PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án xây dựng chung cư 129 – ban cơ yếu chính phủ (Trang 30 - 31)

Các phương pháp được áp dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường Dự án “Xây dựng chung cư 129 – Ban Cơ yếu Chính phủ”, bao gồm:

3.1. Phương pháp ĐTM

Phương pháp đánh giá nhanh ô nhiễm theo các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cục bảo vệ môi trường Mỹ (US-EPA) thiết lập: Sử dụng để ước tính nhanh

tải lượng, lưu lượng và đánh giá nồng độ của các chất gây ô nhiễm từ các hoạt động khác nhau của dự án, phục vụ cho việc đánh giá tác động môi trường, đồng thời sử dụng để đánh giá về hiệu quả của các biện pháp khống chế, giảm thiểu tác động môi trường theo các chỉ dẫn kỹ thuật của WHO đưa ra.

Phương pháp danh mục - kiểm tra: Đây là một trong các phương pháp cơ bản của

đánh giá tác động môi trường, bao quát được tất cả các vấn đề môi trường của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất.

Phương pháp so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường: Sử dụng để đánh giá mức độ tác động môi trường của dự án trên cơ sở so sánh với các mức giới hạn quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam ban hành áp dụng (so sánh với ngưỡng chịu tải về các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của môi trường).

Phương pháp ma trận: Xây dựng ma trận tương tác giữa hoạt động xây dựng, quá trình sử

dụng và các tác động tới các yếu tố môi trường để xem xét đồng thời nhiều tác động.

3.2. Phương pháp khác

Phương pháp thống kê, lập bảng số liệu: Sử dụng để thu thập, phân tích và xử lý một

cách hệ thống các nguồn số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội tại khu vực dự án và lân cận, cũng như các nguồn số liệu phục vụ cho đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp khống chế, giảm thiểu tác động môi trường của dự án.

Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Sử

dụng để thu mẫu, phân tích và đo đạc các thông số thực tế về hiện trạng chất lượng môi trường tự nhiên (đất, không khí, tiếng ồn, vi khí hậu, nước mặt, nước ngầm) tại khu vực dự án và lân cận phục vụ cho việc đánh giá tác động môi trường, xây dựng các chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án.

Phương pháp chuyên gia: Sử dụng để tham khảo các kinh nghiệm đánh giá tác

động môi trường của các dự án đầu tư tương tự nhằm sàng lọc, loại bỏ các phương án đánh giá tác động ít khả thi, cũng như đề xuất các biện pháp khống chế, giảm thiểu các tác động môi trường quan trọng của dự án một cách khả thi và hiệu quả.

Phương pháp tham khảo kết quả nghiên cứu trong nước: Sử dụng để đánh giá tác

động môi trường và đánh giá hiệu quả của các biện pháp khống chế, giảm thiểu các tác động chính hoặc các tác động có tính chất đặc thù riêng của dự án sao cho phù hợp với các điều kiện nghiên cứu đánh giá thực tế ở trong nước.

Phương pháp đánh giá nhanh: Độ tin cậy trung bình, dùng để tính tạm thời tải

lượng khi chưa có điều kiện để tính toán chi tiết.

Các tác động được phân chia theo nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải, nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải và dự báo những rủi ro và sự cố. Phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử dụng chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm phương pháp nhận dạng tác động + Nhóm phương pháp tiên đoán – đánh giá

Các phương pháp khác (điều tra, khảo sát, nghiên cứu, đo đạc và phân tích môi trường…).

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án xây dựng chung cư 129 – ban cơ yếu chính phủ (Trang 30 - 31)