu biết ban đầu về luật pháp, có ý thức chấp hành kỷ cương tình thương trách nhiệm, các em cần biết đúng sai để tránh, hơn thế nữa là có kĩ năng thực hiện hành vi ứng sử trong các tình huống khi tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài nhà trường. Tôi nghĩ rằng với các em học sinh THCS sẽ có những
một phần nhỏ bé tham gia vào công cuộc xây dựng được một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức có cách xử sự văn minh khi tham gia các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường góp phần xây dựng “ Trường học thân thiện học sinh tích cực”
Trên đây là một số nguyên nhân, giải pháp, trong công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống tình trạng “bạo lực học đường”. Quá trình thực hiện sáng kiến chuyên đề chắc hẳn không thể tránh được những sai sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến quý đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG
Dũng Tiến, ngày 25 tháng 11 năm 2013
Người viết
Nguyễn Minh Tuấn
Tài liệu tham khảo
1- Sách tuyên truyền về giáo dục đâọ đức cho học sinh phổ thông của Bộ giáo dục phát hành năm 2002
2- Sách tìm hiểu về pháp luật
3- Báo giáo dục thời đại các năm 2012-2013 4- Sách GK môn GDCD bậc THCS
5- Sách kỹ năng sống của Học viện hanh chính quốc gia xuất bản năm 2011- 2012.
Mục lục
Nội dung Trang
Phần mở đầu 1
Lý do chọn đề tài 2 Mục đích đối tượng … 3
Nội dung 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,21 Kết luận , bài học kinh nghiệm 22
Kiến nghị đề xuất 23 Tài liệu tham khảo 24