III. PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG
2 Phương thức phát triển
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải tiếp cận theo hướng , một mặt phải đảm bảo tỷ lệ cơ cấu nguồn nhân lực, cân đối theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu của thị trường lao động, mặt khác đáp ứng về yêu cầu chất lượng .
Do điều kiện đầu tư cho đào tạo và phát triển còn rất hạn chế, nhưng lại phải đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội với tốc độ cao để đuổi kịp các nước trong khu vực, mặt khác phải đảm bảo tính công bằng xã hội cho mọi người, góp phần phát triển hài hoà thành thị và nông thôn. Vì vậy phải phát triển theo hai hướng mũi nhọn và đại trà:
-Mũi nhọn : đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề, kỹ thuật viên ( trong đó có một số trình độ đại học/ cao đẳng) đủ khả năng trí tuệ tiếp cận và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại . Theo hướng này bên cạnh việc mở thêm trường mới sẽ hình thành một bộ phận chất lượng cao của hệ thống, tuy số lượng không nhiều nhưng là tinh hoa để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước và đạt các chuẩn mực về khu vực và quốc tế , là khâu đột phá để thoát khỏi sự tụt hậu về trình độ nhân lực hiện nay. Dự kiến có các trường chất lượng cao ở các hành lang kinh tế trọng điểm nhằm đáp ứng nguồn nhân lực có kỹ thuật cao cho các khu công nghệ cao, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất ...và bước đầu tính đến khả năng xuất khẩu lao động .
-Đại trà : mở rộng các loại hình đào tạo nghề nghiệp ngắn hạn, từng bước phổ cập nghề cho tất cả mọi người lao động bằng cách sớm hình thành nền giáo dục kỹ thuật trong xã hội . Từng bước đưa giáo dục kỹ thuật tổng hợp , kỹ thuật ứng dụng vào các trường phổ thông, trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết . Theo hướng này hình thành các loại hình trung tâm đào tạo nghề nghiệp, mở rộng các loại hìng trường ngoài công lập nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế địa phương, công nghiệp hoá nông thôn , chuyển đổi cơ cấu lao động và giải quyết việc làm cho xã hội .
KếT LUậN
Hội nhập là một tất yếu khách quan. Một doanh nghiệp có thể vươn lên phát triển vững mạnh bằng thời cơ lớn mà hội nhập mang đến nhưng cũng còn chứa trong đó lại là những thách thức, rủi ro không nhỏ.
Thời cơ lớn nhất có thể nói đó chính là sự bùng nổ của khoa học công nghệ mà đỉnh cao là kinh tế tri thức (công nghệ thông tin, tự động hóa, công nghệ sinh học…). Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có thể chớp lấy thành quả công nghệ, nâng cao chất lượng, kỹ năng cũng như khả năng thay đổi trước môi trường.Nhưng môi trường kinh doanh với sự biến đổi không ngừng, tổng hợp các yếu tố kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hoá xã hội , chính trị luật pháp …thách thức với những khó khăn, phức tạp có khi không dự tính trước được cho hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Một doanh nghiệp với các nhà quản trị giỏi và đội ngũ nhân lực hùng hậu , năng động, sáng tạo sẽ tạo ra lực nội sinh mạnh mẽ, đề ra được những chiến lược nhân sự , kinh doanh linh hoạt, hiệu quả và nó có thể thay đổi phương cách kinh doanh, quản lý của doanh nghiệp lên tầm cao của thời đại.
Tổ chức nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng ở Việt Nam còn kém về mọi mặt, mang mặt bằng chung của một nước đang phát triển. Câu hỏi đặt ra có cách mạng nhận thức và năng lực đổi mới mỗi con người trong đội ngũ nhân lực được triệt để hay không, biến đội ngũ nhân lực thành
“nhân lực tri thức” sẵn sàng cho hội nhập buộc nhà quản tị và những ai quan tâm đến vấn đề này suy xét và trở lời bằng hành động .
Vấn đề Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không những là vấn đề cấp bách mà còn mang tính chất chiến lược lâu dài. Trong thời gian ngắn , đề tài đã tập trung làm rõ một số
vấn đề sau:
• Làm rõ hơn vai trò của yếu tố con người trong sự phát triển kinh tế- xã hội và sự cần thiết phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
• Đi sâu phân tích thực trạng nguồn nhân lực hiện nay từ các mặt trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, chỉ ra những bất cập hiện nay giữa nguồn nhân lực với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong những năm vừa qua.
• Trên cơ sở dự báo yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước về trước mắt, đề tài kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong thời gian từ nay đến năm 2020
Tuy nhiên đây là một vấn đề lớn, nội dung phong phú, có liên quan đến nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội đòi hỏi sự nỗ lực, tập trung của mỗi ngành, mỗi cấp, một số vấn đề mà đề tài nêu ra sẽ tiếp thu, bổ sung và hoàn thiện .
TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Giáo trình Quản trị nhân sự ( Nguyễn Hữu Thân) 1.Giáo trình Quản trị nhân sự ( Nguyễn Hữu Thân)
Nhà xuất bản Thống kê
2.Quản trị Nguồn nhân lực (Trần Kim Dung)
Nhà xuất bản Gaío Dục 2001
3.Báo cáo khoa học tổng kết đề tài ( PGS.TS Đặng Bá Lãm)
4.Lao động ,việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi
mới
( Nolwen Henaff –Jean Yves Martin)
Nhà xuất bản Thế giới 2001 –In tại Việt Nam
5. Đề tài nghiên cứu khoa học: “Nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu Công nghiệp hoá-hiện đại hóa đất nước”.
Tập thể giáo viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân / 1998
6. Giáo trình Quản trị nhân lực (PGT.TS Phan Đức Thành)
Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội 1998
7. Viện nghiên cứu giáo dục: “Những vấn đề chiến lược phát triển giáo
dục trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Bối cảnh, xu hướng và động lực phát triển”
8. Ngô Đình Giao: “ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa – hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân” – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 1994
9. Một số tạp chí Kinh tế phát triển, tạp chí Giáo dục, tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp…